Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải SGK Toán 6 chương 2, bài 6: Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên - Sách Cánh diều

Thứ hai - 23/08/2021 09:04
Giải bài tập SGK Toán 6 chương 2, bài 6: Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên - Sách Cánh diều, trang 84, 85, 86, 87
* Làm thế nào để tìm được thương trong phép chia hết một số nguyên cho một số nguyên?
Giải:
Để tìm được thương trong phép chia hết một số nguyên cho một số nguyên, ta thực hiện phép chia hai số nguyên và ta sẽ được học trong bài học ngày hôm nay.

Hoạt động 1 - Trang 84:
a) Tìm số thích hợp cho (?) : Do (– 3) . (– 4) = 12 nên 12 : (– 3) = (?)
Mẫu: Do 4 . (– 3) = – 12 nên (– 12) : 4 = – 3.
b) So sánh 12 : (– 3) và – (12 : 3).
Giải:
a) Do (– 3) . (– 4) = 12 nên 12 : (– 3) = – 4. 
Vậy số thích hợp cần điền vào (?) là – 4.

b) Theo câu a) ta có: 12 : (– 3) = – 4
Ta có: – (12 : 3) = – 4 
Vậy 12 : (– 3) = – (12 : 3).

Luyện tập 1 - Trang 84:
Tính:
a) 36 : (– 9);
b) (– 48) : 6.
Giải:
a) 36 : (– 9) = – (36 : 9) = – 4.
b) (– 48) : 6 = – (48 : 6) = – 8. 

Hoạt động 2 - Trang 85:
a) Tìm số thích hợp cho (?) : Do (– 5) . 4 = – 20 nên (– 20) : (– 5) = (?)
Mẫu: Do (– 4) . 3 = – 12 nên (– 12) : (– 4) = 3.

b) So sánh (– 20) : (– 5) và 20 : 5.
Giải:
a) Do (– 5) . 4 = – 20 nên (– 20) : (– 5) = 4
Vậy số thích hợp cần điền vào dấu (?) là 4. 

b) Theo câu a ta có: (– 20) : (– 5) = 4
Lại có: 20 : 5 = 4
Vậy (– 20) : (– 5) = 20 : 5. 

Luyện tập 2 - Trang 85:
Tính:
a) (– 12) : (– 6);
b) (– 64) : (– 8).
Giải:
a) (– 12) : (– 6) = 12 : 6 = 2. 
b) (– 64) : (– 8) = 64 : 8 = 8.

Hoạt động 3 - Trang 86:
a) Tìm số thích hợp ở (?) trong bảng sau:
n 1 2 3 4 6 9 12 18 36
(-36) : n -36 -18 ? ? ? ? ? ? ?

b) Số – 36 có thể chia hết cho các số nguyên nào?
Giải:
a) Ta có: (– 36) : 3 = – (36 : 3) = – 12
(– 36) : 4 = – (36 : 4) = – 9
(– 36) : 6 = – (36 : 6) = – 6
(– 36) : 9 = – (36 : 9) = – 4
(– 36) : 12 = – (36 : 12) = – 3
(– 36) : 18 = – (36 : 18) = – 2
(– 36) : 36 = – (36 : 36) = – 1
Khi đó, ta điền được các số vào bảng như sau: 
n 1 2 3 4 6 9 12 18 36
(-36) : n -36 -18 -12 -9 -6 -4 -3 -2 -1

b) Theo câu a ta thấy số – 36 có thể chia hết cho các số nguyên là 1; 2; 3; 4; 6; 9; 12; 18; 36; – 1; – 2; – 3; – 4; – 6; – 9; – 12; – 18; – 36. 

Luyện tập 3 - Trang 86:
Sử dụng các từ “chia hết cho”, "bội", “ước” thích hợp (?):
a) – 16 (?) – 2;
b) – 18 là (?) của – 6;
c) 3 là (?) của – 27.
Giải:
a) Vì – 16 = (– 2) . 8 
Nên số – 16 chia hết cho số – 2
Vậy từ thích hợp điền vào dấu (?) là "chia hết cho".

b) Vì – 18 = (– 6) . 3 
Nên – 18 là bội của – 6
Vậy từ thích hợp điền vào dấu (?) là "bội".

c) Vì – 27 = 3 . (– 9) 
Nên 3 là ước của – 27
Vậy từ thích hợp điền vào dấu (?) là "ước". 

Luyện tập 4 - Trang 86:
a) Viết tất cả các số nguyên là ước của: – 15; – 12.
b) Viết năm số nguyên là bội của: – 3; – 7. 
Giải:
a) Ta có: – 15 = (– 1) . 15 = 1 . (– 15)  = 3 . (– 5) = (– 3) . 5 
Do đó các ước của – 15 là: – 1; 1; – 3; 3; –5; 5; –15; 15.
Lại có: – 12 = (– 1) . 12 = 1 . (– 12) = 2 . (– 6) = (– 2) . 6 = 3 . (– 4) = (– 3) . 4
Do đó các ước của – 12 là: – 1; 1; – 2; 2; – 3; 3; – 4; 4; – 6; 6; – 12; 12.

b) Ta có: (– 3) . 1 = – 3; (– 3) . (– 1) = 3; (– 3) . 2 = – 6; (– 3) . (– 2) = 6; (– 3) . 3 = – 9
Do đó năm số nguyên là bội của – 3 là: – 3; 3; – 6; 6; – 9.
Ta có: (– 7) . 0 = 0; (– 7) . 1 = – 7; (– 7) . (– 1) = 7; (– 7) . 2 = – 14; (– 7) . (– 2) = 14
Do đó năm số nguyên là bội của – 7 là: 0; – 7; 7; – 14; 14.
 

* BÀI TẬP

Câu 1 - Trang 87: (Toán 6 tập 1 sách Cánh Diều)
Tính:
a) (- 45) : 5;
b) 56 : 7;
c) 75 : 25;
d) (- 207) : (- 9).
Giải:
a) (- 45) : 5 = - (45 : 5) = - 9
b) 56 : (- 7) = - (56 : 7) = - 8
c) 75 : 25 = 3
d) (- 207) : (- 9) = 207 : 9 = - 23

Câu 2 - Trang 87: (Toán 6 tập 1 sách Cánh Diều)
So sánh:
a) 36 : (- 6) và 0;
b) (- 15) : (- 3) và (- 63) : 7
Giải:
a) 36 : (- 6) < 0
b) (- 15) : (- 3) > (- 63) : 7

Câu 3 - Trang 87: (Toán 6 tập 1 sách Cánh Diều)
Tìm số nguyên x, biết:
a) (- 3) : x = 36;
b) (- 100) : (x + 5) = - 5.
Giải:
a) (- 3). x = 36
=> x = 36 : (- 3) = - (36 : 3) = - 12

b) (- 100) : (x + 5) = - 5
<=> - 100 = - 5 . (x + 5)
<=> - 100 = - 5 . x – 25
<=> - 100 + 25 = - 5 . x
<=> - 75 = - 5 . x
<=> x = 75 : 5
=> x = 15

Câu 4 - Trang 87: (Toán 6 tập 1 sách Cánh Diều)
Nhiệt độ lúc 8 giờ trong 5 ngày liên tiếp là -6 oC, - 5oC, - 4 oC, 2 oC, 3 oC. Tính nhiệt độ trung bình lúc 8 giờ sáng của 5 ngày đó.
Giải:
Nhiệt độ trung bình lúc 8 giờ sáng của 5 ngày là:
[(- 6) + (- 5) + (- 4) + 2 + 3] : 5 = - 2oC.

Câu 5 - Trang 87: (Toán 6 tập 1 sách Cánh Diều)
Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Giải thích.
a) – 36 chia hết cho – 9;
b) – 18 chia hết cho 5.
Giải:
a) Đúng. Vì (- 36) = (- 9) . 4
b) Sai. Vì 5 không là ước của 18.

Câu 6 - Trang 87: (Toán 6 tập 1 sách Cánh Diều)
Tìm số nguyên x, biết:
a) 4 chia hết cho x;
b) – 13 chia hết cho x + 2.
Giải:
a) Vì 4 chia hết cho x nên x là các ước của 4 
Mà các ước của 4 là: – 1; 1; – 2; 2; – 4; 4 
Vậy các số nguyên x thỏa mãn yêu cầu là: – 1; 1; – 2; 2; – 4; 4.

b) Vì – 13 chia hết cho x + 2 nên x + 2 là ước của – 13
Mà các ước của – 13 là: – 1; 1; 13; – 13
Nên ta có các trường hợp sau:
TH1: x + 2 = – 1  x = – 1 – 2 = – 3 (tm)
TH2: x + 2 = 1  x = 1 – 2 = – 1 (tm)
TH3: x + 2 = 13  x = 13 – 2 = 11 (tm)
TH4: x + 2 = – 13  x = – 13 – 2 = – 15 (tm)
Vậy các số nguyên x thỏa mãn yêu cầu bài toán là: – 3; – 1; 11; – 15.

Câu 7 - Trang 87: (Toán 6 tập 1 sách Cánh Diều)
Một con ốc sên leo len một cây cao 8 m. Trong mỗi ngày (24 giờ), 12 giờ đầu tiên ốc sên leo được 3m, rồi 12 giờ sau nó lại tụt xuống 2m. Quy ước quãng đường mà ốc sên leo lên 3 m là 3 m, quãng đường ốc sên tụt xuống 2 m là - 2m.
a) Viết phép tính biểu thị quãng đường mà ốc sên leo được sau 2 ngày.
b) Sau 5 ngày thì ốc sên leo được bao nhiêu m?
c) Sau bao nhiêu giờ thì ốc sên chạm đến ngọn cây? Biết rằng lúc 0 giờ ốc sên ở gốc cây và bắt đầu leo lại.
Giải:
a) Quãng đường mà ốc sên leo được trong một ngày (24 giờ) được biểu thị bằng phép tính là: 
3 + (– 2)       (m)
Quãng đường mà ốc sên leo được trong 2 ngày được biểu thị bằng phép tính là: 
[3 + (– 2)] . 2         (m)

b) Sau 5 ngày, ốc sên leo được số m là: 
[3 + (– 2)] . 5 = 5 (m) 

c) Vì cây cao 8 m nên số giờ để ốc sên leo được 8 m chính là số giờ ốc sên chạm đến ngọn cây. 
Trong mỗi ngày, 12 giờ đầu tiên ốc sên leo được 3m, rồi 12 giờ sau nó lại tụt xuống 2m.
Vậy sau 1 ngày (24 giờ) ốc sên sẽ leo được 1 m
Đến hết ngày thứ 7 (7 . 24 = 168 giờ) ốc sên leo được: 1 . 7 = 7 (m)
Sang ngày thứ 8, 12 giờ đầu ốc sên leo được 3 m, mà ốc sên chỉ cần leo thêm 1 m nữa là được 8 m (chạm tới ngọn cây). Thời gian để ốc sên leo được thêm 1 m nữa là: 12 : 3 = 4 (giờ)
Do đó trong 4 giờ đầu của ngày thứ 8, ốc sên leo được thêm 1 m nữa là được 8 m (chạm tới ngọn cây).
Nên tổng số giờ: 168 + 4 = 172 giờ.
Vậy sau 172 giờ leo cây thì ốc sên chạm đến ngọn cây. 

Câu 8 - Trang 87: (Toán 6 tập 1 sách Cánh Diều)
Dùng máy tính cầm tay để tính:
(- 252) : 21; 253 : (- 11); (- 645) : (- 15).
Giải: 
Sử dụng máy tính cầm tay, ta tính được:
(– 252) : 21 = – 12;
253 : (– 11) = – 23;
(– 645) : (– 15) = 43. 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây