I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS sẽ được trải nghiệm các hoạt động:
- Đọc và vận động theo nhịp bài thơ, thông qua đó củng cố kĩ năng xem đồng hồ và hiểu được ý nghĩa của thời gian. Trải nghiệm các động tác tạo hình đồng hồ chỉ giờ đúng.
- Thực hành lắp ghép, tạo hình phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của HS.
- Thực hành thiết kế, trang trí đồng hồ; gấp máy bay và trang trí máy bay; phi máy bay và đo khoảng cách bằng bước chân.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Một số mặt đồng hồ vẽ trên giấy to, hoặc trên máy chiếu, hoặc đồng hồ thật.
- Mỗi nhóm có đủ đĩa giấy, các số, kim đồng hồ, kéo, băng dính hai mặt, bút màu để làm đồng hồ bằng đĩa giấy.
- Các hình bằng giấy màu để ghép như bài 3.
- Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy (nửa tờ A4) để gấp máy bay, bút màu để trang trí máy bay.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động 1
a) Đọc bài thơ và vận động theo nhịp
HS thực hiện theo hướng dẫn GV:
- HS đọc bài thơ và vận động theo nhịp.
- HS nói cho bạn nghe qua bài thơ em biết thêm điều gì.
Chẳng hạn:
+ Bài thơ nhắc chúng mình nhớ kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút.
+ Bài thơ còn nhắc chúng mình: Thời gian trôi nhanh nên em phải chăm chỉ học.
GV khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngữ của các em. Nhấn mạnh: kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút và gợi cho HS về quý trọng thời gian. Nhắc HS về nhà đọc bài thơ cho người thân nghe.
b) Chơi trò chơi vận động theo kim đồng hồ
GV hướng dẫn HS chơi trò chơi tạo hình theo kim đồng hồ.
- GV làm mẫu (có thể gọi 1 HS lên bảng làm theo mẫu).
- GV và HS cùng làm: Chơi cả lớp: GV nêu hiệu lệnh (3 giờ). HS thực hiện.
- HS thực hiện trong nhóm.
Lưu ý: Sau khi chơi, GV có thể hỏi HS chơi có thích không? Có khó không? Khó thế nào?
B. Hoạt động 2. Thiết kế đồng hồ bằng đĩa giấy
GV hướng dẫn HS làm đồng hồ bằng đĩa giấy.
Mỗi nhóm làm đồng hồ của nhóm mình; trang trí đồng hồ bằng bút màu; trình bày sản phẩm.
- Khuyến khích HS sáng tạo trong các hoạt động:
+ Trang trí đồng hồ cho đẹp.
+ Trình bày, giới thiệu về sản phẩm đồng hồ của nhóm.
- Tổ chức các nhóm đi xung quanh lớp quan sát và bình chọn sản phẩm của nhóm bạn.
C. Hoạt động 3. Lắp ghép, tạo hình
Hoạt động theo nhóm
- HS ghép các hình như trong SGK hoặc ghép hình theo ý thích và giới thiệu về hình mới ghép.
- HS nói cho bạn nghe hình vừa ghép được là hình gì, hình đó được tạo bởi các hình nào.
D. Hoạt động 4. Trò chơi: “Phi máy bay”
a) Gấp máy bay
Hoạt động theo nhóm
- GV hướng dẫn HS gấp máy bay theo từng thao tác:
Lưu ý: GV có thể hướng dẫn gấp máy bay theo cách khác đơn giản hơn.
- Hướng dẫn HS dùng bút màu trang trí máy bay, đặt tên cho máy bay của mình (có thể viết tên của em hoặc tên khác).
b) Thi máy bay nào bay xa hơn
- GV hướng dẫn các nhóm HS phi máy bay ngoài sân trường (hướng dẫn 1 nhóm làm mẫu):
+ Kẻ một vạch xuất phát,
+ Từng bạn trong nhóm phi máy bay,
+ Một bạn đo bằng bước chân,
+ Một bạn ghi lại kết quả đo,
+ Chọn máy bay bay xa nhất trong nhóm,
+ So sánh với các nhóm khác,
+ Chọn ra máy bay bay xa nhất của lớp.
- GV đặt câu hỏi HS suy nghĩ xem tại sao máy bay của bạn lại bay xa hơn (Bạn gấp đầu nhọn hơn, bạn phi mạnh hơn, ...).
E. Củng cố, dặn dò
- HS nói cảm xúc sau giờ học.
- HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học.
- HS nói về hoạt động còn lúng túng, nếu làm lại sẽ làm gì.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
- Thông qua các hoạt động trải nghiệm: đọc thơ, vận động theo nhịp, tạo hình đồng hồ bằng động tác cơ thể, lắp ghép tạo hình mới bằng các hình đã học, đo đạc trong thực tế và giải quyết các vấn đề phát sinh, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
- Thông qua các hoạt động thuyết trình về các sản phẩm và ý tưởng của nhóm, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua hoạt động nhóm, HS có cơ hội phát triển NL hợp tác.
LƯU Ý
GV có thể chọn lựa một trong các hoạt động trên để triển khai cho phù hợp với đối tượng HS và quỹ thời gian của nhà trường. GV cũng có thể dựa vào các hoạt động đã gợi ý để thiết kế các hoạt động trải nghiệm phù hợp với đối tượng hơn. Tạo cơ hội cho HS trải nghiệm để phát triển NL, phẩm chất.