Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Bài giảng Toán 1, bài 14: Làm quen với phép cộng – Dấu cộng – Sách cánh diều

Chủ nhật - 27/09/2020 10:01
Hướng dẫn soạn giáo án mẫu bài giảng Toán 1, bài 14: Làm quen với phép cộng – Dấu cộng - Sách cánh diều.

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Làm quen với phép cộng qua các tình huống có thao tác gộp, nhận biết cách sử dụng các dấu (+, =).
- Nhận biết ý nghĩa của phép cộng (với nghĩa gộp) trong một số tình huống gắn với thực tiễn.
- Phát triển các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ số, các thẻ dấu (+, =), thanh gài phép tính.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng (với nghĩa gộp).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠYHỌC

A. Hoạt động khởi động

- HS hoạt động theo cặp (nhóm bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động:
+ Quan sát hai bức tranh trong SGK.
+ Nói với bạn về những điều quan sát được từ mỗi bức tranh, chẳng hạn: Có 3 quả bóng màu xanh; Có 2 quả bóng màu đỏ; Có tất cả 5 quả bóng được ném vào rổ.
- GV hướng dần HS xem tranh, giao nhiệm vụ và gợi ý để HS chia sẻ những gì các em quan sát được.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
- Tay phải cầm 3 que tính. Tay trái cầm 2 que tính. Gộp lại (cả hai tay) và đếm xem có tất cả bao nhiêu que tính.
- HS nói, chẳng hạn: “Tay phải có 3 que tính. Tay trái có 2 que tính. Có tất cả5 que tính”.
2. GV lưu ý hướng dẫn HS sử dụng mẫu câu khi nói: Có... Có... Có tất cả...
3. Hoạt động cả lớp:
- GV dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác HS vừa thực hiện trên que tính.
- HS nghe GV giới thiệu phép cộng, dấu +, dấu =: HS nhìn 3 + 2 = 5 và đọc ba cộng hai băng năm.
- GV giới thiệu cách diễn đạt bằng kí hiệu toán học 3 + 2 = 5.
4. Củng cố kiến thức mới:
- GV nêu tình huống khác, HS đặt phép cộng tương ứng rồi gài phép tính vào thanh gài. Chẳng hạn: GV nêu: “Bên trái có 1 chấm tròn, bên phải có 4 chấm tròn, gộp lại có tất cả mấy chấm tròn? Bạn nào nêu được phép cộng?”;
HS gài phép tính 1 + 4 = 5 vào thanh gài.
- Theo nhóm bàn, HS tự nêu tình huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép cộng.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1
- Cá nhân HS làm bài 1: HS quan sát tranh, chẳng hạn:
+ Bên trái có 2 quả bóng vàng. Bên phải có 1 quả bóng xanh. Có tất cả bao nhiêu quả bóng?
+ Đọc phép tính và nêu số thích hợp ở ô  dấu ?  rồi viết phép tính 2 + 1 = 3 vào vở.
- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về tình huống trong bức tranh và phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
GV chốt lại cách làm bài, gợi ý đê HS sử dụng mầu câu khi nói về bức tranh: Có...Có...Có tất cả...
Bài 2
- Cá nhân HS quan sát tranh vẽ, nhận biết phép tính thích hợp với từng tranh vẽ; Thảo luận với bạn về chọn phép tính thích họp cho từng tranh vẽ, lí giải bằng ngôn ngữ cá nhân. Chia sẻ trước lớp.
- GV chốt lại cách làm bài.
Bài 3.
- Cá nhân HS quan sát tranh, đọc phép tính tương ứng đã cho, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe một tình huống theo bức tranh. Chia sẻ trước lớp. GV lưu ý hướng dẫn HS sử dụng mẫu câu khi nói: Có... Có... Có tất cả...

D. Hoạt động vận dụng

HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng (với nghĩa gộp) rồi chia sẻ với bạn, chẳng hạn: An có 5 cái kẹo. Bình có 1 cái kẹo. Hỏi cả hai bạn có tất cả mấy cái kẹo?

E. Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng để hôm sau chia sẻ với các bạn.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản nêu lên nhận biết về phép cộng (với nghĩa gộp), cách sử dụng các dấu (+, =), HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc diễn tả tình huống thực tế bằng phép cộng hai số, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL giao tiếp toán học.
- Thông qua việc thao tác với các que tính hoặc các chấm tròn, biểu điền quá trình thực hiện phép tính cộng hai số, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây