Giải thích sơ lược từng phần của chương trình Pascal
Sách Thư Viện
2020-07-23T11:20:58-04:00
2020-07-23T11:20:58-04:00
https://sachthuvien.com/tin-hoc/giai-thich-so-luoc-tung-phan-cua-chuong-trinh-pascal-13422.html
https://sachthuvien.com/uploads/news/2020_07/lap-trinh-pascal.jpg
Sách thư viện
https://sachthuvien.com/uploads/sach-thu-vien-logo.png
Thứ năm - 23/07/2020 11:19
a) Phần tiêu đề :
Cho biết tên của chương trình
- Ví dụ : Program PT_bậc_2 ;
Phần này luôn được bắt đầu bằng từ khóa Program và chấm dứt bằng dấu “ ; “
Phần tiêu đề có thể không có cũng được.
b) Phần khai báo dữ liệu:
Trước khi sử dụng biến nào phải khai báo biến đó. Khai báo một biến là xác định rõ xem biến đó thuộc kiểu dữ liệu nào. Một chương trình Pascal thông thường có các khai báo dữ liệu sau :
CONST {Khai báo hằng}
…
TYPE {Khai báo kiểu dữ liệu mới}
…
VAR {Khai báo các biến}
Phần khai báo có thể có hoặc không, tùy theo nhu cầu.
- Ví dụ : Chương trình trên có các biến là a, b, c, x1, x2, Delta. Chúng cũng thuộc kiểu dữ liệu Real, tức là kiểu số thực.
c) Phần khai báo chương trình con:
Phần này mô tả một nhóm lệnh được đặt tên chung là một chương trình con để khi thân chương trình chính gọi đến thì cả một nhóm lệnh đó được thi hành.
- Ví dụ :
Procedure NHAP ;
Begin
Writeln ('Giải phương trình bậc 2 : ax2 + bx + c = 0') ;
Writein ('Nhập a, b, c’) ;
Readln (a, b, c) ;
End ;
Phần này cũng có thể có hoặc không tùy theo nhu cầu.
d) Phần thân chương trình:
Phần này luôn nằm giữa hai từ khóa BEGIN và END. Ở giữa là các lệnh mà chương trình chính cần thực hiện. Sau từ khóa END là dấu chấm (.) để báo kết thúc chương trình.
Phần này bắt buộc phải có đôi với mọi chương trình.
Ví dụ sau đây là một chương trình Pascal hoàn chỉnh gồm một lệnh là viết ra màn hình một câu tiếng Anh.
Begin
Writeln ('I like PASCAL') ;
End.
e) Dấu chấm phẩy:
Dấu chấm phẩy (;) được dùng để ngăn cách các câu lệnh của Pascal và không thể thiếu được.
d) Lời giải thích:
Các lời giải thích có thể đưa vào bất cứ chỗ nào của chương trình, chúng được đặt giữa hai kí hiệu { }
Phần giải thích là phần trao đổi thông tin giữa người với người, máy sẽ bỏ qua.
Nói chung khi viết chương trình nên dùng nhiều giải thích để chương trình trở nên dễ hiểu, dễ đọc.
- Ví dụ :
Var
x1 : Real ; {Nghiệm thứ 1 của phương trình}