Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Các lệnh lựa chọn trong Pascal

Thứ hai - 27/07/2020 09:57
1. KHÁI NIỆM
- Một trong các đặc trưng của một chương trình máy tính là Dự ĐOÁN và ĐÁP ỨNG.
- Chương trình phải dự đoán được tất cả các khả năng có thể xảy ra và ứng với mỗi trường hợp trong phần dự đoán phải có đáp ứng thích hợp.
- Nếu dự đoán không đầy đủ các trường hợp ta sẽ mắc phải những lỗi lầm có thể rất lớn.
- Ngôn ngữ PASCAL có các lệnh lựa chọn cho phép người lập trình thể hiện khả năng dự đoán và đáp ứng của máy tính.
2. LỆNH IF - THEN
a) Lưu đồ biểu diễn lệnh :


b) Cách viết, ý nghĩa :
Cách viết Ý nghĩa
IF < Điều kiện > THEN

Lệnh 1 ;
Lệnh 2 ;
Nếu điều kiện đúng, máy thực hiện lệnh 1 rồi qua lệnh 2.
Nếu điều kiện sai thì bỏ qua lệnh 1.
Nếu điều kiện sai thì bỏ qua lệnh 1, xuống lệnh 2.

• Chú ý : Điều kiện là một biểu thức BOOLEAN
- Ví dụ : Tìm số lớn nhất trong 3 số
PROGRAM Số_lớn_nhất_trong_3_số ;
VAR a, b, c, max : integer ;
BEGIN
      Writeln ('Nhập a, b, c ;
      Readln (a, b, c) ;
      Max := a ;
      IF Max < b then max := b ;
      IF Max < c then max := c ;
      Writeln ('Số lớn nhất là Max) ; Readln ;
END.
3. LỆNH IF... THEN... ELSE
a) Lưu đồ biểu diễn lệnh :

b) Cách viết, ý nghĩa :
Cách viết Ý nghĩa
IF < Điều kiện > THEN
Lệnh 1 {không có}
ELSE
Lệnh 2 ;
Lệnh 3 ;
Nếu điều kiện đúng thì máy thực hiện lệnh 1 rồi đến lệnh 3.
Nếu điều kiện sai thì thực hiện lệnh 2 rồi đến lệnh 3.

• Chú ý :
- Nếu sau THEN hoặc ELSE có nhiều hơn một lệnh thì ta phải gói lại bằng BEGIN..END
- Toàn bộ lệnh IF..THEN..ELSE xem như một lệnh đơn.
- Ví dụ :
Tìm số lớn nhất trong 3 số.
PROGRAM Max ;
VAR
      a, b, c, Max : Integer ;
BEGIN
      Writeln ('nhập a, b, c') ;
      Readln (a, b, c) ;
IF a > b THEN
     Max := a ;
ELSE
     Max := b ;
IF Max < c THEN
     Max := c ;
Writeln (Số lớn nhất là Max) ;
Readln ;
END ;

• QUI ƯỚC :
- Phát biểu :
IF ĐK1 THEN IF ĐK2 THEN S1 ELSE S2
- Tương đương với phát biểu sau :
IF ĐK1 THEN
    BEGIN
         IF ĐK2 THEN SI
         ELSE S2
END ; 
- Nghĩa là ELSE thuộc về cái IF gần nó nhất theo lưu đồ sau:

04. LỆNH CASE..OF
a) Lưu đồ biểu diễn :
 

b) Cách viết, ý nghĩa :
Cách viết Ý nghĩa
CASE <biểu thức> OF
Giá trị 1 : Lệnh 1 ;
Giá trị 2 : Lệnh 2 ;
Giá trị n : Lệnh n ;
ELSE lệnh 0 ;
END
Xét giá trị của biểu thức chọn.
Nếu có giá trị k thì thực hiện lệnh thứ k...
Nếu không thì thực hiện lệnh thứ 0.
 

Chú ý :
Lệnh CASE..OF có thể không có ELSE.
- Biểu thức chọn phải thuộc kiểu rời rạc như Integer, Char, không được kiểu Real.
- Nếu muốn ứng với nhiều giá trị khác nhau của biểu thức chọn vẫn thi hành một lệnh thì các giá trị đó có thể viết trên cùng mót hàng cách nhau bởi dấu , :
Giá trị k1, k2, ..., kp : Lệnh k ;
- Ví dụ 1 : Chương trình nhận biết số chẵn hay số lẻ :
PROGRAM Chan­_le ;
VAR
      So, Du : Integer ;
BEGIN
      Write ('Xin cho biết một số nguyên :') ;
       Readln (‘số') ;
       Du := so mod 2 ;
       Case Du of
           0 : Writeln ('Số chẵn') ;
           1 : Writeln (Số lẻ') ;
       End ;
       Readln ;
END.
- Ví dụ : Một chương trình làm tính sô học đơn giản.
PROGRAM CALCULATOR;
VAR
Toantu : char ;
kq : Real ;
x, y : Integer ;
Lam_duoc : Boolean ;
BEGIN
    Write ('Nhập x, y :')
         Readin (x, y) ;
    Writeln ('Phép toán ?')
         Readln (Toantu);
         Lam_duoc := true ;
         Case Toantu of
            '+' : kq := x + y ;
             '-' : kq := x - y ;
             ' *' : kq := x * y ;
              '/' : If y = 0 then Lam_duoc := False
                   else kq := x/y
          else Lam_duoc := False ;
   end ;
   If Lam_duoc then writein (’Kết quả :’, kq)
   else writeln ('Không làm được’);
   Readln ;
END.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây