Nhiệm vụ 1 trang 52: Em nhận được một video do thầy cô giáo cũng cấp về ngày Tết Nguyên đán. Em hãy xem video để biết ý nghĩa của ngày Tết, đặc trưng của phong tụ đón Tết của ba miền Bắc – Trung – Nam và kể lại những điều mà em mới biết qua video đó.
Trả lời:
Bước 1. Trước khi xem video
- Kiểm video trên máy tính về chủ đề Tết ba miền
- Suy nghĩ về những niềm vui trong ngày Tết Nguyên đán và sẵn sàng tìm thấy những điểm mới lạ về phong tục đón Tết
Bước 2. Mở video Tết ba miền
- Nháy nút phải chuột vào biểu tượng video Tết ba miền trên màn hình nền
- Chọn Open with à Windows Media Player
Bước 3. Xem video trên Windows Media Player. Sử dụng công cụ để điều khiển xem video.
Bước 4. Kể lại chi tiết ấn tượng về phong tục đón Tết
Nhiệm vụ 2 trang 54 SGK Tin học lớp 4: Em nhận được một video do thầy cô giáo cung cấp về truyền thuyết các đời vua Hùng. Em hãy xem video để cảm nhận và kể lại những điều mà em thấy mới mẻ, thú vị trong video đó.
Trả lời:
Bước 1: Trước khi xem video
- Kiểm tra để đảm bảo trên máy tính đã có video cần xem về một truyền thuyết của thời kì các vua Hùng. Chẳng hạn, video Sự tích quả dưa hấu.
Bước 2: Mở video Sự tích quả dưa hấu
Tương tự như video Tết ba miền, chọn Open with -> Windows Media Player
Bước 3: Xem video Sự tích quả dưa hấu
- Xem video. Lưu ý nội dung và ý nghĩa của câu chuyện hoặc những chi tiết mới mẻ, gây ấn tượng để kể lại cho mọi người nghe.
- Em có thể sử dụng các nút điều khiển để xem lại từng đoạn video.
Bước 4: Kể lại Sự tích quả dưa hấu
Kể lại nội dung câu chuyện Sự tích quả dưa hấu hoặc những điều thú vị, mới mẻ mà em thấy trong video được xem như hình ảnh, việc làm của các nhân vật, kết quả của sự chăm chỉ lao động...
Luyện tập 1 trang 54: Em hãy nêu tên một video cho em biết về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Hãy kể lại nội dung hoặc những điều mới mẻ em biết được qua video đó.
Trả lời:
Video Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Nội dung:
Trên cơ sở phát huy sức mạnh đoàn kết và khí thế độc lập của dân tộc, phân tích và đánh giá chỗ mạnh, chỗ yếu của ta và của địch, Ngô Quyền bày một thế trận hết sức kiên quyết, chủ động và lợi hại để nhanh chóng phá tan quân giặc.
Ông huy động nhân dân đẵn gỗ, vót nhọn, bịt sắt, đóng thành một bãi cọc ở cửa sông Bạch Đằng. Quân thủy bộ với sự tham gia của các lực lượng dân binh, bố trí mai phục sẵn ở phía trong bãi cọc, vùng hạ lưu sông Bạch Đằng. Một đội thuyền nhẹ dưới quyền chỉ huy của người thanh niên Gia Viện (Hải Phòng) là Nguyễn Tất Tố, giỏi bơi lội và quen thuộc sông nước, được giao nhiệm vụ khiêu chiến, nhân lúc nước triều lên nhử địch vượt qua bãi cọc, dấn thân vào cạm bẫy mai phục bên trong của ta.
Bạch Đằng là cửa ngõ phía Đông Bắc của Tổ quốc ta, như tác giả bộ sử "Cương mục": "Sông rộng hơn hai dặm, ở đó có núi cao ngất, nhiều nhánh sông đổ lại, sóng cồn man mác giáp tận chân trời, cây cối um tùm che lấp bờ bến". Ngô Quyền không những biết lợi dụng địa hình thiên nhiên, để ém quân mai phục, phối hợp bộ binh với thủy binh, ông còn là người biết lợi dụng thủy triều sớm nhất trong lịch sử quân sự nước ta, gắn với việc bố trí bãi cọc ngầm nổi tiếng.
Trong thế trận của Ngô Quyền, trận địa mai phục bên trong bãi cọc giữ vai trò quyết định, chặn đứng đoàn thuyền địch và giáng cho chúng một đòn tiêu diệt bất ngờ, nặng nề. Trận địa cọc giữ vai trò quan trọng, khóa đường tháo chạy của chiến thuyền địch và bao vây tiêu diệt triệt để quân giặc. Sự phối hợp giữa hai trận địa chứng tỏ quyết tâm chiến lược của Ngô Quyền là phen này không chỉ đánh bại quân giặc mà còn bao vây, tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của giặc, giành thắng lợi oanh liệt, đập tan mộng xâm lược bành trướng của triều Nam Hán. "Trận địa cọc" là một nét độc đáo của trận Bạch Đằng, cũng là một sáng tạo rất sớm trong nghệ thuật quân sự Việt Nam mà người khởi xướng là Ngô Quyền.
Luyện tập 2 trang 54 SGK Tin học lớp 4: Em đã sử dụng ứng dụng nào trên máy tính hoặc trên điện thoại thông minh để theo dõi các video?
Trả lời:
Sử dụng ứng dụng trên máy tính hoặc trên điện thoại thông minh để theo dõi các video là: Youtube, Video, Ảnh,...
Vận dụng trang 54: Em hãy kể tên một sản phẩm đa phương tiện, giới thiệu về sự kiện lịch sử hoặc đặc điểm văn hóa của quê hương em.
Trả lời:
Sản phẩm đa phương tiện, giới thiệu về sự kiện lịch sử hoặc đặc điểm văn hóa của quê hương là:
- Bản trình chiếu của thầy/cô giáo.
- Áp phích.