Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn giảng Bài 16. Công việc quản trị cơ sở dữ liệu, Tin học 11 ứng dụng KNTT

Thứ hai - 06/11/2023 04:17
Soạn giảng Tin học 11 Định hướng Tin học ứng dụng, Bài 16. Công việc quản trị cơ sở dữ liệu. Chủ đề 5: Hướng nghiệp với tin học.
Soạn giảng Bài 16. Công việc quản trị cơ sở dữ liệu, Tin học 11 ứng dụng KNTT

CHỦ ĐỀ 5: HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

CÔNG VIỆC QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU

Thời gian thực hiện: …… tiết

I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Học xong bài này, em sẽ:
  • Hiểu được các công việc cần thực hiện cùng các kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản trị cơ sở dữ liệu, các ngành học có liên quan và nhu cầu xã hội đối với công việc quản trị cơ sở dữ liệu.
  • Có thể tìm kiếm, khai thác và trao đổi thông tin hướng nghiệp liên quan đến công việc quản trị cơ sở dữ liệu
2. Năng lực tin học
  2.1 Năng lực chung:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
  • Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên hoàn thành sản phẩm
  • Năng lực hợp tác và giao tiếp: Học sinh thảo luận nhóm để cùng các bạn hoàn thành sản phẩm GV yêu cầu
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tìm kiếm, khai thác và trao đổi thông tin hướng nghiệp liên quan đến công việc quản trị cơ sở dữ liệu
  2.2 Năng lực tin học:
Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:
  • NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
  • NLd: Ứng dụng CNTT và truyền thông trong học và tự học.
3. Phẩm chất:
  • Biết tìm kiếm thông tin về nghề quản trị cơ sở dữ liệu.
  • Nâng cao khả năng tự học và ý thức học tập.
  • Tự giải quyết vấn đề có sáng tạo
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  • Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên
  • Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 11
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học
b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
  • GV đặt vấn đề: Trong các tổ chức chỉ có sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý các sản xuất lớn, mỗi cơ sở dữ liệu có thể gồm rất nhiều bảng và những quan hệ phức tạp. Không phải ai cũng biết rõ của sở dữ liệu của đơn vị mình, ngay cả với những nhân viên tin học nếu không tìm hiểu chi tiết. Vậy làm thế nào để có thể vận hành, duy trì cho các cơ sở dữ liệu hoạt động thông suốt luôn sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu khai thác? Có cần những cán bộ chuyên trách quản trị cơ sở dữ liệu không? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài 16
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Nhà quản trị cơ sở dữ liệu
a) Mục tiêu: Hiểu được các công việc cần thực hiện cùng các kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản trị cơ sở dữ liệu, các ngành học có liên quan và nhu cầu xã hội đối với công việc quản trị cơ sở dữ liệu.
b) Nội dung: Giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, thảo luận và trả lời
c) Sản phẩm: Kết quả của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV Yêu cầu HS đọc thông tin ở hoạt động 1, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi sau: Nếu hoạt động cơ bản là khai thác các cơ sở dữ liệu phục vụ ứng dụng tin học thì theo em hoạt động quản trị cơ sở dữ liệu tương ứng gồm những công việc gì?
- GV tiếp tục yêu cầu HS đọc thông tin ở mục 1 và trả lời một số câu hỏi sau đây:
+ Quản trị CSDL có mục đích gì?
+ Quản trị CSDL là gì?
+ Quản trị CSDL có nhiệm vụ gì?
- GV chia cả lớp thành 4 nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
+ Nhóm 1: Trình bày nhiệm vụ cài đặt và cập nhật các hệ QTCSDL.
+ Nhóm 2: Trình bày nhiệm vụ tạo lập và điều chỉnh CSDL.
+ Nhóm 3: Trình bày nhiệm vụ đảm bảo tài nguyên cho các hoạt động CSDL.
+ Nhóm 4: Trình bày nhiệm vụ đảm bảo an toàn, bảo mật
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe GV giảng bài, ghi chép nội dung chính.
- HS dự đoán hoạt động 1, sau đó thảo luận nhóm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS nêu câu trả lời
- HS cử đại diện đứng lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức,  và chuyển sang nội dung tiếp theo.
1. Nhà quản trị cơ sở dữ liệu
Quản trị CSDL được hoạt động nhằm đảm bảo cho việc sử dụng CSDL thông suốt và hiệu quả. Quản trị CSDL của các nhiệm vụ:
+ Cài đặt và cập nhật các hệ QTCSDL.
+ Tạo lập và điều chỉnh CSDL.
+ Đảm bảo tài nguyên cho các hoạt động CSDL.
+ Đảm bảo an toàn, bảo mật
 
Hoạt động 2.2: Phẩm chất và năng lực của nhà quản trị CSDL
a) Mục tiêu: Hiểu được các công việc cần thực hiện cùng các kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản trị cơ sở dữ liệu, các ngành học có liên quan và nhu cầu xã hội đối với công việc quản trị cơ sở dữ liệu.
b) Nội dung: Giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, thảo luận và trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi ở hoạt động 2:
+ Căn cứ vào công việc thực hiện để quản trị cơ sở dữ liệu. Em hãy đề xuất những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần có của nhà quản trị cơ sở dữ liệu
+ Có thể học kiến thức và rèn luyện kỹ năng quản trị cơ sở dữ liệu ở đâu?
- GV giải thích, phân tích nội dung từng câu để học sinh hiểu rõ.
- GV mở rộng: Để trở thành nhà quản trị cơ sở dữ liệu tốt cần được học kiến thức một cách bài bản ở các trường Đại học chuyên ngành, rèn luyện kỹ năng trong các khóa học nghề nghiệp về quản trị cơ sở dữ liệu, về các hệ quản trị cơ sở dữ liệu cụ thể và rèn luyện trong công việc thực tế

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe GV giảng bài, ghi chép ý chính vào vở.
- HS suy nghĩ câu hỏi, tìm câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày câu trả lời của mình trước lớp
- HS nhắc lại để ghi nhớ lại kiến thức.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chuẩn kiến thức, kết luận nội dung bài học.
2.  Phẩm chất và năng lực của nhà quản trị CSDL
- Nhà quản trị cơ sở dữ liệu cần có kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu, biết thiết kế cơ sở dữ liệu và sử dụng thành thạo hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
- Tính cách tỉ mỉ cẩn thận kiên nhẫn kỹ năng phân tích rất cần thiết với nhà quản trị cơ sở dữ liệu khi phải xử lí tình huống.
- Khả năng học tập suốt đời giúp nhà quản trị cơ sở dữ liệu nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp
- Để trở thành nhà quản trị cơ sở dữ liệu tốt cần được học kiến thức một cách bài bản ở các trường Đại học chuyên ngành, rèn luyện kỹ năng trong các khóa học nghề nghiệp về quản trị cơ sở dữ liệu, về các hệ quản trị cơ sở dữ liệu cụ thể và rèn luyện trong công việc thực tế
 
Hoạt động 2.3: Cơ hội việc làm
a) Mục tiêu: Có thể tìm kiếm, khai thác và trao đổi thông tin hướng nghiệp liên quan đến công việc quản trị cơ sở dữ liệu
b) Nội dung: Giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, thảo luận và trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi ở hoạt động 3: Em hãy sử dụng cụm từ khóa tuyển dụng quản trị cơ sở dữ liệu để tìm kiếm thông tin trên mạng về nhu cầu tuyển dụng liên quan tới công việc quản trị cơ sở dữ liệu.
* GV lưu ý khi dùng máy tìm kiếm, Google không đặt từ khóa trong dấu nháy kép để không bị hiểu nhầm là tìm chính xác
- GV giải thích lý do để nghề quản trị cơ sở dữ liệu được trọng dụng
- GV mở rộng: Điều quan trọng nhất nếu chọn nghề quản trị cơ sở dữ liệu, chúng ta nên theo học chuyên ngành để có các kiến thức cơ bản ở các cơ sở đào tạo và trau dồi kỹ năng ở các trung tâm đào tạo nghề nghiệp hay các công ty.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe GV giảng bài, ghi chép ý chính vào vở.
- HS suy nghĩ câu hỏi, tìm câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày câu trả lời của mình trước lớp
- HS nhắc lại để ghi nhớ lại kiến thức.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chuẩn kiến thức, kết luận nội dung bài học.
3.  Cơ hội việc làm
- Nhu cầu nhân lực quản trị cơ sở dữ liệu tăng theo nhu cầu phát triển của các ứng dụng tin học sử dụng cơ sở dữ liệu
- Có thể tìm được rất nhiều địa chỉ tuyển dụng nhờ công cụ tìm kiếm trên Internet.
 

Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua làm bài tập
b) Nội dung: Giáo viên giao bài tập, học sinh thảo luận, trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
  • GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, hoàn thành bài tập luyện tập trang 80 sgk.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
  • HS thực hiện các thao tác để hoàn thành sản phẩm
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
  • GV gọi một số HS đứng lên trình bày sản phẩm
Bước 4: Kết luận, nhận định
  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức bài thực hành.
Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
b) Nội dung: Giáo viên đưa ra bài tập, yêu cầu học sinh hình thành nhóm, thảo luận và đưa ra kết quả
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
  • GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng trang 80 sgk.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
  • HS hình thành nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
  • Đại diện HS trình bày
Bước 4: Kết luận, nhận định
  • GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS, kết thúc bài học.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây