Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn Tiếng Việt 4 sách Cánh diều, bài 3: Tự đánh giá - Trang 47

Thứ tư - 16/08/2023 05:50
Soạn Tiếng Việt 4 sách Cánh diều, bài 3: Tự đánh giá - Trang 47, 48, 49.

A. Đọc và làm bài tập

Cây tre Việt Nam
(Trích)
Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nữa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi,... Đâu đâu ta cũng có nửa tre làm bạn.
Tre, nữa, trúc, mai, vầu, mấy chục loại khác nhau, nhưng cũng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống. Ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, mầm tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính... Dưới bóng tre xanh, người dân cày Việt Nam dụng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp. Tre, nữa, mai, vầu giúp người hàng nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân...
Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền, là tượng trung cao quý của dân tộc Việt Nam.
Theo THÉP MỚI

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 - Trang 48: Vẻ đẹp bình dị của cây tre Việt Nam được thể hiện ở câu nào dưới đây? Tìm ý đúng:
a) Tre, nứa, trúc, mai, vầu, mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng.
b) Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa.
c) Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau.
d) Dáng tre vươn mộc mạc, mầm tre tươi nhũn nhặn.
Trả lời:
Ý đúng là:
b) Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa.

Câu 2 - Trang 48: Những hình ảnh nào nói lên sự gắn bó thân thiết của cây tre với người dân Việt Nam? Tìm các ý đúng.
a) Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
b) Vào đâu tre cũng sống. Ở đâu tre cũng xanh tốt.
c) Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp.
d) Tre là cánh tay của người nông dân.
Trả lời:
Các ý đúng là:
a) Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
c) Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp.
d) Tre là cánh tay của người nông dân.

Câu 3 - Trang 48: Những hình ảnh nào miêu tả cây tre gợi cho người đọc nghĩ đến những đức tính cao quý của dân tộc Việt Nam? Tìm các ý đúng:
a) Dáng tre vươn mộc mạc, mầm tre tươi nhũn nhặn.
b) Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
c) Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
d) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.
Trả lời:
Các ý đúng là:
a) Dáng tre vươn mộc mạc, mầm tre tươi nhũn nhặn.
b) Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
c) Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.

Câu 4 - Trang 49: Trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã sử dụng cách nào để nhân hoá cây tre? Tìm ý đúng:
Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mãi chùa cổ kính... Dưới bóng tre xanh, người dân cây Việt Nam dụng nhà, dụng của, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người hàng nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.
a) Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
b) Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người
c) Nói với sự vật như nói với người.

Trả lời:
Tác giả sử dụng cách tả sự vật (cây tre) bằng từ ngữ dùng để tả người: trùm, âu yếm, ăn ở, giúp người, cánh tay.

Câu 5 - Trang 49: Viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) tả cây cối, trong đó có hình ảnh nhân hóa.
Trả lời:
Đoạn văn 1: Mỗi lần về quê, em lại được dạo chơi trong vườn cây của bà ngoại. Màu sắc nổi bật nhất trong khu vườn chính là màu xanh. Màu xanh của thảm cỏ. Màu xanh của lá cây. Màu xanh của những trái cây chưa chín. Trong vườn, anh Cam, chị Bưởi, bác Mít… tất cả đều đang vươn vai để đón lấy ánh nắng. Những tán lá xum xuê giống như những chiếc ô tỏa bóng mát xuống cho khu vườn. Em yêu vườn cây của bà biết bao.

Đoạn văn 2: Cây cối trong vườn mang một vẻ xanh tươi, sức sống. Cây mít ở góc vườn đang vươn mình đón lấy ánh nắng. Những khóm hoa hồng đua nhau khoe sắc. Giàn thiên lý tỏa hương thơm dịu nhẹ… Khu vườn này mới đẹp biết bao nhiêu! 

B. Tự nhận xét

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây