Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn Tiếng Việt 4 sách Cánh diều, bài 3: Nhân hóa

Thứ tư - 16/08/2023 04:33
Soạn Tiếng Việt 4 sách Cánh diều, bài 3: Luyện từ và câu: Nhân hóa - Trang 38.

I. Nhận xét

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Ông trời bật lửa
Chị mây vừa kéo đến
Trăng sao trốn cả rồi
Đất nóng lòng chờ đợi
Xuống đi nào, mưa ơi!
Mưa! Mưa xuống thật rồi!
Đất hả hê uống nước
Ông sấm vỗ tay cười
Làm bé bừng tỉnh giấc.
Chớp bỗng loè chói mắt
Soi sáng khắp ruộng vườn
Ơ! Ông trời bật lửa
Xem lúa vừa trổ bông.
ĐỖ XUÂN THANH

Câu 1 - Trang 40: Các sự vật trời, mây, sấm được gọi bằng những từ ngữ nào?
Trả lời:
Trời, mây, sấm được gọi bằng những từ ngữ: ông, chị.

Câu 2 - Trang 40: Các sự vật trên và trăng, sao, đất được tả bằng những từ ngữ nào?
Trả lời:
Mây: kéo đến.
Trăng, sao: trốn.
Đất: nóng lòng, chờ đợi.
Sấm: vỗ tay, cười.
Đất: hả hê, uống nước.
Trời: bật lửa, xem.

Câu 3 - Trang 40: Câu thơ nào cho thấy tác giả nói với mưa thân mật như nói với con người?
Trả lời:
Câu thơ: "Xuống đi nào, mưa ơi!" cho thấy tác giả nói với mưa thân mật như nói với con người. 
 

II. Bài học

Nhân hoá là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động của người để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật một cách sinh động, gần gũi.
+ Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
+ Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
+ Nói với sự vật như nói với người.
 

III. Luyện tập

Câu 1 - Trang 40: Tìm biện pháp nhân hoá trong hai khổ thơ sau:
Đứng đâu là cao đấy
Mà chẳng che lấp ai
Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh
Da bạc thếch tháng ngày.

Mà tấm lòng thơm thảo
Đỏ môi ngoại nhai trầu
Thương yêu đàn em lắm
Cho cưỡi ngựa tàu cau.
ĐẶNG HẤN

Trả lời:
Biện pháp nhân hoá trong hai khổ thơ là:
+ Nói cây đứng như người.
+ Che lấp ai như dáng người che đi vật.
+ Khiêm nhường, mảnh khảnh là những đức tính, hình dáng của con người
+ Da là một phần cơ thể người
+ Tấm lòng thơm thảo; thương yêu đàn em là đức tính tốt của con người

Câu 2 - Trang 40: Biện pháp nhân hoá trong hai khổ thơ trên có tác dụng gì?
Trả lời:
Biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ trên có tác dụng miêu tả cây cau cũng giống như con người, có tình cảm và cảm xúc, tô đậm lên đặc điểm của cây cau. 

Câu 3 - Trang 40: Viết 1 – 2 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối có hình ảnh nhân hoá.
Mẫu: Ven bờ, những luỹ tre duyên dáng nghiêng đầu, soi tóc xuống dòng sông.
Trả lời:
- Chú mèo nhà em hôm nay trông lười biếng đến lạ. Nghe thấy tiếng chuột con lít nhít râm ran trong tủ đồ mà chàng chuột ta không thèm đếm xỉa đến, cứ nằm lì mãi.
- Cây bàng rất buồn vì mùa hè sắp đến sẽ không còn được chứng kiến lũ trẻ chơi đùa hàng ngày.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây