Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Bài giảng Tiếng Việt 1, bài 75: Ôn tập và kể chuyện – Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Thứ năm - 24/09/2020 09:52
Hướng dẫn soạn giáo án mẫu bài giảng Tiếng Việt 1, bài 75: Ôn tập và kể chuyện - Sách kết nối tri thức với cuộc sống.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Nắm vững cách đọc các vần ươn, ương ,oa, oe, ươc, ươt, ươm, ươp ;cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ươn, ương ,oa, oe, ươc, ươt, ươm, ươp; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết câu có từ ngữ chứa một số vần đã học.
- Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể chuyện Chuyện của mây, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện. Câu chuyện cũng giúp HS bước đầu có ý thức làm việc có ích cho đời.
3. Thái độ
- Thêm yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ

- Nắm vững đặc điểm phát âm các vần ươn, ương ,oa, oe, ươc, ươt, ươm, ươp; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. Chú ý vận dụng cách giải thích nghĩa bằng các hình ảnh trực quan.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động
- HS viết ươn, ương ,oa, oe, ươc, ươt, ươm, ươp
2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ
- Đọc vần: HS (cá nhân, nhóm) đánh vần các vần . Lớp đọc trơn đồng thanh.
- Đọc từ ngữ: HS (cá nhân, nhóm) đọc thành tiếng các từ ngữ. Lớp đọc trơn đồng thanh. GV có thể cho HS đọc một số từ ngữ; những từ ngữ còn lại, HS tự đọc ở nhà.
3. Đọc đoạn
-GV yêu cầu HS đọc thành 2 đoạn ứng với mỗi khổ.
Khổ thơ 1: Mặt trời tỉnh giấc Hai má ửng hồng Tung đám mây bông Vươn vai thức dậy.
- GV yêu cầu HS đọc thầm cả khổ thơ, tìm tiếng có chứa các vần đã học trong tuần.
- GV đọc mẫu.
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả khổ thơ (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó lớp đọc đóng thanh theo GV.
Khổ thơ 2:
Tương tự quy trình đọc khổ thơ 1.
HS trả lời một số câu hỏi về nội dung đã đọc:
+ Bài thơ nói đến ai/ cái gì?
+ Mặt trời và cô gió làm gì?
+ Thời gian được nói đến trong bài thơ là khi nào? Vì sao em biết?
4. Viết câu
- GV hướng dẫn viết vào vở Tập viết 1, tập một câu “Khắp vườn, hoa toả hương ngào ngạt” (chữ cỡ vừa trên một dòng kẻ). Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gian cho phép và tốc độ viết của HS.
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.

-Hs viết

-Hs đọc

- HS đọc


- HS đọc



-Hs lắng nghe
-Một số (4-5) HS đọc sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.



-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời


-Hs lắng nghe
-HS viết
-Hs lắng nghe
 
TIẾT 2
5. Kể chuyện
a. Văn bản
CHUYỆN CỦA MÂY
Trên trời có một đám mây xinh đẹp, suốt ngày nhởn nhơ bay lượn. Nhưng bay mãi một mình, mày cũng cảm thấy buồn. Mây chợt nhớ tới chị gió, vội bay đi gặp chị
- Chị gió ơi, chị cho em đi làm mưa với!
Chị gió mỉm cười: “Làm mưa phải mặc áo xám xấu xí, phải chịu lạnh, phải vất vả, em có làm được không?”
Mây gật đầu: “Nhởn nhơ mãi buồn chán lắm. Em muốn làm việc có ích cho đời”
Thế là mây vội khoác áo xám. Chị gió thổi mạnh, đưa mây đi rất nhanh. Các bạn mây khắp nơi cũng kéo về, tối cả một vùng trời, Chị gió thổi một cơn lạnh. Đám mây xám rùng mình, tan thành muôn ngàn hạt nước rơi xuống mặt đất, chảy tràn khắp các ao hồ, sông ngòi, đồng ruộng, Đám trẻ reo hò, cây cỏ thoả thuê.
Mấy hôm sau, bác mặt trời chiếu những tia nắng ấm áp xuống làm cho nước bốc thành hơi. Chị gió lại đưa nước lên cao trở thành mây.
b. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời
Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện.
Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt cầu hỏi.
Đoạn 1: Từ đầu đến có ích cho đời. GV hỏi HS:
1. Vì sao mây buồn?
2. Mây bay đi gặp chị gió để làm gì?
3. Vì sao mây muốn đi làm mưa?
Đoạn 2: Từ Thế là mây vội khoác áo xám đến cây cỏ thoả thuê. (GV giải thích nghĩa của từ thoả thuê: rất sung sướng, hài lòng vì được như ước muốn). GV hỏi HS:
4. Mưa xuống, con người và cây cỏ như thế nào?
Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết. GV hỏi HS:
5. Nước biến thành mây như thế nào?
GV chốt lại:
+ Mỗi người đều có thể góp sức mình làm những việc có ích cho đời. Mây biến thành mưa cho vạn vật sinh sôi.
+ Ý nghĩa thực tế: Quá trình tượng thời tiết. Mây biến thành mưa rồi trở lại thành mây là một hiện tượng của tự nhiên.
 - GV có thể tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể
c. HS kể chuyện
-GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV. Một số HS kể toàn bộ câu chuyện. GV cần tạo điểu kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể. GV cũng có thể cho HS đóng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi kể chuyện. Tuỳ vào khả năng của HS và điều kiện thời gian để tổ chức các hoạt động cho hấp dẫn và hiệu quả,
6. Củng cố
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. GV khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà; kể cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè cầu chuyện






















-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe

-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời




-Hs trả lời

-Hs trả lời

-Hs lắng nghe




-HS kể




-HS kể







-HS lắng nghe

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây