Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Bài giảng Tiếng Việt 1, bài 33: En, ên, in, un – Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Thứ tư - 16/09/2020 09:30
Hướng dẫn soạn giáo án mẫu bài giảng Tiếng Việt 1, bài 33: En, ên, in, un - Sách kết nối tri thức với cuộc sống.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
* Giúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng vần en, ên, in , un; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có vần en, ên, in , un; hiểu và trả lời được các cầu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng vần en, ên, in , un; viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần en, ên, in , un.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần en, ên, in , un có trong bài học.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng nói lời xin lỗi (trong những tình huống cụ thể ở trường học).
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật, sự việc (bác bảo vệ, học sinh, đá bóng..) và suy đoán nội dung tranh minh hoạ về các tình huống cần nói lời xin lỗi (sơ ý đá quả bóng vào lưng bác bảo vệ),
3. Thái độ
-

II. CHUẨN BỊ

- Nắm vững đặc điểm phát âm; cấu tạo, và cách viết các vần en, ên, un, in.
- Hiểu rõ nghĩa của một số từ ngữ trong bài học, như: già nua, ngắn ngủn, cha. (già nua: quá già và yếu; ngắn ngủn: ngắn quá, trông như bị cụt đi; cha: cách gọi khác của bố, ba,.)
- Phân biệt rùa và ba ba: Rùa là con vật có thể sống ở các vùng nước ngọt hoặc mặn; mai cứng, có chia cổ có thể vươn dài ra hoặc thụt sâu vào trong mai; di chuyển chậm chạp. Ba ba là con vật thường sống ở các vùng nước ngọt (một số loài có thể thích nghi với môi trường nước lợ), có hình dáng giống rùa nhưng mai mềm, không chia ô, mũi dài.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động
- HS hát chơi trò chơi
- GV cho HS viết bảng on, ôn, ơn
2. Nhận biết
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?
- GV thuyết minh ngắn gọn nội dung tranh (Gợi ý: Cún con chơi ở bãi cỏ, chăm chú nhìn dế mèn,...)
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. GV cũng có thể đọc thành tiếng cần nhận biết và yêu câu HS đọc theo.
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Cún con/ nhìn thấy/ dế mèn trên tàu lá
- GV giới thiệu các vần mới en,ên, un, in. Viết tên bài lên bảng.
3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ
a. Đọc vần
- So sánh các vần:
+ GV giới thiệu vần en, ên, un, in
+ GV yêu cầu HS so sánh vần en,ên, un, in để tìm ra điểm giống và khác nhau.
(Gợi ý: Giống nhau là đều có n đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước: e, ê,u,i).
+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.
- Đánh vần các vần
+ GV đánh vần mẫu các vần en,ên, un, in. GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai.
+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 4 vần.
+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 4 vần một lần.
- Đọc trơn các vần
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.
- Ghép chữ cái tạo vần
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần en.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ e, ghép ê vào để tạo thành ên.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ ê, ghép u vào để tạo thành un.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ u, ghép i vào để tạo thành in.
- Lớp đọc đồng thanh en,ên,un,in một số lần.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu
+ GV giới thiệu mô hình tiếng mèn. (GV: Từ các vần đã học, làm thế nào để có tiếng? Hãy lấy chữ ghi âm m ghép trước en ta được tiếng nào?
+ GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng mèn.
+ GV yêu cầu một số (4 5) HS đánh vần tiếng mèn. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng con.
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng mèn. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng con.
- Đọc tiếng trong SHS
 + Đánh vần tiếng: GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nói tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
+ Đọc trơn tiếng. (HS nào lúng tùng không đọc trơn ngay được thì GV cho HS đó đánh vẫn lại tiếng). Mỗi HS đọc trơn một tiếng, nối tiếp nhau, hai lượt.
+ Mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.
- Ghép chữ cái tạo tiếng
+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần en, ên, un, in. (GV đưa mô hình tiếng mèn, vừa nói vừa chỉ mô hình: Muốn có tiếng “mèn” chúng ta thêm chữ ghi âm m vào trước vần en. Hãy vận dụng cách làm này để tạo các tiếng có chứa vần ên, vần in hoặc vần un vừa học! GV yêu cầu HS trình kết quả ghép chữ với vần, lấy kết quả ghép của một số HS gắn lên bảng và hỏi HS: Đó là tiếng gì?)”.
+GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép đọc.
+GV yêu cầu HS phân tích tiếng

+GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép.
+GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: ngọn nến, đèn pin, cún con. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn ngọn nến
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ ngữ ngọn nến xuất hiện dưới tranh.
- GV nêu yêu HS nhận biết tiếng chứa vần ên trong ngọn nến
- GV nêu yêu HS phân tích và đánh vần n ngọn nến, đọc trơn từ ngọn nến.
- GV thực hiện các bước tương tự đối với đèn pin, cún con
- GV nêu yêu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
d. Đọc lại các tiếng
- GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vấn en,ên,un,in
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vấn en,ên,un,in
- HS viết vào bảng con: en,ên,un,in đèn, nến, cún, pin(chữ cỡ vừa). (GV lưu ý HS liên kết giữa nét nối trong o,ô,ơ với nét móc trong n và giữ khoảng cách giữa các tiếng trên một dòng).
- HS viết vào bảng con từng vần và tiếng chứa vần đó
- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- Sau khi HS viết xong mỗi vần và tiếng chứa vần đó, GV đưa bảng con của một số HS để các bạn khác nhận xét chữ viết, GV sửa (nếu cần). HS xoá bảng để viết vần và tiếng tiếp theo.
- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.

-Hs chơi
-HS viết


-HS trả lời
-Hs lắng nghe

- HS đọc


- HS đọc

-Hs lắng nghe và quan sát




- Hs lắng nghe
- HS trả lời


-Hs lắng nghe

-Hs lắng nghe, quan sát

-HS đánh vần tiếng mẫu
- Lớp đánh vần đồng thanh 4 vần một lần.

- HS đọc trơn tiếng mẫu.

- Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.


-HS tìm
-HS ghép
-HS ghép
-HS ghép
-HS đọc



-HS lắng nghe

-HS thực hiện


-HS đánh vần. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng con.

- HS đọc trơn tiếng con. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng con.


-HS đánh vần, lớp đánh vần
- HS đọc



-HS đọc




-HS tự tạo






-HS đọc
-HS phân tích
-HS ghép lại
- Lớp đọc trơn đồng thanh

-HS lắng nghe, quan sát


-HS nói

-HS nhận biết
-HS thực hiện
-HS thực hiện
- HS đọc



- HS đọc



-HS lắng nghe, quan sát
- HS viết vào bảng con, chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).

-HS đọc


-HS viết

-HS viết

-HS lắng nghe
 
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ.
- GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng cách giữa các chữ. GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- GV yêu cầu HS viết vào vở các vần en,ên,un,in đèn, nến, cún, pin
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách
- GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS.
6. Đọc
- GV đọc mẫu cả đoạn
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần en,ên,un,in
- GV yêu cầu một số (4 5) HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng (với lớp đọc yếu, GV cho HS đánh vấn tiếng rồi mới đọc). Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần on, ôn, ơn trong đoạn văn một số lần.
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.
- GV yêu cầu một số (2 3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc:
Trong một câu chuyện, con vật nào chậm chạp, nhưng khi chay thi với thỏ thì đã thắng?
Rùa có dáng vẻ thế nào?
Con vật nào, nhìn qua, rất giống rùa?
 Vì sao tên gọi của con vật trong câu đố có nghĩa là “cha”?
Vì sao nói tên con vật này có chứa chữ số? (Gợi ý: Trong một câu chuyện, rùa chậm chạp, nhưng khi chạy thi với thỏ thi đã thắng. Rùa có dáng vẻ già nua, ngắn ngủn, Con ba ba, nhìn qua, rất giống rùa. Tên của ba ba cũng có nghĩa là “cha” vì tiếng “cha” đồng nghĩa với “ba”, “bố”. Tên con vật có chứa chữ số, vi “ba ba” cỏ số 3 hay là số 33,.)
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS, Việc gì đã xảy ra giữa Nam và bác bảo vệ? Nam có lỗi không?
Nếu là Nam, em xin lỗi bác bảo vệ như thế nào?
- GV yêu cầu một số (2 - 3) HS trả lời những câu hỏi trên (Gợi ý: Nam và bạn đá bóng gắn cổng trường, quả bóng rơi vào lưng bác bảo vệ. Nam là người có lỗi. Nam phải xin lỗi bác. Có thể xin lỗi như sau: Cháu xin lỗi bản! Lần sau cháu không vô ý như thế nữa!).
- GV chia nhóm, đóng vai tình huống diễn ra giữa Nam và bác bảo vệ: Nam đá bóng vào lưng bác bảo vệ. Bắc bảo vệ nhặt quả bóng và nói: Ổ! Một quả bóng! Nam nói lời xin lỗi.
- Đại diện một nhóm đóng vai trước cả lớp, GV và HS nhận xét.
8. Củng cố
- HS tham gia trò chơi để tìm một số từ ngữ chứa vần en,ên,un,in và đặt câu với các từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

-HS viết
- HS lắng nghe

- HS lắng nghe


- HS đọc thầm, tìm .
- HS đọc
- HS đọc




- HS đọc



- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.

- HS trả lời.






- HS trả lời.

- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.



- HS trả lời.


-Hs lắng nghe


- HS thực hiện
-HS chia nhóm
-HS chơi
-HS lắng nghe

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây