Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Bài giảng Tiếng Việt 1, bài 32: On, ôn, ơn – Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Thứ tư - 16/09/2020 09:20
Hướng dẫn soạn giáo án mẫu bài giảng Tiếng Việt 1, bài 32: On, ôn, ơn - Sách kết nối tri thức với cuộc sống.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
* Giúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng vần on, ôn ,ơn; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có vần on, ôn ,ơn; hiểu và trả lời được các cầu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng vần on, ôn ,ơn; viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần on, ôn ,ơn.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần on, ôn ,ơn có trong bài học.
- Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Rừng xanh vui nhộn được gợi ý trong tranh; mở rộng vốn từ ngữ chỉ con vật, sự vật và tính chất, hoạt động của chúng (trong đó có một số từ ngữ chứa vần on, ôn, ơn).
2. Kĩ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết sự vật (khung cảnh rừng xanh, một số con vật sống trong rừng và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (cảnh đẹp, vui nhộn của khu rừng vào buổi sáng).
3. Thái độ
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua thú trong rừng tranh sinh động về rừng, về muông thú.

II. CHUẨN BỊ

- Nắm vững đặc điểm phát âm; cấu tạo, và cách viết các vần on, ôn ,ơn.
- Hiểu rõ nghĩa của một số từ ngữ trong bài học, như: véo von, lớn khôn, vẻ, vô tư, Véo von: (âm thanh cao, trong trẻo, lên xuống nhịp nhàng, nghe êm tai. Lớn không: trưởng thành về suy nghĩ. Vè: Bài văn vấn kế câu chuyện được lưu truyền trong dân gian, thường là kể chuyện người thật việc thật dể ca ngợi hay phê phán, châm biếm. Vô tư: không lo nghĩ gì. Trư: Trư Bát Giới (một nhân vật trong truyện Tây du ký, có hình hài to béo,..).
- Nón lá: một loại nón đội đầu truyền thống của người Việt Nam, thường làm bằng lá cọ, có hình chóp nhọn, dùng để che nắng, che mưa,.. Ngày nay, nón lá được xem là món quà đặc biệt cho du khách nước ngoài khi đến tham quan Việt Nam.
- Chim sơn ca: loài chim có kích thước bẻ bằng chim sẻ, hót rất hay, thường sống trên những cánh đồng lúa, ăn sâu bọ, có ích cho nhà nông

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động
- HS hát chơi trò chơi
- GV cho HS viết bảng an, ăn,ân
2. Nhận biết
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?
- GV thuyết minh ngắn gọn nội dung tranh (Gợi ý: Một nhóm sơn ca đang hát trên cành cây. Sơn ca hát: Mẹ đi, con đã lớn khôn, Nhóm khác đang tập viết,...)
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. GV cũng có thể đọc thành tiếng cần nhận biết và yêu câu HS đọc theo.
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Sơn ca véo von: Mẹ ơi, con đã lớn khôn.
- GV giới thiệu các vần mới on, ôn, ơn. Viết tên bài lên bảng.
3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ
a. Đọc vần
- So sánh các vần: + GV giới thiệu vần on, ôn, ơn
+ GV yêu cầu HS so sánh vần ôn, ơn với on để tìm ra điểm giống và khác nhau.
(Gợi ý: Giống nhau là đều có n đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước: o, ơ,ô).
+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.
- Đánh vần các vần
+ GV đánh vần mẫu các vẫn on, ôn, ơn. GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai.
+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần.
+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.
- Đọc trơn các vần
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.
- Ghép chữ cái tạo vần
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần on.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ o, ghép ô vào để tạo thành ôn.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ ơ, ghép ô vào để tạo thành ơn.
- Lớp đọc đồng thanh on, ôn, ơn một số lần.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu
+ GV giới thiệu mô hình tiếng con. (GV: Từ các vần đã học, làm thế nào để có tiếng? Hãy lấy chữ ghi âm c ghép trước on ta được tiếng nào?
+ GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng con.
+ GV yêu cầu một số (4 5) HS đánh vần tiếng con. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng con.
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng con. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng con.
- Đọc tiếng trong SHS
 + Đánh vần tiếng: GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nói tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
+ Đọc trơn tiếng. (HS nào lúng tùng không đọc trơn ngay được thì GV cho HS đó đánh vẫn lại tiếng). Mỗi HS đọc trơn một tiếng, nối tiếp nhau, hai lượt.
+ Mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.
- Ghép chữ cái tạo tiếng
+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần on, ôn, ơn. (GV đưa mô hình tiếng con, vừa nói vừa chỉ mô hình: Muốn có tiếng “con” chúng ta thêm chữ ghi âm c vào trước vần on. Hãy vận dụng cách làm này để tạo các tiếng có chứa vần ôn hoặc vần ơn vừa học! GV yêu cầu HS trình kết quả ghép chữ với vần, lấy kết quả ghép của một số HS gắn lên bảng và hỏi HS: Đó là tiếng gì?)”.
+GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được.
+GV yêu cầu HS phân tích tiếng

+GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép.
+ +GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: nón lá, con chồn, sơn ca. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn quả mận
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. GV cho từ ngữ nón lá xuất hiện dưới tranh.
- GV nêu yêu HS nhận biết tiếng chứa vần on trong nón lá
- GV nêu yêu cầu HS phân tích và đánh vần nón lá, đọc trơn từ nón lá.
- GV thực hiện các bước tương tự đối với con chồn, sơn ca
- GV nêu yêu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
d. Đọc lại các tiếng
- GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vần on, ôn, ơn
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần on, ôn, ơn.
- HS viết vào bảng con: on, ôn, ơn ,con, chồn, sơn (chữ cỡ vừa). (GV lưu ý HS liên kết giữa nét nối trong o,ô,ơ với nét móc trong n và giữ khoảng cách giữa các tiếng trên một dòng).
- HS viết vào bảng con từng vần và tiếng chứa vần đó
- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- Sau khi HS viết xong mỗi vần và tiếng chứa vần đó, GV đưa bảng con của một số HS để các bạn khác nhận xét chữ viết, GV sửa (nếu cán). HS xoá bảng để viết vần và tiếng tiếp theo.
- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.

-Hs chơi
-HS viết


-HS trả lời
-Hs lắng nghe

- HS đọc


- HS đọc

-Hs lắng nghe và quan sát



-Hs lắng nghe
- HS trả lời

-Hs lắng nghe


-Hs lắng nghe, quan sát

-HS đánh vần tiếng mẫu
- Lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.

- HS đọc trơn tiếng mẫu.


- Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.


-HS tìm
-HS ghép
-HS ghép
-HS đọc


-HS lắng nghe


-HS thực hiện

-HS đánh vần. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng con.

- HS đọc trơn tiếng con. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng con.


-HS đánh vần, lớp đánh vần
- HS đọc



-HS đọc




-HS tự tạo







-HS đọc
-HS phân tích
-HS ghép lại
- Lớp đọc trơn đồng thanh


-HS lắng nghe, quan sát

-HS nói

-HS nhận biết
-HS thực hiện

-HS thực hiện
- HS đọc


- HS đọc





- HS viết vào bảng con, chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).
-HS đọc


-HS viết

- HS quan sát

-HS nhận xét
-HS lắng nghe
 
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ.
- GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, lưu ý khoảng cách giữa các chữ. GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
-GV yêu cầu HS viết vào vở các vần on, ôn, ơn, con, chồn, sơn
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách
- GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS.
6. Đọc
- GV đọc mẫu cả đoạn
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần on, ôn, ơn.
- GV yêu cầu một số (4 5) HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng (với lớp đọc yếu, GV cho HS đánh vấn tiếng rồi mới đọc). Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần on, ôn, ơn trong đoạn văn một số lần.
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.
- GV yêu cầu một số (2 3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc:
Có mấy chú lợn con được kể trong bài vè (bốn chú)?
Những từ ngữ nào nói lên đặc điểm của các chú lợn con (vô tư, no tròn)?
Theo em, các chủ lợn con có đáng yêu không?
Vì sao các chú rất đáng yêu vì vui vẻ, béo tròn...).
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS, Bức tranh vẽ cảnh ở đâu?
Cảnh buổi sáng hay buổi chiều?
Dựa vào đâu mà em biết?
Có những con vật nào trong khu rừng?
Các con vật đang làm gì?
Mặt trời có hình gì?
Khung cảnh khu rừng vào buổi sáng thư thế nào?
 - GV yêu cầu một số (2 - 3) HS trả lời những câu hỏi trên.( Gợi ý: Bức tranh vẽ cảnh ở rừng, vào buổi sáng. Vì có hình ảnh mặt trời chiếu rọi. Có những con vật: chồn, gấu, lợn, sóc, thỏ, khi. Các con vật đứng thành vòng tròn, cầm tay nhau nhảy múa. Khi một tay đu cành cây, một tay bắt bướm. Chim và bướm đang bay lượn. Mặt trời có hinh tròn. Khung cảnh khu rừng vào buổi sáng thật vui nhộn).
- GV có thể mở rộng giúp HS có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ động vật, giữ gìn tài nguyên môi trường của đất nước.
8. Củng cố
- HS tham gia trò chơi để tìm một số từ ngữ chứa vần on, ôn, ơn và đặt câu với các từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

-HS viết
- HS lắng nghe


- HS lắng nghe

- HS đọc thầm, tìm .

- HS đọc




- HS đọc



- HS đọc
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.

- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.

-Hs lắng nghe
-HS chơi
-HS làm
 

LUYỆN VIẾT
LUYỆN VIẾT AN, ĂN, ÂN, ON, ÔN, ƠN

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS củng cố về đọc viết các vần an, ăn, ân, on, ôn, ơn đã học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Vở bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ôn đọc:
- GV ghi bảng.
an, ăn, ân, on, ôn, ơn
- GV nhận xét, sửa phát âm.
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
an, ăn, ân, on, ôn, ơn, bạn, lăn, cần, con, chồn, sơn. Mỗi chữ 1 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
3. Chấm bài:
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.

- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.




- HS viết vở ô ly.





- Dãy bàn 1 nộp vở.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây