Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Bài giảng Tiếng Việt 1, bài 25: Ôn tập và kể chuyện – Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Thứ ba - 15/09/2020 10:33
Hướng dẫn soạn giáo án mẫu bài giảng Tiếng Việt 1, bài 25: Ôn tập và kể chuyện - Sách kết nối tri thức với cuộc sống.

I. MỤC TIÊU

* Giúp HS:
- Nắm vững cách đọc các âm r, s, t, tr, th, ia, ua, ưa; cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu có các âm r, s, t, tr, th, ia, ua, ưa hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Phát triển kĩ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm chữ đã học.
- Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyện Chó sói và cừu non và trả lời câu hỏi. Thông qua việc nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi HS cũng được phát triển một số ki năng khác như ghi nhớ các chi tiết, suy đoán, đánh giá, phản hồi, xử lí tình huống,... và có ý thức gắn mình với tập thể và cộng đồng.

II. CHUẨN BỊ

- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm r, s, t, tr, th, ia, ua, ưa; cấu tạo và cách viết các chữ ghi r, s, t, tr, th, ia, ua, ưa; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. Chú ý nghĩa của những từ ngữ khó hoặc dễ nhầm lẫn.
- Những lỗi về chữ viết dễ mắc do phát âm phương ngữ .
- Mùa hè: ở nước ta, mùa hè vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 âm lịch, trời nóng nực, thường có mưa rào.
- Mùa thu: ở nước ta, mùa thu vào khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch, trời mát mẻ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động
- HS viết chữ r, s, t, tr, th, ia, ua, ưa
2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ
a. Đọc tiếng:
- GV yêu cầu HS ghép âm dấu với nguyên âm để tạo thành tiếng (theo mẫu) và đọc to tiếng được tạo ra: theo cá nhân, theo nhóm và đồng thanh cả lớp.
- Sau khi đọc tiếng có thanh ngang, GV có thể cho HS bổ sung các thanh điệu khác nhau để tạo thành những tiếng khác nhau và đọc to những tiếng đó.
b. Đọc từ ngữ:
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cá nhân, nhóm), đọc đóng thanh (cả lớp). Lưu ý: GV cũng có thể tổ chức hoạt động dạy học ở mục 2 này bằng cách tổ chức trò chơi phù hợp với HS. Tuy nhiên, cần đảm bảo yếu tố thời gian của tiết học.
3. Đọc câu
Câu 1: Mùa hè, nhà bà có gì?
- HS đọc thầm cả câu, tìm tiếng có chứa các âm đã học trong tuần.
- GV giải thích nghĩa của từ ngữ (nếu cần).
- GV đọc mẫu.
- HS đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đóng thanh theo GV.
Câu 2: Mùa thu, nhà bà có gì?
Thực hiện các hoạt động tương tự như đọc câu 1.
4. Viết
- GV hướng dẫn HS viết vào Tập viết 1, tập một từ mưa lũ trên một dòng kẻ. Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gian cho phép và tốc độ viết của HS.
- GV lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ cái.
- GV quan sát, nhận xét và sửa lỗi cho HS.

-Hs viết



-Hs ghép và đọc
-Hs trả lời
-HS đọc



- HS đọc





- HS đọc
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
-Một số (4 5) HS đọc sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.




-Hs lắng nghe
-HS viết
-HS nhận xét
-Hs lắng nghe
 
TIẾT 2
5. Kể chuyện
a. Văn bản
CHÓ SÓI VÀ CỪU NON
Một con sói đi kiếm ăn cả ngày trong rừng mà chưa kiếm được gì. Gần tối, nó đi ra của rừng thì gặp một đàn cừu. Cuối đàn, một chú cừu non đi tụt lại sau, vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Sói ta mừng quá, vội vàng áp sát chú cừu non.
Thấy sói, cừu non hoảng hốt. Cố trấn tĩnh, cừu non bước tới trước mặt sói, nói:
- Thưa bác! Anh chăn cừu sai tôi đến nộp mạng cho bác. Nhưng anh dặn tôi phải hát tặng bác một bài thật hay để bác nghe cho vui tai trước khi ăn thịt tôi.
Nghe cừu nói vậy, sói mừng thầm, Sói đồng ý. Cừu non ráng sức kêu lên thật to. Tiếng be be của cừu dội vào vách núi. Anh chăn cừu nghe được, lập tức vác gậy chạy lại. Nhân lúc chó sói đang vểnh tai nghe hát không để ý anh chăn cừu nện cho nó một trận. Cừu non thoát nạn nhờ nhanh trí và can đảm. Còn chó sói độc ác no đòn, bỏ chạy:
(Theo La Phông-ten)
b. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời
Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện.
Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi. HS trả lời.
Đoạn 1: Từ đầu đến áp sát chủ cừu non. GV hỏi HS:
1. Phần mở đầu cho biết truyện có những nhân vật nào?
2. Nhởn nhơ gặm cỏ, cừu non gặp phải chuyện gì?
Đoạn 2: Từ Thấy sói đến ăn thịt tôi. GV hỏi HS:
3. Cừu non nói gì với sói?
Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết. GV hỏi HS:
4. Cừu non đã làm gì để thoát khỏi sói?
5. Câu chuyện kết thúc như thế nào?
 - GV có thể tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể. c. HS kể chuyện
-GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV. Một số HS kể toàn bộ câu chuyện. GV cần tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể. GV cũng có thể cho HS đóng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi kế chuyện. Tuỷ vào khả năng của HS và điều kiện thời gian để tổ chức các hoạt động cho hấp dẫn và hiệu quả.
6. Củng cố
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- GV khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: kể cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè câu chuyện. Ở tất cả các bài, truyện kể không nhất thiết phải đầy đủ và chính xác các chi tiết như được học ở lớp. HS chỉ cần nhớ một số chi tiết cơ bản và kể lại.























-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe


-Hs trả lời
-Hs trả lời


-Hs trả lời

-Hs trả lời
-Hs trả lời

-HS kể
-HS kể









-HS lắng nghe

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây