Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động - HS viết chữ u, ư, ch, kh 2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ a. Đọc tiếng: - GV yêu cầu HS ghép âm dấu với nguyên âm để tạo thành tiếng (theo mẫu) và đọc to tiếng được tạo ra: theo cá nhân, theo nhóm và đồng thanh cả lớp. - Sau khi đọc tiếng có thanh ngang, GV có thể cho HS bổ sung các thanh điệu khác nhau để tạo thành những tiếng khác nhau và đọc to những tiếng đó. b. Đọc từ ngữ: - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cá nhân, nhóm), đọc đóng thanh (cả lớp). Lưu ý: GV cũng có thể tổ chức hoạt động dạy học ở mục 2 này bằng cách tổ chức trò chơi phù hợp với HS. Tuy nhiên, cần đảm bảo yếu tố thời gian của tiết học. 3. Đọc câu Câu 1: Chị cho bé cá cờ. - HS đọc thầm cả câu, tìm tiếng có chứa các âm đã học trong tuần. - GV giải thích nghĩa của từ ngữ (nếu cần). - GV đọc mẫu. - HS đọc thành tiếng cả câu (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đóng thanh theo GV. Câu 2: Dì Kha cho Hà đi chợ. Thực hiện các hoạt động tương tự như đọc câu 1. 4. Viết - GV hướng dẫn HS viết vào Tập viết 1, tập một từ đỗ đỏ trên một dòng kẻ. Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gian cho phép và tốc độ viết của HS. - GV lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ cái. - GV quan sát, nhận xét và sửa lỗi cho HS. |
-Hs viết -Hs ghép và đọc -Hs trả lời - HS đọc - HS đọc - HS đọc -Hs lắng nghe -Hs lắng nghe -Một số (4 5) HS đọc sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. -Hs lắng nghe -HS viết -HS nhận xét -Hs lắng nghe |
5. Kể chuyện a. Văn bản CON QUẠ THÔNG MINH
Một con quạ đang khát nước. Nó bay mãi nhưng chẳng kiếm được một giọt nào. Mệt quá, nó đậu xuống một cành cây để nghỉ. Nó nhìn thấy một cái bình ở dưới gốc cây:Quạ sà xuống đất, ngó vào bình và thấy trong bình có nước. Nó thò mỏ vào, nhưng nước trong bình ít quá, mỏ nó không thể tới được. Nhìn xung quanh, qua thấy những viên sỏi nhỏ. Nó thử lấy mỏ gắp một viên sỏi thả vào bình và thấy nước dâng lên một chút. Nó tiếp tục gặp những viên sỏi khác thả vào bình. Chẳng bao lâu, nước đã dâng lên đến miệng bình. Quạ uống thoả thích rồi bay lên cây nghỉ ngơi. (Theo I. La Fontaine)
b. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện. Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi. HS trả lời. Đoạn 1: Từ đầu đến ở dưới gốc cây. GV hỏi HS: 1. Qua thấy gì ở dưới gốc cây Đoạn 2: Từ Quạ sà xuống đất đến không thể tới được. GV hỏi HS: 2. Quạ có uống được nước trong bình không? Vì sao? Đoạn 3: Từ Nhìn xung quanh đến gắp những viên sỏi khác thả vào bình, GV hỏi HS: 3. Quạ đã nghĩ ra điều gì? Đoạn 4: Từ Chẳng bao lâu đến hết. GV hỏi HS: 4. Cuối cùng, quạ có uống được nước trong bình không? Vì sao? - GV có thể tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phủ hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể. c. HS kể chuyện -GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV. Một số HS kể toàn bộ câu chuyện.GV cần tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kế. GV cũng có thể cho HS đóng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi kế chuyện. Tuỷ vào khả năng của HS và điều kiện thời gian để tổ chức các hoạt động cho hấp dẫn và hiệu quả. 6. Củng cố - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - GV khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: kể cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè câu chuyện Búp bê và dế mèn. Ở tất cả các bài, truyện kể không nhất thiết phải đầy đủ và chính xác các chi tiết như được học ở lớp. HS chỉ cần nhớ một số chi tiết cơ bản và kể lại. |
-Hs lắng nghe -Hs lắng nghe -Hs trả lời Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -HS kể -HS lắng nghe |
Ý kiến bạn đọc