CHỦ ĐỀ 7: THÔNG TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO, CHU KÌ TẾ BÀO VÀ PHÂN BÀO
Câu hỏi 7.1. Quá trình truyền thông tin tế bào gồm ba giai đoạn:
A. truyền tin nội tiết, truyền tin cận tiết và truyền tin qua synapse.
B. tiếp nhân tín hiệu, truyền tin và đáp ứng.
C. tiếp nhận tín hiệu, phân rã nhân và tạo tế bào mới.
D. tiếp nhận tín hiệu, đáp ứng và phân chia tế bào.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu hỏi 7.2. Quá trình truyền tin nội bào thường bắt đầu khi
A. phân tử tín hiệu làm protein thụ thể thay đổi.
B. tín hiệu hóa học được giải phóng từ tế bào alpha.
C. tế bào đích thay đổi hình dạng.
D. hormone được giải phóng từ tuyến nội tiết vào máu.
Trả lời:
Đáp án: A
Câu hỏi 7.3. Sự truyền tín hiệu qua synapse giữa các tế bào thần kinh lân cận giống như truyền tín hiệu hormone (truyền tin nội tiết) ở đặc điểm nào sau đây?
A. Các phân tử tín hiệu được tiết vào máu.
B. Các phân tử tín hiệu được truyền ở khoảng cách xa.
C. Các phân tử tín hiệu có cấu trúc giống nhau.
D. Cần có sự liên kết của phân tử tín hiệu với thụ thể.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu hỏi 7.4. Khi một tế bào giải phóng phân tử tín hiệu vào môi trường, một số tế bào trong môi trường xung quanh trả lời, đây là
A. kiểu truyền tín đặc trưng của hormone.
B. truyền tin nội tiết.
C. truyền tin cận tiết.
D. truyền tin qua tiếp xúc trực tiếp giữa các tế bào.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu hỏi 7.5. Phát biểu nào sau đây mô tả đúng về quá trình truyền thông tin giữa các tế bào?
A. Các tế bào truyền thông tin với nhau thường ở gần nhau.
B. Các thụ thể giữ nguyên hình dạng khi liên kết với phân tử tín hiệu.
C. Lipid màng bị biến đổi trong quá trình truyền tin.
D. Hoạt động enzyme trong tế bào chất hoặc sự tổng hợp RNA của tế bào nhận tín hiệu có thể biến đổi.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu hỏi 7.6. Xác định thứ tự đúng của các sự kiện xảy ra trong quá trình tương tác của một tế bào với một phân tử tín hiệu:
I. Thay đổi hoạt động của tế bào đích.
II. Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể.
III. Phân tử tín hiệu được tiết ra từ tế bào tiết.
IV. Truyền tin nội bào.
A. I → II → III → IV.
B. II → III → I → IV.
C. III → II → IV → I.
D. IV → II → I → III.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu hỏi 7.7. Các phân tử tín hiệu ưa nước như insulin, adrenaline
A. được vận chuyển qua màng và liên kết với thụ thể bên trong tế bào (thụ thể nội bào).
B. liên kết với phospholipid màng.
C. liên kết với thụ thể màng.
D. không đi qua màng nên không gây đáp ứng ở tế bào đích.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu hỏi 7.8. Biểu hiện nào sau đây là kết quả của việc một phân tử tín hiệu liên kết với một thụ thể?
A. Sự hoạt hóa enzyme thụ thể.
B. Sự thay đổi hình dạng của thụ thể.
C. Sự di chuyển của thụ thể trong màng sinh chất.
D. Sự giải phóng tín hiệu khỏi thụ thể.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu hỏi 7.9. Phân tử tín hiệu kị nước như hormone steroid thường liên kết với
A. thụ thể bên trong tế bào.
B. phospholipid màng.
C. kênh ion.
D. thụ thể màng.
Trả lời:
Đáp án: A
Câu hỏi 7.10. Đặc điểm khác biệt chính của một tế bào đáp ứng với một tín hiệu và một tế bào không có đáp ứng với tín hiệu là có
A. lipid màng liên kết với tín hiệu.
B. con đường truyền tin nội bào.
C. phân tử truyền tin nội bào.
D. thụ thể đặc hiệu.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu hỏi 7.11. Điều gì có thể xảy ra với các tế bào đích của một động vật khi thiếu thụ thể của con đường truyền tín hiệu cận tiết?
A. Chúng có thể đáp ứng bình thường với các chất dẫn truyền thần kinh qua synapse.
B. Chúng không thể phân chia khi đáp ứng với các yếu tố tăng trưởng được tiết ra từ các tế bào lân cận.
C. Chúng có thể phân chia nhưng không bao giờ đạt kích thước bình thường.
D. Hormone nội tiết không thể tương tác với các tế bào đích.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu hỏi 7.12. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các phân tử tín hiệu ngoại bào ưa nước phải liên kết với một thụ thể màng để truyền tín hiệu đến một tế bào đích làm thay đổi hoạt động của nó.
B. Để hoạt động, tất cả các phân tử tín hiệu ngoại bào phải được vận chuyển bởi các thụ thể của chúng qua màng sinh chất vào bào tương.
C. Một thụ thể màng chỉ có khả năng gắn với một loại phân tử tín hiệu dẫn đến chỉ một loại đáp ứng tế bào.
D. Bất kì chất lạ nào liên kết với thụ thể của một phân tử tín hiệu bình thường sẽ luôn tạo ra đáp ứng tương tự phân tử tín hiệu trên cùng loại tế bào.
Trả lời:
Đáp án: A
Câu hỏi 7.13. Sự ức chế phân tử truyền tin nội bào có thể dẫn đến kết quả nào sau đây?
A. Ức chế đáp ứng với tín hiệu.
B. Ức chế sự hoạt hóa thụ thể.
C. Kéo dài đáp ứng tế bào.
D. Làm giảm số lượng phân tử truyền tin nội bào.
Trả lời:
Đáp án: A
Câu hỏi 7.14. Các phân tử tín hiệu kị nước như testosterone đi qua màng của tất cả các tế bào nhưng chỉ ảnh hưởng đến các tế bào đích bởi vì
A. chỉ các tế bào đích mới có các đoạn DNA thích hợp.
B. chỉ các tế bào đích có các enzyme vận chuyển testosterone.
C. thụ thể nội bào chỉ có ở tế bào đích.
D. chỉ trong các tế bào đích testosterone mới có thể bắt đầu chuỗi truyền tin nội bào dẫn đến kích hoạt sự phiên mã gene.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu hỏi 7.15. Sự kết thúc quá trình truyền thông tin giữa các tế bào đòi hỏi điều gì sau đây?
A. Loại bỏ thụ thể.
B. Đảo ngược sự liên kết giữa phân tử tín hiệu và thụ thể.
C. Hoạt hóa một loạt các phân tử truyền tin khác.
D. Phân hủy phân tử truyền tin cuối cùng.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu hỏi 7.16. Thời gian của một chu kì tế bào được xác định bằng:
A. thời gian sống và phát triển của tế bào.
B. thời gian các pha của chu kì tế bào (G1 + S + G2 + M).
C. thời gian của quá trình nguyên phân.
D. thời gian phân chia của tế bào chất.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu hỏi 7.17. Phát biểu nào sau đây không đúng về chu kì tế bào?
A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào.
B. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân.
C. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào.
D. Thời gian chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu hỏi 7.18. Một học sinh quan sát tế bào đầu rễ củ hành tây dưới kính hiển vi và đếm số lượng tế bào trong mỗi pha của chu kì tế bào. Học sinh đã thu thập dữ liệu trong khi quan sát ba vị trí khác nhau của đầu rễ hành tây và ghi lại trong bảng dưới đây.
Các kì của chu kì tế bào |
Số lượng tế bào |
Vị trí I |
Vị trí II |
Vị trí III |
Trung bình |
Kì trung gian |
171 |
167 |
173 |
15 |
Kì đầu |
13 |
17 |
15 |
15 |
Kì giữa |
7 |
6 |
8 |
7 |
Kì sau |
5 |
7 |
6 |
6 |
Kì cuối |
5 |
9 |
7 |
7 |
Dựa vào số liệu của bảng có thể nhận thấy:
A. Phần lớn các nhiễm sắc thể đang co ngắn.
B. Phần lớn các nhiễm sắc thể không phân biệt rõ được.
C. Phần lớn các nhiễm sắc thể xếp thẳng hàng ở mặt phẳng xích đạo.
D. Các sợi tơ vô sắc đang kéo các nhiễm sắc thể rời ra.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu hỏi 7.19. Sơ đồ sau minh họa quá trình truyền tin từ tế bào tuyến tụy (tế bào tiết glucagon) đến tế bào gan. Em hãy:
a) Nêu các yếu tố tham gia quá trình truyền tin này. Các phân tử A, B, C, D thuộc loại nào?
b) Trình bày các giai đoạn của quá trình truyền tin này.
c) Nếu phân tử C bị biến đổi không tham gia được con đường truyền tin, quá trình truyền tin này sẽ thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Quá trình truyền thông tin từ tế bào tuyến tụy (tiết glucagon) đến tế bào gan.
a) Các yếu tố tham gia quá trình truyền tin này: phân tử tín hiệu (glucagon), thụ thể của glucagon, tế bào đích (tế bào gan). Phân tử A là thụ thể của glucagon; các phân tử B, C, D là các phân tử truyền tin nội bào.
b) Các giai đoạn:
- Tiếp nhân: Glucagon liên kết với thụ thể ở tế bào gan, làm thay đổi hình dạng thụ thể, thụ thể được hoạt hóa.
- Truyền tin nội bào: Thụ thể hoạt hóa phân tử A, từ đó các phân tử truyền tin nội bào B, C, D được hoạt hóa.
- Đáp ứng: Glycogen phosphorylase được hoạt hóa, xúc tác sự phân giải glycogen tạo thành glucose, làm tăng hàm lượng glucose trong máu.
Câu hỏi 7.20. Nêu những diễn biến cơ bản của các kì và các pha trong chu kì tế bào.
Trả lời:
Những diễn biến cơ bản của các kì trong chu kì tế bào:
- Kì trung gian (gồm pha G1, pha S và pha G2): Nhiễm sắc thể dãn xoắn thuận lợi cho nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể.
- Kì đầu: Nhiễm sắc thể đóng xoắn, co ngắn, dầy lên. Thoi vô sắc đính vào tâm động.
- Kì giữa: Nhiễm sắc thể đóng xoắn, co ngắn cực đại, có hình dạng và kích thước đặc trưng. Nhiễm sắc thể xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
- Kì sau: Nhiễm sắc thể tách ra ở tâm động, phân li về hai cực của tế bào.
- Kì cuối: Phân chia nhân. Nhiễm sắc thể bắt đầu dãn xoắn.
Những diễn biến cơ bản của các pha trong chu kì tế bào: xem bảng 13.1 SGK trang 82.
Câu hỏi 7.21. Chu kì tế bào có ba điểm kiểm soát, đó là những điểm nào? Nêu vai trò của mỗi điểm kiểm soát.
Trả lời:
Điểm kiểm soát là một trong số các điểm trong chu kì tế bào nhân thực, tại đó sự tiến triển của tế bào sang giai đoạn tiếp theo trong chu kì có thể bị dừng lại cho đến khi các điều kiện thuận lợi.
- Điểm kiểm soát G1 được xác định bởi các yêu tố và tín hiệu bên ngoài. Sai sót DNA và các yếu tố cần thiết khác được đánh giá tại điểm kiểm soát G1; nếu điều kiện không đầy đủ, tế bào sẽ không tiếp tục đến pha S của chu kì tế bào.
- Điểm kiểm soát G2 đảm bảo tất cả các nhiễm sắc thể đã được sao chép và DNA được sao chép không bị hư hỏng trước khi tế bào bước vào quá trình nguyên phân (pha M).
- Điểm kiểm soát M xác định xem tất cả các chromatid chị em có được gắn chính xác vào các vi ống hình thoi hay không trước khi tế bào bước vào kì sau của nguyên phân.
Câu hỏi 7.22. Nêu các bước của quá trình từ một tế bào bình thường trở thành tế bào ung thư.
Trả lời:
Nếu một trong những gen tạo ra protein điều hòa bị đột biến, nó sẽ tạo ra bộ điều hòa chu kì tế bào dị dạng, có thể không có chức năng, làm tăng khả năng nhiều đột biến không được sửa chữa trong tế bào. Mỗi thế hệ tế bào tiếp theo sẽ bị tổn thương nhiều hơn. Chu kì tế bào có thể tăng tốc độ do mất các protein điểm kiểm soát chức năng. Các tế bào có thể mất khả năng tự hủy và cuối cùng trở thành “bất tử” (tế bào ung thư).
Câu hỏi 7.23. Ghi chú thích phù hợp tương ứng với các số trong hình dưới đây.
Trả lời:
1 - Phân chia nhân
2- Phân chia tế bào chất
3 - Kì trung gian
4 - Kì đầu
5 - Kì giữa
6 - Kì sau
7 - Kì cuối
8 - Pha M
9 - Pha G1 + S + G2
Câu hỏi 7.24. Trong ống dẫn tế bào sinh dục có 10 tế bào sinh dục thực hiện sự phân bào nguyên nhiễm liên tiếp một số đợt đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 2480 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo ra các giao tử, môi trường nội bào đã cấp thêm nguyên liệu tạo ra 2560 nhiễm sắc thể đơn. Biết rằng, hiệu suất thụ tinh của giao tử bằng 10% và sự thụ tinh đã làm hình thành 128 hợp tử.
a) Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
b) Xác định giới tính của cơ thể đã tạo ra các giao tử đó.
Trả lời:
a) Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài:
Theo bài ra 10 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân k lần cho 10.2k tế bào.
Vậy: 2480 nhiễm sắc thể đơn = 10.2n.(2k - 1) (1)
Khi các tế bào con bước vào giai đoạn giảm phân, nhiễm sắc thể nhân đôi một lần. Ta có:
2560 nhiễm sắc thể đơn = 10.2n.2k (2)
So sánh (1) và (2) suy ra bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài 2n = 8.
b) Xác định giới tính của cơ thể đã tạo ra các giao tử:
Số giao tử hình thành: 128 : 10% = 1280 (giao tử).
Số tế bào mẹ giao tử trước giảm phân là 2560 : 8 = 320 (tế bào).
Vậy 1 tế bào mẹ giảm phân cho 1280 : 320 = 4 (giao tử).
Suy ra cá thể đó là cá thể đực.
Câu hỏi 7.25. Quan sát hình (1) đến hình (8), xác định giai đoạn phân bào nguyên phân, số nhiễm sắc thể (NST), số chromatid, số tâm động, bộ NST lưỡng bội (2n) của loài.
Trả lời:
|
Hình 1 |
Hình 2 |
Hình 3 |
Hình 4 |
Hình 5 |
Hình 6 |
Hình 7 |
Hình 8 |
Giai đoạn phân bào |
Kì giữa I (GP) |
Kì sau I (GP) |
Kì giữa (NP) |
Kì sau (NP) |
Kì giữa II (GP) |
Kì giữa I (GP) |
Kì giữa (NP) |
Kì sau II (GP) |
Số NST |
4 |
2 + 2 |
4 |
4 + 4 |
3 |
6 |
6 |
3 + 3 |
Số chromatid |
8 |
4 + 4 |
8 |
4 + 4 |
6 |
12 |
12 |
3 + 3 |
Số tâm động |
4 |
2 + 2 |
4 |
4 + 4 |
3 |
6 |
6 |
3 + 3 |
Bộ NST lưỡng bội (2n) |
4 |
(-) |
4 |
4 + 4 |
3 |
6 |
6 |
(-) |
Câu hỏi 7.26. Nêu những lỗi sai trong quá trình phân chia tế bào có thể dẫn đến ung thư.
Trả lời:
- Mỗi pha của chu kì tế bào được giám sát bởi các điểm kiểm tra. Có ba điểm kiểm tra chính trong chu kì tế bào: một điểm ở gần cuối G1, điểm thứ hai ở quá trình chuyển đổi G2/M và điểm thứ ba trong pha M (chuyển đổi từ kì giữa sang kì sau). Các phân tử điều hòa dương tính (tích cực) cho phép chu kì tế bào chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Các phân tử điều hòa âm tính giám sát các điều kiện tế bào và có thể tạm dừng chu kì cho đến khi các yêu cầu cụ thể được đáp ứng.
- Ung thư bao gồm nhiều bệnh khác nhau do một cơ chế chung gây ra: sự phân bào không kiểm soát của tế bào. Bất chấp mức độ dự phòng và chồng chéo của kiểm soát chu kì tế bào, lỗi vẫn xảy ra. Một trong những quá trình quan trọng được theo dõi bởi cơ chế giám sát điểm kiểm tra chu kì tế bào là sự sao chép thích hợp của DNA trong pha S. Ngay cả khi tất cả các quá trình kiểm soát chu kì tế bào hoạt động đầy đủ, một tỉ lệ nhỏ lỗi sao chép (đột biến) sẽ được chuyển sang các tế bào con. Nếu những thay đổi đối với trình tự nucleotide DNA xảy ra trong phần mã hóa của gen và không được sửa chữa thì một đột biến gen sẽ xảy ra. Tất cả các bệnh ung thư đều bắt đầu khi đột biến gen làm phát sinh một protein bị lỗi đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản tế bào.
Câu hỏi 7.27. Mô tả các sự kiện bên ngoài có thể ảnh hưởng đến điều hòa chu kì tế bào.
Trả lời:
- Sự chết của các tế bào lân cận và sự hiện diện hoặc vắng mặt của một số hormone nhất định có thể tác động đến chu kì tế bào.
- Việc giải phóng các hormone thúc đẩy tăng trưởng, chẳng hạn như HGH, có thể bắt đầu quá trình phân chia tế bào và việc thiếu các hormone này có thể ức chế sự phân chia tế bào.
- Sự phát triển tăng kích thước của tế bào có thể dẫn tới phân chia tế bào vì tế bào phải phân chia khi tỉ lệ bề mặt trên thể tích giảm; số lượng tế bào quá nhiều gây ức chế sự phân chia tế bào.
- Các điều kiện chính phải được đáp ứng trước khi tế bào có thể chuyển sang pha tiếp theo trong chu kì tế bào.
Câu hỏi 7.28. Một tế bào sinh dưỡng của người có khối lượng DNA là 6,6.10-12 gam và có 46 nhiễm sắc thể. Hãy điền vào bảng sau về khối lượng DNA và số lượng nhiễm sắc thể đơn và nhiễm sắc thể kép ở mỗi giai đoạn trong một chu kì tế bào.
Các giai đoạn |
Khối lượng (gam) 1 tế bào |
Số lượng nhiễm sắc thể/ 1 tế bào |
Pha G1 |
|
|
Pha S |
|
|
Pha G2 |
|
|
Kì đầu |
|
|
Kì giữa |
|
|
Kì sau |
|
|
Kì cuối |
|
|
Trả lời:
Các giai đoạn |
Khối lượng (gam) 1 tế bào |
Số lượng nhiễm sắc thể/ 1 tế bào |
Pha G1 |
6,6 . 10–12 |
46 nhiễm sắc thể đơn |
Pha S |
Tang dần đến 13,2 . 10–12 |
46 nhiễm sắc thể đơn → 46 nhiễm sắc thể kép |
Pha G2 |
13,2 . 10–12 |
46 nhiễm sắc thể kép |
Kì đầu |
13,2 . 10–12 |
46 nhiễm sắc thể kép |
Kì giữa |
13,2 . 10–12 |
46 nhiễm sắc thể kép |
Kì sau |
13,2 . 10–12 |
46 nhiễm sắc thể đơn |
Kì cuối |
6,6 . 10–12 |
46 nhiễm sắc thể đơn |
Câu hỏi 7.29
Phân tích hàm lượng DNA trong một tế bào qua các kiểu phân bào và qua các kì phân bào người ta vẽ được đồ thị dưới đây:
(1) Hãy đặt tên cho đồ thị.
(2) Xác định a, b, c, d, e, g, h, i thuộc kì nào của kiểu phân bào nào?
(3) Cho biết bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 46, hãy xác định số NST và số chromatid của mỗi nhiễm sắc thể trong các kì a, b, c, d, e, g, h, i rồi điền vào bảng dưới đây:
|
a, c, e |
b, d, g |
h |
i |
Số NST |
|
|
|
|
Số chromatid/ nhiễm sấc thể |
|
|
|
|
Trả lời:
(1) Đặt tên cho đồ thị: Phân tích đồ thị ta thấy ở a, c, e, h hàm lượng DNA bằng 7,3.10-12g, trong khi ở b, d, g hàm lượng DNA bằng 14,6.10-12g (gấp đôi) nghĩa là đã có sự nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể. Từ h chuyển sang i hàm lượng DNA lại giảm đi một nửa, chỉ còn 3,6.10-12 g nghĩa là đã có sự phân bào. Như vậy từ a đến e là quá trình nguyên phân liên tiếp; còn từ e đến I là quá trình giảm phân. Vậy đây là đồ thị mô tả sự phát triển của tế bào sinh dục.
(2)
a, c, e: kì cuối của nguyên phân.
b, d: kì đầu đến kì giữa của nguyên phân.
g: kì đầu đến kì giữa của giảm phân.
h: kì cuối giảm phân I.
i: kì cuối giảm phân II.
(3) Xác định số nhiễm sắc thể và số chromatid của mỗi nhiễm sắc thể trong các kì a, b, c, d, e, g, h, i:
|
a, c, e |
b, d, g |
h |
i |
Số NST |
46 |
46 |
23 |
23 |
Số chromatid/ nhiễm sấc thể |
1 |
2 |
2 |
1 |