Câu 1 trang 110: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện luận đề, hệ thống luận điểm và những lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu của mỗi luận điểm của hai văn bản:
“Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người và
Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi.
Trả lời:
* “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người
* Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
Câu 2 trang 110: Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong cách đặt vấn đề và cách tổ chức luận điểm của hai văn bản
Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người và
Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi. Từ đó, em rút ra bài học gì khi thực hành viết bài văn nghị luận văn học?
Trả lời:
Sự tương đồng |
Sự khác nhau |
- Đăt vấn đề trực tiếp.
- Đi từ suy ngẫm về nhân vật, chi tiết để dẫn đến kết luận cuối cùng.
- Các luận điểm được tổ chức theo trật tự phù hợp, chặt chẽ, rõ ràng. |
Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người |
Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi |
- Cách đặt vấn đề: Đặt vấn đề có trong nội dung của chính tác phẩm đang bàn luận.
- Cách tổ chức luận điểm:
Các luận điểm trong bài có vị trí, vai trò ngang bằng nhau. Sau mỗi luận điểm đều có các dẫn chứng, lí lẽ làm sáng tỏ luận điểm. |
- Cách đặt vấn đề: Từ một vấn đề trong một tác phẩm văn học, tác giả suy nghĩ về một vấn đề chung và khái quát hơn.
- Cách tổ chức luận điểm: Trong bài có các luận điểm lớn, trong mỗi luận điểm lớn lại có những luận điểm nhỏ hơn, giúp luận điểm chính thêm rõ ràng. |
- Khi thực hành viết bài văn nghị luận văn học, cần:
+ Có những luận điểm rõ ràng, liên kết khăng khít với nhau. Trong bài làm có thể có các luận điểm chính, sau đó đến luận điểm phụ; hoặc các luận điểm có vai trò ngang nhau, dùng lí lẽ, bằng chứng xác đáng để thuyết phục người đọc.
+ Cần đặt vấn đề trực tiếp, dễ hiểu, có sự liên quan với tác phẩm đang được bàn tới.
Câu 3 trang 110: Viết đoạn văn (khoảng 8 - 10 câu) phân tích vẻ đẹp ngôn từ của một đoạn trích truyện thơ Nôm hoặc tác dụng của yếu tố kì ảo trong một truyện truyền kì, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp hoặc cách dẫn gián tiếp.
Đoạn văn 1:
Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì Người con gái Nam Xương có vai trò vô cùng quan trọng. Truyện Người con gái Nam Xương được trích trong Truyền kì mạn lục, một tác phẩm được người đời gọi là “Thiên cổ kì bút”. Trong truyện, yếu tố kì ảo đạm nét ở phần cuối truyện, khi Vũ Nương hiện lên và nói lời chào với Trương Sinh. Yếu tố kì ảo đó đã thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ. Ông không để Vũ Nương chết một cách oan uổng, mà giúp nàng được gặp lại chồng và con lần cuối. Đồng thời, qua yếu tố kì ảo, tác giả còn nhắc nhở mọi người về hậu quả của sự suy xét không rõ ràng. Ngoài ra, những chi tiết kì ảo khiến mạch truyện thêm hấp dẫn, mở nút cho câu chuyện, khiến câu chuyện dễ đi sâu vào tâm trí người đọc. Như vậy, các chi tiết kì ảo là yếu tố không thể thiếu đối với truyện Người con gái Nam Xương nói riêng, và các truyện truyền kì nói chung.
Đoạn văn 2:
Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ 16, có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”. Trong đó, các chi tiết kì ảo cũng góp phần thể hiện nội dung ý nghĩa truyện vô cùng đặc sắc. Yếu tố kì ảo không có trong toàn bộ câu chuyện mà chỉ hiện lên tập trung, đậm nét trong cái kết mới mà Nguyễn Dữ sáng tạo nên. Các chi tiết kì ảo trong truyện làm cho tác phẩm trở nên li kì, hấp dẫn hơn. Trong tác phẩm, tác giả xây dựng 3 chi tiết kì ảo. Thứ nhất là Phan Lang đêm nằm mộng thấy có người xin chàng thả rùa xanh mà chàng vừa bắt được (Linh phi hóa thân). Chi tiết thứ hai, Vũ Nương và Phan lang được Linh Phi cứu sống và cho ở nơi động rùa dưới thủy cung. Sau đó, Phan Lang được hồi sinh và trở về trần gian. Thứ ba, linh hồn Vũ Nương trở về trên bến sông khi Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng nói vài lời tỏ minh rồi từ từ biến mất trong sương khói mịt mờ. Các yếu tố kì ảo được đưa vào xen kẽ với những yếu tố thực về địa danh, về thời điểm lịch sử, nhân vật và sự kiện lịch sử, những chi tiết thực về trang phục của các mĩ nhân, về tình cảnh nhà Vũ Nương không người chăm sóc sau khi nàng mất… làm cho thế giới kì ảo lung linh, mơ hồ trở nên gần với cuộc đời thực, làm tăng độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.