Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn Ngữ văn 9, bài 1: Sơn Tinh Thủy Tinh - Sách Kết nối tri thức

Thứ ba - 04/06/2024 10:20
Soạn Ngữ văn 9 sách Kết nối tri thức, bài 1: Sơn Tinh Thủy Tinh - Trang 24, ...
Câu 1 trang 27: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về cốt truyện, cách kể giữa truyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh với bài thơ cùng tên của Nguyễn Nhược Pháp.
Trả lời:
- Giống nhau:
+ Đều là câu chuyện giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm của nước ta.
+ Thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.

- Khác nhau:
* Truyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh:
+ Được thể hiện theo thể loại truyện dân gian, phương thức truyền miệng.
+ Sau khi Sơn Tinh, Thủy Tinh thể hiện tài năng vua Hùng đã đưa yêu cầu về thời gian và số lượng lễ vật: “Ngày mai, nếu ai đem đồ sính lễ đến đây trước: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, thì được rước dâu về.”

+ …
* Bài thơ Sơn Tinh – Thủy Tinh:
+ Được thể hiện theo thể loại thơ, sản phẩm sáng tạo cá nhân của tác giả.
+ Chỉ nói là đưa lễ vật, không nói rõ ràng về thời gian và số lượng lễ vật là gì.
+ Tập trung vào miêu tả trận đánh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
+ …

Câu 2 trang 27: Phép thuật của Sơn Tinh và Thủy Tinh thể hiện cụ thể như thế nào? Theo em, người kể chuyện có bộc lộ thái độ thiên vị đối với nhân vật nào không? Dựa vào đâu em kết luận như vậy?
Trả lời:
- Phép thuật của Sơn Tinh và Thủy Tinh:
+ Sơn Tinh: “Vung tay niệm chú, núi từng dải; Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò”.
+ Thủy Tinh: “Bắt quyết hô mây to nước cả; Giậm chân rung khắp làng xung quanh”.
- Theo em người kể chuyện không bộc lộ thái độ thiên vị đối với nhân vật Sơn Tinh. Tác giả miêu tả hai nhân vật đều ngang tài ngang sức như nhau. Thần Sơn Tinh phi bạch hổ, oai phong lẫm liệt. Còn thần Thủy Tinh thì mang theo dáng vẻ phong trần với râu ria quăn xanh rì. Màu xanh của biển cả nhuốm trên mình chàng. Cưỡi rồng uy nghi càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp Thủy Tinh - vẻ đẹp của quyền lực, bão tố.

Câu 3 trang 27: Liệt kê những chi tiết miêu tả Mị Nương. Những chi tiết đó giúp em hình dung thế nào về nhân vật?
Trả lời:
- Những chi tiết miêu tả Mị Nương: “xinh như tiên trên trần”, “tóc xanh”, “viền má hây đỏ”, “miệng nàng hé thắm như san hô”, “tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ” …
- Những chi tiết trên cho ta thấy Mị Nương là một người xinh đẹp, có vẻ đẹp dịu dàng nghiêng nước, nghiêng thành…

Câu 4 trang 27: Cảnh giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh được nhà thơ miêu tả bằng những chi tiết nào? Phân tích một chi tiết gây ấn tượng mạnh đối với em.
Trả lời:
- Cảnh giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh được nhà thơ miêu tả bằng những chi tiết sau:
+ Choàng nghe sóng vỗ reo như sấm.
+ Bạch hổ dừng chân, lùi, vểnh tai
+ Sóng cả gầm reo lăn như chớp
+ Cá voi quác mồm to muốn đớp.
+ Cá mập quẫy đuôi cuồng nhe răng
+ Càng cua lởm chởm giơ như mác
+ Hoa tay thần vẫy hùm, voi, báo
+ Đuôi quắp, nhe nanh, giơ vuốt đồng,
+ Đạp long đất núi, gầm, xông xáo.
+ …

- Chi tiết gây ấn tượng mạnh đối với em:
“Hoa tay thần vãy hùm, voi, báo;
Đuôi quắp, nhe nanh, giơ vuốt đồng,
Đạp long đất núi, gầm, xông xáo.
=> Thấy được sức mạnh của Sơn Tinh biểu trưng cho đất, núi, sinh vật trên rừng. Đồng thời thể hiện quyền lực và tài năng phi thường, thần kì của Sơn Tinh.

Câu 5 trang 27: Tính chất kì ảo thể hiện như thế nào trong câu chuyện được kể bằng thơ này? Cách miêu tả những yếu tố kì ảo có gì đặc sắc?
Trả lời:
- Tính chất kì ảo được thể hiện:
+ Qua ngoại hình của Sơn Tinh: Ba mắt.
+ Phương tiện di chuyển của các thần: Cưỡi trên con thú – rồng, hổ.
+ Các phép của hai vị thần như hô mưa gọi gió và phép tạo núi chặn dòng nước…
- Cách miêu tả yếu tố kì ảo đặc sắc ở chỗ có thêm rất nhiều chi tiết về các con vật đặc trưng ở trên cạn và dưới nước cùng tham gia giao tranh, kết hợp với các động từ mạnh. Tạo nên một trận chiến kì ảo đầy sức hấp dẫn.

Câu 6 trang 27: Theo em, điều gì làm nên sức hấp dẫn của bài thơ Sơn Tinh – Thủy Tinh?
Trả lời:
- Điều làm nên sức hấp dẫn của bài thơ Sơn Tinh – Thủy Tinh là:
+ Yếu tố kì ảo. Vì yếu tố kì ảo giúp cho bài thơ trở nên cuốn hút, hấp dẫn và thú vị hơn.
+ Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn.
+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật.
+ Thể thơ tự do.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây