Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn Ngữ văn 9, bài 1: Dế chọi - Sách Kết nối tri thức

Thứ ba - 04/06/2024 09:52
Soạn Ngữ văn 9 sách Kết nối tri thức, bài 1: Dế chọi - Trang 18, ...

* Trước khi đọc

Câu 1 trang 18: Em đã chơi hay quan sát trò chọi dế bao giờ chưa? Em hiểu gì về trò chơi này?
Trả lời:
- Em đã quan sát trò chọi dế.
- Dế chọi là một trò chơi chiến đấu giữa hai con dế đực để mua vui cho người xem. Dế chọi phải là con dế đực. Chọi dế là một thú vui của nhiều người. Thường thì trẻ con thường tự mò mẫm bắt dế tự nhiên rồi cho đá chọi với nhau.

Câu 2 trang 18: Em suy nghĩ thế nào về hậu quả của việc một ông vua lại mê chơi trò chọi dế?
Trả lời:
Trò chơi chọi dế phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Là một nhà vua cần lo lắng rất nhiều việc liên quan đến cả vận mệnh đất nước. Nếu quá mê chơi trò chọi dế khiến cho việc triều chính sẽ bị bỏ bê, kinh tế đi xuống, nền độc lập yên bình dân tộc không được đảm bảo. Đồng thời, khi vua chuộng, đam mê trò chơi, các quan lại sẽ học tập đua đòi theo và tìm mọi cách cống nạp con quý để lấy lòng, người dân sẽ phải chịu khổ, bo bê ruộng vườn để đi tìm thú vui này cho quan cống cho vua.
 

* Đọc văn bản

1. Theo dõi: Thời gian, không gian và sự việc liên quan đến nhan đề của truyện.   
Trả lời:
- Thời gian: Đời Tuyên Đức nhà Minh.
- Không gian: Trong cung, dân gian.
- Sự việc liên quan:
+ Trong cung rất chuộng trò chơi chọi dế yêu cầu dân gian cống nộp.
+ Muốn lấy lòng quan trên cho nên các Tri huyện đem hiến 1 con, quan chơi thử thấy hay đòi dâng nộp thường xuyên, Tri huyện lại đòi lí trưởng…(cứ theo cấp bậc để truyền lệnh cống nạp) và cấp bậc cuối cùng là người dân phải chịu tất cả những sách nhiễu vì chọi dế.

2. Theo dõi: Hoàn cảnh của nhân vật chính trong truyện.
Trả lời:
- Trong huyện có Thành đã dự khoa Đồng tử nhưng lâu không thi đỗ, tính chất phác nên bị bọn lí dịch gian giảo ép làm chức lí chính, tìm đủ cách chối từ mà không được, chưa đầy một năm thì chút ít gia sản đã cạn kiệt.

3. Theo dõi: Bà đồng bói toán có liên quan đến những sự việc nào trong truyện?
Trả lời:
Cô đồng bói toán liên quan đến việc vợ Thành đến xem và được cô đồng chỉ dẫn bằng một bức vẽ có liên quan đến việc bắt dế

4. Dự đoán: Điều gì xảy ra sau khi con Thành sống lại nhưng “thần thái ngây ngốc như người gỗ, cứ ngủ mê mệt”?
Trả lời:
- Dự đoán là hồn của con Thành đã nhập vào chú dế, nên khi con Thành sống lại nhưng “thần thái ngây ngốc như người gỗ, cứ ngủ mê mệt”.

5. Theo dõi: Con dế mới bắt được có gì kì lạ?
Trả lời:
- Vừa nhỏ, vừa ngắn mà màu tía.
- Hình dáng như con chó, cánh hoa mai, đầu vuông chân dài.

6. Đối chiếu: Điều em dự đoán ở trên có chính xác không?

- Điều em dự đoán là đúng.
- Con dế của Thành chiến thắng tất cả các con không chỉ vậy mỗi khi thấy tiếng đàn sáo còn nhảy nhót theo điệu nhạc. Từ đó mà Thành được ban chức lớn có ruộng vườn bao la, lầu gác nguy nga, giàu sang hơn cả các nhà thế gia.
 

* Sau khi đọc

Câu 1 trang 22: Nêu các sự kiện tạo nên cốt truyện và nhận xét ngắn gọn về không gian, thời gian, nhân vật chính trong truyện.
Trả lời:
- Các sự kiện tạo nên cốt truyện là:
+ Vua ra lệnh tìm bắt, nuôi nấng dế chọi để cống nạp.
+ Bà đồng gù lưng chỉ điểm chỗ tìm dế chọi khỏe.
+ Con trai Thành mở chậu dế chạy mất, con trai ngã xuống giếng.
+ Con trai Thành vẫn còn sống nhưng thần thái đờ đẫn, ngây ngốc.
+ Nghe tiếng gáy của một con dế trong nhà, Thành đuổi theo, bắt được, hoá ra là một con dế nhỏ, nhưng có thể thắng bất cứ con nào, do đó Thành được quan thưởng.
+ Con dế được dâng lên vua, trong cung, nó trở thành con dế vô địch, thắng bất cứ con dế kì lạ nào; đã thế lại còn biết nhảy mỗi khi có nhạc nổi lên.
+ Các quan sau khi được vua trọng thưởng đã nâng đỡ để Thành đỗ được tú tài.
+ Hơn một năm sau, con trai Thành bình phục, kể rằng chính mình đã hoá thành con dế.
- Nhận xét:
+ Thời gian, không gian gắn với sinh hoạt của các nhân vật.
+ Nhân vật là con người với những thành phần khác nhau trong xã hội. Không có nhân vật thần tiên, ma quỷ, chỉ có duy nhất đứa con trai hóa thành dế liên quan đến yếu tố kì ảo.

Câu 2 trang 22: Vì dế chọi mà gia đình Thành lâm vào cảnh ngộ như thế nào? Cũng nhờ dế chọi mà sau đó gia đình Thành được hưởng những gì? Phân tích ý nghĩa của sự đối lập giữa hai tình huống.
Trả lời:
- Vì dế chọi mà gia đình Thành lâm vào cảnh ngộ sau: Quá hạn nộp dế hơn mười ngày, anh ta đã bị quan “trách phạt” đánh đòn trăm gậy, nằm lăn lộn trên giường, vị chức dịch “chỉ còn nghĩ đến chuyện tự tử mà thôi”, con trai vì làm dế chết, bỏ trốn rơi xuống giếng khiến cha mẹ đau xót,…
- Cũng nhờ dế chọi mà sau đó gia đình Thành được hưởng những điều sau:
+ Thành được miễn sai dịch, nâng đỡ để đậu tú tài.
+ Anh ta có “ruộng đồng trăm khoảnh, lầu gác nguy nga, trâu dê đầy đàn”. Ra khỏi nhà thì “áo cừu, ngựa xe vượt cả các bậc quyền thế”, giàu có, sang trọng.
- Ý nghĩa của sự đối lập giữa hai tình huống: tố cáo nên tội ác của cả một hệ thống cầm quyền thối nát chỉ biết ăn chơi hưởng thụ tàn ác trên mồ hôi xương máu của nhân dân. Coi nhân dân không bằng một con dế, khổ đau hay hạnh phúc phụ thuộc vào những điều hết sức nhỏ nhoi.

Câu 3 trang 22: Truyện có những yếu tố kì ảo nào? Các yếu tố kì ảo đó có ý nghĩa, vai trò gì trong truyện?
Trả lời:
- Chi tiết kì ảo: Từ việc Thành tìm được con dế, con trai Thành sống dậy, linh hồn biến thành con dế để giúp gia đình được vinh hoa phú quý.
- Ý nghĩa, vai trò trong truyện: Truyện chỉ viết về một gia đình cụ thể là gia đình Thành nhưng với những tình huống may rủi xen kẽ cùng với chi tiết kì ảo đã để lại những ấn tượng khó quên vì những diễn biến bất ngờ và thú vị. Tạo nên tính chất li kì đầy chất quái dị nhưng không kém phần hấp dẫn. Từ đó làm nổi bật lên giá trị hiện thực về một xã hội tàn bạo, đè nén gây ra bao đau thương cho người dân hiền lành lương thiện. Đồng thời thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng cảm với số phận người dân không quyền không thế.

Câu 4 trang 22: Tính chất hiện thực của truyện được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào? Em có suy nghĩ gì về thái độ của tác giả khi miêu tả hiện thực đó?
Trả lời:
- Tính chất hiện thực của truyện được thể hiện qua chi tiết: Thời gian xác định, địa danh cụ thể, vị thế và cách hành xử của nhân vật phản ánh đúng các quan hệ xã hội phong kiến,…
- Qua chi tiết trên tác giả muốn lên án và phê phán tội ác của hệ thống cầm quyền thối nát chỉ biết ăn chơi hưởng thụ đàn ác trên mồ hôi xương máu của nhân dân. Thái độ châm biếm tự nhiên.

Câu 5 trang 22: Phân tích lời người kể chuyện trong đoạn văn từ “Thành giở đi giở lại” đến “kì hạn nộp quan”.
Trả lời:
- Đoạn văn này nói về việc sau khi được bà đồng chỉ lối, Thành đã đi tìm con dế và tìm được con dế trông rất to khỏe. Trong đoạn này, người kể chuyện như nhập vai vào nhân vật Thành để miêu tả kĩ từng suy nghĩ hành động của nhân vật Thành khi đi bắt dế đến lúc bắt được con dế đúng ý thì nâng niu chăm sóc chu đáo.
-> Làm cho đoạn văn thêm chi tiết cụ thể, sống động người đọc như đang được chứng kiến trực tiếp khung cảnh Thành bắt được dế này vậy. 

Câu 6 trang 22: Những đặc điểm nào của truyện truyền kì được thể hiện trong truyện Dế chọi?
Trả lời:
- Đặc điểm của truyện truyền kì được thể hiện trong truyện Dế chọi là:
+ Dùng yếu tố kì ảo làm phương thức để phán ảnh hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ.
+ Cốt tuyện mô phỏng cốt truyện dân gian với các sự kiện được sắp xếp theo trật tự tuyến tính, có quan hệ nhân quả.
+ …

* Viết kết nối với đọc:

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) nêu nhận xét của em về tính chất kì ảo của truyện Dế chọi.
Bài làm:
Tính chất kì ảo là một trong những yếu tố đã làm nên thành công của truyện Dế chọi. Truyện có hai sự việc mang tính chất kì ảo. Sự việc thứ nhất là mảnh giấy do bà đồng gù ném ra sau khi vợ Thành sắm lễ đến xin bói, những hình vẽ trên mảnh giấy kia là sự chỉ dẫn kì lạ giúp Thành bắt được con dế quý. Sự việc thứ hai: sau khi làm chết con dế quý của cha, đứa con trai 9 tuổi của Thành đã hoá thân thành con dế, tuy nhỏ, nhưng có thể thắng bất cứ con dế kì lạ nào. Để thấy được ý nghĩa, vai trò của từng yếu tố kì ảo trong truyện, cần đặt nó vào mạch chuyện. Sự kiện thứ nhất xuất hiện lúc Thành đang lâm vào thế bế tắc: không làm sao mà tìm được con dế đạt tiêu chuẩn để nộp quan, khiến Thành rơi vào khốn đốn: bị đánh đập, o ép đến mức muốn tự tử. Mảnh giấy có tính chất chỉ dẫn của bà đồng gù đã giúp Thành tìm được con dế quý. Mặc dù con dế đó không nộp được cho quan (vì bị đứa con trai làm chết), nhưng có vai trò dẫn đến sự việc có tính chất kì ảo thứ hai: đứa con trai đã hoá thành một con dế để cứu cha. Như vậy, các yếu tố kì ảo trong truyện có quan hệ liên đới, cùng tập trung tháo gỡ bế tắc của nhân vật, đẩy câu chuyện phát triển theo chủ ý sáng tạo của tác giả.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây