Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn Ngữ văn 9, bài 3: Thực hành tiếng Việt trang 71 - Sách Chân trời sáng tạo

Thứ hai - 17/06/2024 22:03
Soạn Ngữ văn 9 Sách Chân trời sáng tạo, bài 3: Thực hành tiếng Việt - Trang 71, ...
Câu 1 trang 71: Đọc phần Đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn ở văn bản Ngọ Môn và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Liệt kê những loại phương tiện phi ngôn ngữ (ngoài hình ảnh) có thể dùng để biểu đạt thông tin về đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn.
b. Chọn một loại phương tiện phi ngôn ngữ (ngoài hình ảnh) và biểu đạt thông tin về đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn.
Trả lời:
a. Những loại phương tiện phi ngôn ngữ có thể dùng để biểu đạt thông tin về nét riêng trong các trang trí Ngọ Môn.
- Tranh ảnh minh hoạ cho các hoa văn ở diềm mái
- Phục dựng 3D kiến trúc của Ngọ Môn.
- Mô hình những ngói ống có in hoa văn, các hình trang trí như rồng, bướm,…

b.
- Loại phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp nhât đó là tranh ảnh minh hoạ và phục các hình trang trí của Ngọ Môn và phục dựng 3D.
+ Chính việc sử dụng hình ảnh sẽ giúp người đọc hình dung dễ dàng về cách trang trí của Ngọ Môn, hình dáng của hoa văn ở diềm mái và các hình dơi ngậm tiền, hoa lá hình bát bửu,…
+ Phực dựng 3D sẽ giúp chúng ta hiểu được Ngọ Môn đồ sộ, nguy nga, tráng lệ như thế nào, cung cấp kiến thức về đặc điểm kiến trúc thời kì ấy, lịch sử của dân tộc trong đó.

Câu 2 trang 71: Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

a. Văn bản này sử dụng (những) loại phương tiện gì để biểu đạt thông tin?
b. So sánh cách trình bày thông tin của văn bản này và văn bản Vườn Quốc gia Cúc Phương.
Trả lời:
a. Văn bản này sử dụng nhiều loại phương tiện để biểu đạt thông tin như ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (bản đồ, hình ảnh minh họa, bảng biểu).
b. So sánh cách trình bày thông tin của văn bản này và văn bản Vườn Quốc gia Cúc Phương.
Dù cả hai văn bản đều cung cấp thông tin về một đối tượng là vườn Quốc gia Cúc Phương, nhưng văn bản này sử dụng nhiều phương tiện phi ngôn ngữ như bản đồ, bảng biểu và hình ảnh hơn so với văn bản Vườn Quốc gia Cúc Phương. Và đặc biệt, văn bản này lựa chọn trình bày những thông tin cơ bản một cách súc tích nhất thông qua những số liệu cụ thể, bảng biểu để người đọc có thể tự rút ra được những điều thú vị và tuyệt vời ở vườn Quốc gia Cúc Phương.

Câu 3 trang 73: Giải thích tên viết tắt được in đậm trong các trường hợp sau và cho biết đâu là tên viết tắt của tổ chức quốc tế. Việc sử dụng tên viết tắt trong các trường hợp có tác dụng gì?
a. Bài diễn thuyết về kết quả nghiên cứu khảo cổ tại khu Hoàng thành Thăng Long của Tiến sĩ Tống Trung Tín, Chủ nhiệm dự án tại Hoàng thành Thăng Long và Giáo sư Ku-ni-ka-du U-ê-nô thuộc Trung tâm Nghiên cứu kĩ thuật khảo cổ Đại học Na-ra đã được nhiều nhà khoa học tham dự hội thảo đánh giá rất cao, xem đây là một trong những công trình nghiên cứu khảo cổ có giá trị cần được UNESCO công nhận.
(Theo Nguyễn Thu Hà, Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận)
b. Phóng viên VOV thường trú tại Nhật Bản đã phỏng vấn Tiến sĩ Tống Trung Tín về quá trình cũng như kết quả nghiên cứu khảo cổ khu Hoàng thành Thăng Long.
(Theo Nguyễn Thu Hà, Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận)
Trả lời:
a. UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc – là tên viết tắt của tổ chức quốc tế.
b. VOV: Báo Điện tử đài Tiếng nói Việt Nam.
Việc sử dụng tên viết tắt trong các trường hợp có tác dụng là làm cho văn bản ngắn gọn hơn.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây