Ví dụ:
Anh đây công tử không “vòm”
Ngày mai “kện rệp” biết “mòm” vào đâu.
(Nguyên Hồng, Bỉ vỏ)
Cuốn Bỉ vỏ (NXB Dân Trí, 2011) chú thích: vòm là nhà, kện rệp là hết gạo, mòm là ăn. Kện rệp và mòm có hình thức ngữ âm hoàn toàn mới lạ, chưa gặp trong vốn từ chung của tiếng Việt.
Có khi đặc điểm riêng của biệt ngữ thể hiện ở ngữ nghĩa.
Ví dụ:
Tớ chỉ nhường tháng này thôi, tháng sau thì tớ cho cậu ngửi khói.
Từ ngửi khói trong câu trên không có nghĩa là dùng mũi để nhận biết mùi khói, mà là tụt lại phía sau.
• Do nhũng đặc điểm khác biệt như vậy, trong văn bản, biệt ngữ xã hội thường được in nghiêng hoặc đặt trong dấu ngoặc kép và được chú thích về nghĩa.
• Biệt ngữ xã hội hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, vì thế chúng thường được sử dụng trong phạm vi hẹp. Chỉ những người có mối liên hệ riêng với nhau về nghề nghiệp, lứa tuổi, sinh hoạt, sở thích,... và nắm được quy ước mới có thể dùng biệt ngữ để giao tiếp.
Sử dụng biệt ngữ xã hội
• Biệt ngữ xã hội chỉ nên sử dụng hạn chế, phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp.
• Đối với nhà văn, việc sử dụng biệt ngữ xã hội để miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của một nhóm người đặc biệt nào đó đôi khi trở nên cần thiết. Nhờ dùng biệt ngữ, bức tranh cuộc sống của một đối tượng cụ thể trở nên sinh động, chân thực.