Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn văn 8 sách Cánh Diều, bài 3: Sao băng

Thứ năm - 20/07/2023 04:34
Soạn văn 8 sách Cánh Diều, bài 3: Sao băng - Trang 60, ...

1. Chuẩn bị

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên, các em cần chú ý:
+ Vì sao văn bản này được coi là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên?
Trả lời:
Văn bản này được coi là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên vì văn bản đưa ra giải thích, giải đáp các thắc mắc bằng những kiến thức khoa học cơ sở về một hiện tượng tự nhiên.

+ Hiện tượng tự nhiên được giới thiệu là hiện tượng nào?
Trả lời:
Hiện tượng tự nhiên được giới thiệu là hiện tượng sao băng (hay sao sa, sao đổi ngôi).

+ Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
Trả lời:
Bố cục văn bản gồm 3 phần:
• Phần 1 (từ đầu đến …hố lòng chảo sâu trên lục địa): giới thiệu và lí giải hiện tượng sao băng.
• Phần 2 (tiếp đến …mưa sao băng khá thuận lợi): nguyên do xuất hiện và sự hình thành hiện tượng sao băng và mưa sao băng.
• Phần 3 (phần còn lại): những điều kì thú khi sao băng rơi.

+ Văn bản triển khai thông tin theo cách nào?
Trả lời:
Văn bản triển khai thông tin theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, nhằm trả lời cho các câu hỏi đề mục trong văn bản (Sao băng là gì? Tại sao lại có mưa sao băng? Sao băng, mưa sao băng xuất hiện có chu kì không?...)

+ Qua văn bản, em hiểu thêm gì về hiện tượng được giới thiệu?
Trả lời:
Qua văn bản, em đã biết thêm được những thông tin bổ ích như: lí giải nguyên nhân có mưa sao băng, chu kì xuất hiện của chúng và cách ước nguyện khi chúng xuất hiện như thế nào mà trước giờ em vẫn luôn thắc mắc.

- Đọc trước văn bản Sao băng và tìm hiểu thêm về hiện tượng tự nhiên này từ các nguồn thông tin khác nhau.
Trả lời:
Một số thông tin tìm hiểu thêm về sao băng: Sao băng, hay sao sa, là đường nhìn thấy của các thiên thạch và vẫn thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển). Trên Trái Đất, việc nhìn thấy đường chuyển động của các thiên thạch này là do nhiệt phát sinh ra bởi áp suất nén khi chúng đi vào khí quyển. (Lưu ý là rất nhiều người cho rằng đó là do ma sát, tuy nhiên ma sát ở các tầng cao của khí quyển là không đủ lớn để có thể làm nóng thiên thạch đến mức phát sáng, do mật độ không khí ở đây rất loãng).

- Em đã thấy hiện tượng sao băng chưa? Em nghĩ gì về hiện tượng này? Hãy chuẩn bị để chia sẻ với bạn khi đọc học bài này.
Trả lời:
- Em chưa từng chứng kiến hiện tượng sao băng. Tuy vậy, em đã từng được xem hiện tượng này rất nhiều trên các chương trình khoa học và trong các bộ phim. Theo em, hiện tượng này xuất hiện như một điều xảy ra trong tự nhiên, tuy nhiên nó cũng mang một ý nghĩa tâm linh nhằm lí giải cho những cầu nguyện, mong ước của con người trong cuộc sống.
 

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản nói về một trong những hiện tượng đẹp và kì thú của tự nhiên – sao băng. Qua đó, văn bản cung cấp đầy đủ các thông tin về nguyên nhân, sự ra đời và hình thành của hiện tượng sao băng.
 

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 - Trang 61: Đoạn sa pô này cho biết những gì?
Trả lời:
- Đoạn sa pô đưa ra hàng loạt những câu hỏi xoay quanh hiện tượng sao bằng nhằm dẫn dắt người đọc đến nội dung chính của văn bản.

Câu 2 - Trang 61: Các đề mục in đậm nghiêng khác để mục in đậm ở trên chỗ nào?
Trả lời:
- Các đề mục in đậm nghiêng là những câu hỏi chính, giúp người đọc nắm rõ được các thông tin, kiến thức khoa học sẽ được diễn giải cụ thể trong từng phần đó về hiện tượng sao băng.

Câu 3 - Trang 61: Chú ý các lí do xuất hiện mưa sao băng.
Trả lời:
- Lí do xuất hiện mưa sao băng: Sao chổi là nguyên nhân chính xuất hiện mưa sao băng. Sao chổi gồm băng, bụi và đá di chuyển quanh Mặt Trời với quỹ đạo hình hyperbol hoặc elip dẹp. Khi chuyển động đến gần Mặt Trời, nó sẽ bị tan ra tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo của mình. Khi ngôi sao chổi đi qua gần Trái Đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyển làm xuất hiện nhiều sao băng nhỏ - mưa sao băng.

Câu 4 - Trang 62: Nội dung chính của phần này là gì?
Trả lời:
Nội dung chính của phần này là “chu kì xuất hiện của sao băng và mưa sao băng”.

Câu 5 - Trang 62: Khi nào khó xem được sao băng?
Trả lời:
- Khi trời quá nhiều mây, thời tiết, độ ô nhiễm của không khí cao, hoặc quá nhiều ánh sáng thì chúng ta khó có thể xem được sao băng.

Câu 6 - Trang 63: Người viết có tin vào điềm xấu khi thấy sao băng không?
Trả lời:
- Người viết không tin vào điểm xấu khi thấy sai băng bởi đây đều là những quan điểm không có cơ sở khoa học, tất cả chỉ mang đậm tính chất duy tâm.

Câu 7 - Trang 63: Vì sao người ta lại ước khi nhìn thấy sao băng?
Trả lời:
- Người ta lại ước khi nhìn thấy sao băng là vì họ tin rằng khi họ ước thì điều ước đó sẽ trở thành hiện thực.
 

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 - Trang 64: Những thông tin chính mà văn bản Sao băng cung cấp là gì? Em dựa vào đâu để nhận biết nhanh được các thông tin ấy?
Trả lời:
Văn bản cung cấp các thông tin về sao băng, mưa sao băng (nguyên nhân xuất hiện, chu kì, cách quan sát, quan niệm về sao băng).
Dựa vào các đề mục in nghiêng đậm ở đầu mỗi đoạn văn để nhận biết nhanh các thông tin.

Câu 2 - Trang 64: Người viết đã triển khai ý tưởng và thông tin trong bài theo cách nào? Tóm tắt các thông tin chính trong văn bản Sao băng bằng một sơ đồ tư duy.
Trả lời:
- Người viết đã triển khai ý tưởng và thông tin trong bài theo quan hệ nguyên nhân – kết quả: đưa ra các đề mục câu hỏi và diễn giải nội dung trong từng phần đó.
- Tóm tắt các thông tin bằng sơ đồ tư duy:

giai ngu van 8 sach canh dieu bai 3


Câu 3 - Trang 64: Sao băng và mưa sao băng khác nhau thế nào? Theo bài viết, vì sao có sao băng và mưa sao băng?
Trả lời:
- Sự khác nhau của sao băng và mưa sao băng:
+ Sao băng: là những tia lửa thoáng qua trên bầu trời, là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào khí quyển của Trái Đất.
+ Mưa sao băng: nguyên nhân chính là do sao chổi. Khi sao chổi chuyển động gần Mặt Trời, nó sẽ bị tan ra tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo của mình. Một ngôi sao chổi đi qua gần Trái Đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng nhỏ, tạo thành mưa sao băng.
- Khi các thiên thạch, mảnh vỡ của các sao chổi cũ, mảnh kim loại từ các tiểu hành tinh va chạm với nhau, chúng xuyên qua khí quyển với vận tốc lớn khoảng 100 000 km/h và tạo nên sao băng và mưa sao băng.

Câu 4 - Trang 64: Có nhiều cách nhìn nhận về hiện tượng sao băng. Dựa vào nội dung văn bản, em hãy nêu cách hiểu của em về hiện tượng này.
Trả lời:
Sao băng là một hiện tượng hiếm gặp, sao băng xuất hiện rất nhanh. Người xưa quan niệm mỗi ngôi sao đại diện cho một sinh mệnh, họ cho rằng sao băng là hiện tượng sao rơi khỏi trời, sẽ mang đến điềm báo xấu. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng, sao băng là một hiện tượng đẹp mang đến may mắn. Nó cũng đại diện cho tình yêu đôi lứa. Nhìn chung có nhiều cách quan niệm của người xưa xoay quanh hiện tượng sao băng nhưng chưa có một cơ sở khoa học nào chứng minh điều đó.

Câu 5 - Trang 64: Nếu có lần thấy sao băng, em sẽ ước nguyện điều gì? Vì sao lại ước nguyện điều đó?
Trả lời:
Nếu được thấy sao băng, em sẽ ước mọi người trên thế giới đều được sống hạnh phúc, vì em mong muốn ai cũng có hạnh phúc khi được sống trên đời.

Câu 6 - Trang 64: Theo em, vì sao văn bản Sao băng lại được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên?
Trả lời:
- Theo em, văn bản Sao băng được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên vì văn bản đưa ra giải thích, giải đáp các thắc mắc bằng những kiến thức khoa học cơ sở về hiện tượng sao băng.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây