Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 9):
Câu 1 - Trang 56: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát
B. Bốn chữ
C. Năm chữ
D. Tự do
Trả lời:
Đáp án: B
Câu 2 - Trang 56: Các dòng trong bài thơ chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào?
A. 1/3
B. 3/1
C. 2/2
D. 1/1/2
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 3 - Trang 57: Cách gieo vần của bài thơ thuộc loại nào?
A. Vần liên
B. Vẫn cách
C. Vần hỗn hợp
D. Vần chân
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 4 - Trang 57: Bài thơ có thể được xếp vào nhóm đề tài nào?
A. Tình mẹ con
B. Tình cha con
C. Tình bà cháu
D. Tình vợ chồng
Trả lời:
Đáp án: A
Câu 5 - Trang 57: Hình ảnh “cò” trong bài thơ có thể tượng trưng cho ai?
A. Người mẹ
B. Người cha
C. Người vợ
D. Người chồng
Trả lời:
Đáp án: A
Câu 6 - Trang 57: Bài thơ không nhằm nhấn mạnh đặc điểm nào của “cò”?
A. Vất vả, chịu thương chịu khó
B. Thương con, hi sinh vì con
C. Cô đơn, lẻ loi một mình
D. Đảm đang, tháo vát
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 7 - Trang 57: Qua bài thơ, tác giả chủ yếu dành cho “cò” thái độ, tình cảm gì?
A. Kính trọng, nể phục
B. Đồng cảm, xót thương
C. Ngưỡng mộ, ngợi ca
D. Yêu mến, sẻ chia
Trả lời:
Đáp án: B
Câu 8 - Trang 57: Biện pháp tu từ nào không có trong bài thơ trên?
A. Ẩn dụ
B. Tương phản
C. So sánh
D. Điệp cấu trúc
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 9 - Trang 57: Từ nào sau đây là từ ghép?
A. Lận đận
B. Bơ vơ
C. Khắc khoải
D. Lặn lội
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 10 - Ttrang 57: Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Một mình trong mưa.
Trả lời:
Đoạn 1:
Ca ngợi người mẹ có vô vàn lời thơ lời văn còn đồng cảm chia sẻ với nỗi cực khổ vất vả của mẹ thì lại ít người nhắc tới. Đồng cảm với nỗi vất vả cực nhọc của người mẹ, Đỗ Bạch Mai đã viết lên bài thơ Một mình trong mưa. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh cò vất vả, chịu thương chịu khó, thương con, hi sinh vì con. Khắc họa hình ảnh thân cò vất vả tác giả sử dụng các biện pháp đối lập: ngang- dọc, trên- dưới, xa-gần và biện pháp điệp từ “đồng”. Cò bươn trải hết đồng gần rồi đồng xa, hết đồng trên lại xuống đồng dưới để mưu sinh. Trong công cuộc mưu sinh đó những mong cò đừng sai đường lạc lối, đừng mệt mỏi để che chở bảo vệ đứa con bơ vơ tội nghiệp của mình thông qua biện pháp điệp cấu trúc “cò đừng+…”. Qua đó chúng ta thấy được sự đau đớn, xót xa của tác giả trước sự vất vả ngược xuôi của cò, hay chính là hình ảnh người mẹ. Không chỉ khắc họa hình ảnh cò lam lũ vất vả mà tác giả còn khắc họa hình ảnh cò cô đơn thông qua biện pháp điệp câu “một mình một lối/ một mình trog mưa”. Hai câu thơ được nhắc đi nhắc lại 2 lần càng nhấn mạnh sự đơn độc của cò hay của chính người mẹ. Mượn hình ảnh cò để nói về mẹ, nói về sự vất vả, cực nhọc, cô đơn lẻ loi của người mẹ, tác giả muốn thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với tất cả người làm mẹ luôn luôn hi sinh vì con.
Đoạn 2:
Bài thơ “Một mình trong mưa” với hình ảnh con cò lặn lội gợi cho em liên tưởng tới những người mẹ tảo tần vất vả nuôi con, chăm lo cho gia đình. Trong các khổ thơ, em đặc biệt ấn tượng với khổ thơ thứ ba, khổ thơ khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ cô đơn lặn lội giữa bập bùng mưa gió, không ngại khó không ngại khổ, miệt mài bươn chải vì con, vì chồng. Qua đây, em lại càng thêm trân trọng và yêu thương những người chị, người mẹ, người bà. Em tự nhủ sẽ cố gắng học hành thật tốt để không phụ lòng mẹ mong mỏi, chăm lo.