1. Định hướng
- Đọc lại các văn bản thơ bốn chữ, năm chữ vừa học trong Bài 2 và các bài Lượm, Đêm nay Bác không ngủ đã học ở lớp 6.
- Khi làm bài thơ bốn chữ, năm chữ, các em cần chú ý cách gieo vần của bài thơ hoặc khổ thơ đã nêu ở mục Thơ bốn chữ, năm chữ trong phần Kiến thức ngữ văn.
Trả lời:
- Khi làm bài thơ bốn chữ, năm chữ, các em cần chú ý cách gieo vần: có thể gieo vần chân (vần được gieo ở cuối dòng thơ), vần lưng (vần được gieo ở giữa dòng thơ), vần liên (vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ), vần cách (vần không được gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ) hay vần hỗn hợp (vần được gieo không trật tự nào). Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể gieo nhiều vần.
- Mỗi bài thơ có thể có nhiều khổ, số dòng trong mỗi khổ thơ cũng không cố định.
2. Thực hành
a) Điền từ thích hợp ở trong ngoặc vào chỗ trống trong các khổ thơ sau. Từ đó xác định cách gieo vần ở mỗi khổ thơ.
Bài thơ 1: (ngay, trong, đây)
Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cái nong
Em ngôi vào (...)
Mát ơi là mát!
(Xuân Quỳnh)
Bài thơ 2: (băm, cày, lao) (mịt, sương, mờ)
Ngựa phăm phăm bốn vó
Như (...) xuống mặt đường
Mặc sớm rừng mù (...)
Mặc đểm đông giá buốt
(Phan Thị Thanh Nhàn)
Trả lời:
a)
- Bài thơ 1:
Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cái nong
Em ngồi vào trong
Mát ơi là mát!
(Xuân Quỳnh)
=> Bài thơ gieo vần chân, tiếng cuối cùng của câu 2 (nong) vần với tiếng cuối cùng của câu 3 (trong).
- Bài thơ 2:
Ngựa phăm phăm bốn vó
Như băm xuống mặt đường
Mặc sớm rừng mù sương
Mặc đêm đông giá buốt.
=> Bài thơ gieo vần lưng và vần chân: phăm – băm, đường – sương.
b) Viết một bài thơ bốn chữ (về một người thân trong gia đình hay một kỉ niệm của em với người thân, bạn bè) hoặc một bài thơ năm chữ (về một loài vật, cây cối mà em yêu thích)
Trả lời:
Con ơi con hỡi
Con hãy ngủ ngoan
Cho mẹ ôm ấp
Giấc mộng bé con!