Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn văn 6 sách Kết nối tri thức bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

Thứ ba - 06/07/2021 09:35
Soạn văn 6 sách Kết nối tri thức bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả, trang 52.
Phân tích bài viết tham khảo:
- Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả: “Nhan đề bài thơ… bất diệt”.
- Thể hiện cảm xúc chung về bài thơ: đồng cảm với tình yêu mẹ tha thiết…
- Các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả: “Em bé được mời gọi đến… vĩnh cửu”.
- Nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả: lời thoại và chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa…

Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi viết
a. Lựa chọn bài thơ
Bài thơ được chọn phải là bài thơ có yếu tố kể chuyện (xuất hiện câu chuyện, nhân vật, dù nhân vật chỉ mang một cái tên chung chung), có chi tiết miêu tả bối cảnh không gian, thời gian, con người…
b. Tìm ý
- Cần trả lời các câu hỏi:
Bài thơ gợi lên câu chuyện gì?
Đâu là các chi tiết tự sự và miêu tả nổi bật?
Các chi tiết ấy sống động, thú vị như thế nào?
Chúng đã góp phần thể hiện ấn tượng điều nhà thơ muốn bày tỏ ra sao?
c. Lập dàn ý
(1) Mở đoạn:
Giới thiệu tác giả và bài thơ
Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ
(2) Thân đoạn:
Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ
Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả
Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ
(3) Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn).
2. Viết bài
Khi viết bài, cần lưu ý:
Bám sát dàn ý để viết thành đoạn.
Thể hiện được cảm xúc chân thành với nội dung và hình thức trữ tình độc đáo của bài thơ.
Trình bày đúng hình thức của đoạn văn.
3. Chỉnh sửa bài viết
Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả, cảm nhận chung của người viết.
Nêu được cảm xúc và ý kiến đánh giá về nét đặc sắc của bài thơ.
Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạt..

Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
- Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.
- Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ.
- Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ; đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
- Chỉ ra được nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.

Dàn ý đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
- Mở đoạn:
Giới thiệu tác giả và bài thơ
Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ
- Thân đoạn:
Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ
Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả
Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ
- Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả tham khảo
Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em. 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây