Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn văn 6 sách Kết nối tri thức, bài 7: Sọ Dừa

Chủ nhật - 26/09/2021 10:08
Soạn văn 6 sách Kết nối tri thức, bài 7: Sọ Dừa - Trang 48, ...
Soạn văn 6 sách Kết nối tri thức, bài 7: Sọ Dừa
I. Tìm hiểu chung
1. Tóm tắt
Xưa có đôi vợ chồng nghèo lại hiếm muộn con cái. Một lần bà vợ uống nước trong cái vỏ dừa, về nhà có mang, sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như quả dừa. Toan vứt đi nhưng không nỡ nên bà mẹ giữ đứa bé lại, đặt tên Sọ Dừa. Lớn lên, Sọ Dừa xin mẹ đi chăn bò cho nhà phú ông và cậu chăn bò rất giỏi. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kiêu kì, chỉ có cô út đối đãi tử tế với Sọ Dừa. Một ngày, cô út phát hiện vẻ đẹp con người Sọ Dừa, đem lòng thương yêu. Cuối mùa ở, Sọ Dừa xin mẹ hỏi cưới cô út. Dù bị thách cưới cao, Sọ Dừa vẫn đáp ứng đầy đủ. Sọ Dừa trở về hình dáng một chàng trai tuấn tú đến đón cô út về làm vợ khiến hai cô chị nhà phú ông vô cùng ghen tức. Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên được vua cử đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà đề phòng tai họa. Sọ Dừa đi vắng, hai người chị hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển nhằm cướp chồng em. Nhờ những đồ vật chồng đưa, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt xứ.

2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “đặt tên là Sọ Dừa”): Sự ra đời của Sọ Dừa
- Phần 2 (tiếp đó đến “phòng khi dùng đến”): Sọ Dừa đi ở cho nhà phú ông, cưới cô út, quay về hình dạng tuấn tú và thi đỗ trạng nguyên.
- Phần 3 (còn lại): Biến cố bị hãm hại và sự đoàn tụ vợ chồng.

3. Giá trị nội dung
Sọ Dừa là truyện cổ tích về người mang lốt vật, kiểu nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Nhân vật chính của loại truyện cổ tích này có hình hài dị dạng, thường mang lốt vật, thường bị mọi người xem thường, coi là “vô tích sự”. Nhưng đây là nhân vật có phẩm chất, tài năng đặc biệt. Cuối cùng, nhân vật trút bỏ lốt vật, kết hôn cùng người đẹp, sống cuộc đời hạnh phúc. Truyện đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh.

4. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo. 
- Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập.

II. Đọc hiểu văn bản 
1. Sự ra đời của Sọ Dừa
- Bà mẹ vào rừng hái củi, khát nước mà không tìm thấy suối, bà uống nước mưa trong cái sọ dừa bên gốc cây to rồi mang thai.
- Bà sinh ra một đứa bé không chân, không tay, tròn như quả dừa nhưng lại biết nói.
→ Sự ra đời kì lạ. Qua đó, đề cập đến những người đau khổ, thấp hèn trong xã hội xưa, vẻ ngoài xấu xí, nhân dân nhận thức sâu sắc về số phận và địa vị xã hội của mình.

2. Sọ Dừa cưới cô út, trở về với hình dạng ban đầu và thi đỗ trạng nguyên
- Tài năng của Sọ Dừa:
   + Chăn bò rất giỏi: ngày nắng cũng như ngày mưa,bò con nào con nấy bụng no căng.
   + Thổi sáo rất hay: thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ.
   + Tự biết khả năng của mình: gì chứ chăn bò cho phú ông thì con cũng làm được, muốn cưới con gái phú ông làm vợ.
→ Tuy có vẻ ngoài xấu xí nhưng Sọ Dừa có bên trong đẹp đẽ.
- Nhân vật cô út:
   + Hiền lành, tử tế, thông minh, biết xử trí kịp thời để thoát nạn, là người đầy tình thương.
   + Cô út bằng lòng lấy Sọ Dừa vì tính tình hiền lành, tử tế, không phân biệt, xét đoán qua vẻ bề ngoài; cô nhận ra vẻ đẹp bên trong Sọ Dừa, tình yêu chân thành.
- Sọ Dừa lấy cô út:
   + Có đầy đủ sính lễ theo yêu cầu của phú ông.
   + Sọ Dừa trở về hình dạng ban đầu là một chàng trai khôi ngô, tuấn tú.
- Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên và được cử đi sứ.
→ Mơ ước đổi đời của nhân dân lao động.

3. Biến cố bị hãm hại và sự đoàn tụ của vợ chồng Sọ Dừa
- Trong thời gian Sọ Dừa đi sứ, hai cô chị sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để làm bà trạng
- Nhớ lời dặn của chồng, cô út thoát được chết, dựng lều sống giữa đảo vắng.
- Sọ Dừa gặp lại vợ ở đảo vắng,đón vợ về nhà.
- Kết thúc: hai vợ chồng Sọ Dừa sống hạnh phúc, hai cô chị bỏ đi biệt xứ.
→ Mơ ước về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác.

4. Ý nghĩa của truyện
- Đề cao, ca ngợi giá trị bên trong của con người → kinh nghiệm khi đánh giá con người: tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Đề cao lòng nhân ái.
- Khẳng định niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của sự công bằng.
- Bài học cho bản thân: có lòng yêu thương mọi người, không đánh giá con người bởi vẻ bề ngoài…

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây