Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn văn 6 sách Kết nối tri thức, bài 7: Củng cố, mở rộng - Trang 47

Chủ nhật - 26/09/2021 09:57
Soạn văn 6 sách Kết nối tri thức, bài 7: Củng cố, mở rộng - Trang 47.
Câu 1 - Trang 47: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin về các đặc điểm của truyện cổ tích:
STT   Các yếu tố  Đặc điểm
1 Chủ đề   
2 Nhân vật   
3 Cốt truyện      
4 Lời kể  
5 Yếu tố kì ảo      

Trả lời:
STT   Các yếu tố  Đặc điểm
1 Chủ đề  - Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ thay đổi số phận của chính họ.
2 Nhân vật  - Nhân vật trong truyện cổ tích thường đại diện choc ác kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai tuyến:
+ Nhân vật chính diện (tốt, thiện)
+ Nhân vật phản diện (xấu, ác)
3 Cốt truyện     - Thường là các câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người
- Truyện được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện
4 Lời kể  - Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tùy thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đổi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khác nhau trên cùng 1 cốt truyện.
5 Yếu tố kì ảo     - Các yếu tố kì ảo không được sử dụng quá nhiều, mà xuất hiện khá ít và xâm nhập vào cuộc sống trần tụt, qua hình ảnh những ông bụt, bà tiên, những con vật kì lạ có phép thuật, nhằm tạo ra tình huống hoặc giúp con người vượt qua tình huống khó khăn.

Câu 2 - Trang 48: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Sưu tầm một số bản kể hoặc các hình thức kể khác (truyện thơ, kịch, phim hoạt hình,...) của các truyện cổ tích Thạch Sanh và Cây khế. So sánh và nêu nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa các bản kể hoặc các hình thức kể đó.
Trả lời:


Câu 3 - Trang 48: (Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức)
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về "Thế giới cổ tích" theo sự hình dung, tưởng tượng của em.
Trả lời:
Em lại thong dong thả bước chậm rãi. Trên bãi cỏ non xanh, một bầy hươu đang nhởn nhơ gặm cỏ. Em mải mê bước theo chú hươu sao có cặp sừng tuyệt đẹp. Một khu rừng hiện ra trước mắt em. Tiếng chim hót ríu rít, suối chảy róc rách, những bông hoa rực rỡ lạ kì đang ngả đầu vào nhau thì thầm trò chuyện. Em dừng lại trước một tảng đá lớn màu trắng đục. Cạnh tảng đá là một cây cau cao vút, tàu cau rủ xuống như âu yếm, chở che. Một dây trầu với những chiếc lá xanh mượt mềm mại quấn chặt lấy thân cau như chẳng muốn rời.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây