Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn văn 10 sách Cánh diều, bài 7: Thực hành tiếng việt - Trang 79

Thứ ba - 07/11/2023 22:06
Soạn văn 10 sách Cánh diều, bài 7: Thực hành tiếng việt - Trang 79.
Câu 1 - Trang 79: Phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ dưới đây:
a) 
Gió rát mặt, Đảo luôn thay hình dáng
Sỏi cát bay như lũ chim hoang
(Trần Đăng Khoa) 

b) 
Những giai điệu ngang tàn như gió biển
Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi
Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa
Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời
(Trần Đăng Khoa) 

c) 
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ 
Có đón giêng hai, chim én gặp mùa, 
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa 
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Chế Lan Viên) 

d)
Tình yêu là vũ khí 
Giữ đất trời quê hương.
(Lò Ngân Sủn)

Trả lời:
a) Biện pháp tu từ so sánh: “Sỏi cát bay” với “lũ chim hoang”, có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm.
b) Biện pháp tu từ so sánh: Giai điệu ngang tàn như gió biển, Lời hát của các chiến sĩ đảo với “vỏ ốc cất thành lời”, có tác dụng gợi hình, miêu tả lời hát du dương, gần gũi.
c) Biện pháp tu từ so sánh: Như nai về suối cũ, như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả nỗi niềm hạnh phúc, cảm xúc của tác giả một cách thân thuộc.
d) Biện pháp tu từ so sánh: Tình yêu là vũ khí, có tác dụng biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc của tác giả khi đặt tình yêu và vũ khí đứng cạnh nhau.

Câu 2 - Trang 80: Tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những câu thơ dưới đây ở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi:
a)
Ôi những cảnh đồng quê chảy máu 
Dây thép gai đâm nát trời chiếu

b)
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới 
Lòng ta bát ngát ảnh bình minh

c)
Súng nổ rung trời giận dữ 
Người lên như nước vỡ bờ 
Nước Việt Nam từ máu lửa 
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.

Trả lời:
a) 
- Biện pháp hoán dụ: cánh đồng quê chảy máu.
- Biện pháp nhân hóa: dây thép gai đâm nát trời chiều
Tác giả thật tài tình và khéo léo khi sử dụng thành công biện pháp hoán dụ và nhân hóa để vẽ lên một tranh đồng quê quen thuộc, dân dã mà vô cùng tang thương. Với những hình ảnh "chảy máu, đâm nát" khiến người liên tưởng đến những dấu hiệu của chiến tranh. Mà chiến tranh là đổ máu. Một khung cảnh thật ảm đạm, buồn đến tái tê.

b) Biện pháp ẩn dụ. Hình ảnh “trán cháy rực” và "bát ngát ánh bình minh” gợi lên nét vẽ rạng ngời về những đứa con của Tổ quốc. Dù có hi sinh, vất vả thì vẫn quyết tâm giành lại độc lập. Hình ảnh rất độc đáo, diễn tả sự thăng hoa của cảm xúc, niềm tin được thắp sáng. Người đọc hình dung được hình ảnh ngọn lửa của thất vọng. 

c) Khổ thơ sử dụng rất sáng tạo thể thơ lục ngôn thể hiện cảm xúc như bị dồn nén lại, chất chứa trong lòng đất nước bấy nay. Nhân hóa kết hợp với việc sử dụng linh hoạt trong việc sử dụng thành ngữ “tức nước vỡ bờ”. Tạo nên một vẻ đẹp hùng tráng về con người Việt Nam, đất nước Việt Nam.

Câu 3 - Trang 80: Xác định biện pháp tu từ trong những câu thơ sau và phân tích tác dụng của chúng:
a)
Đã tan tác những bóng thù hắc ám 
Đã sáng lại trời thu tháng Tám.
(Tố Hữu) 

b)
Trời xanh đây là của chúng ta 
Núi rừng đây là của chúng ta 
Những cánh đồng thơm mát 
Những ngả đường bát ngát 
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
(Nguyễn Đình Thi) 

c) 
Từ những năm đau thương chiến đấu 
Đã ngời lên nét mặt quê hương 
Từ gốc lửa bờ tre hồn hậu 
Đã bật lên những tiếng căm hờn
(Nguyễn Đình Thi)

d)
Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc 
Người xem ngổn ngang cũng rặt linh trọc đầu
(Trần Đăng Khoa)

Trả lời:
a. Ẩn dụ:
+ những bóng thù hắc ám - thế lực giặc ngoại xâm
+ trời thu tháng tám - chiến thắng cách mạng tháng Tám
Tác dụng: thể hiện cảm hứng tự hào của tác giả về những chiến thắng oanh liệt cùng những thành quả trong công cuộc xây dựng đất nước sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi.

b. Điệp ngữ:
+ Của chúng ta
+ Những
Tác dụng: Nhằm khẳng định rằng những sự vật là của chúng ta, tất cả thuộc quyền sở hữu của chúng ta.
- Nhân hóa:
+ Những buổi ngày xưa vọng nói về
Tác dụng: Nhằm làm nổi bật những buổi nhớ về ngày xưa của tác giả. Qua đó, nhằm nói lên tình yêu thương của tác giả đối với quê hương.

c. Biện pháp tu từ nhân hóa
Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa để thể hiện sự quyết tâm sự thù hận của quê hương với lũ giặc xâm lược. Thể hiện ko chỉ con người căm thù bọn giặc mà những sự vật vô chi vô giác khi có giặc cũng vùng Lên chiến đấu như con người.

d. Nhân hóa
Tác dụng: nhằm làm nổi bật rõ nét về sự thiếu thốn về vật chất và phải đối đầu với thiên nhiên khắc nghiệt.

Câu 4 - Trang 80: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 -7 dòng) bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi), trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Trả lời:
Từ việc cảm nhận bài thơ Đất nước, ta thấy được nhiều nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. Tác giả lựa chọn thể thơ tự do, phóng khoáng không bị bó buộc về số chữ trong một câu, số câu trong một bài vừa tạo ra nét độc đáo về hình thức cho bài thơ, vừa là cơ hội để dòng chảy của cảm xúc được phát triển một cách tự nhiên. Bằng việc sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian với đa dạng các thể loại: từ phong tục – tập quán sinh hoạt của nhân dân đến các thể loại của văn học dân gian như ca dao – dân ca, truyện cổ tích, truyền thuyết, sự tích, …Điều đặc biệt là tác giả sử dụng một cách sáng tạo, không trích dẫn nguyên văn mà chỉ trích một vài từ nhưng người đọc cũng có thể hiểu về thi liệu dân gian ấy. Giọng thơ trữ tình – chính luận, là sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người. Bài thơ như một lời ca, lời hát chạm đến trái tim người đọc.

- Biện pháp tu từ so sánh trong bài: Bài thơ như một lời ca, lời hát chạm đến trái tim người đọc.
 

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây