Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn văn 10 sách Cánh diều, bài 6: Người ở bến sông Châu

Thứ hai - 06/11/2023 03:17
Soạn văn 10 sách Cánh diều, bài 6: Người ở bến sông Châu - Trang 42, 43, ..., 50.

1. Chuẩn bị

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này
- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.


+ Nhân vật chính trong truyện là ai? Có số phận như thế nào? Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?
Trả lời:
+ Nhân vật chính trong truyện là dì Mây.  Có số phận bất hạnh phải chịu nhiều đắng cay, thiệt thòi, dì chính là đại diện cho những người phụ nữ, những người nữ thanh niên xung phong bước ra từ chiến tranh trở về với cuộc sống hằng ngày với đầy tiếc nuối, tổn thương. Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống khi chứng kiến chú San đi lấy vợ, khi đỡ đẻ cho cô Thanh vợ của chú San.

+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là gì? Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với các nhân vật trong truyện? Dựa vào đâu để biết được điều đó?
Trả lời:
+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là hậu quả của chiến tranh tàn ác đã mang tới rất nhiều những thiệt thòi, chia li, mất mát, nó là những vết cứa sâu khiến cho người ta thật khó có thể nguôi ngoai. Người kể chuyện có thái độ cảm thông, chia sẻ với các nhân vật trong truyện. Dựa vào những lời thoại lời bình của người kể nhẹ nhàng, sâu lắng đầy cảm thông, giường như trong câu chuyện không có người sai người đúng mà tất cả chỉ do hoàn cảnh cay nghiệt khó khăn đã đẩy con người tới những bi kịch đau đớn.

+ Em biết gì về hậu quả của chiến tranh? Hãy chuẩn bị để chia sẻ những hiểu biết ấy.
Trả lời:
+ Một số hậu quả do chiến tranh gây ra:
Cướp đi tính mạng của rất nhiều những chiến sĩ, những người dân vô tôị
Khiến cho biết bao gia đình phải chịu cảnh ly tán, chia lìa, đáng thương, tội nghiệp.
Thảm họa chất độc màu da cam ảnh hưởng đến cả tương lai.
Gây nên những nội đau vật chất và nỗi đau tinh thần với rất nhiều con người đáng thương, tội nghiệp

- Tìm hiểu thêm về tác giả Sương Nguyệt Minh và truyện Người ở bến sông Châu lựa chọn những thông tin liên quan giúp em hiểu thêm truyện ngắn này. 
Trả lời:
Tác giả Sương Nguyệt Minh 
- Nhà văn Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, quê ở Yên Mỹ, Yên Mô, Ninh Bình. Ông là nhà văn quân đội, đến với nghiệp văn chương khá muộn màng, năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trước khi đến với nghiệp văn, ông từng làm nhiều nghề sinh nhai: từ buôn thuốc lá, trứng vịt, pháo; làm nghề khoan giếng, cho đến cắt dán phong bì.
- Hiện tại, nhà văn Sương Nguyệt Minh đang công tác tại Ban Sáng tác - Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

* Giải thưởng:
- Giải thưởng cuộc thi bút ký báo Giáo dục thời đại năm 2004 với tác phẩm "Nhọc nhằn gieo chữ vùng cao".
- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục với tác phẩm "Những bước đi vào đời", năm 2004.

* Các tác phẩm tiêu biểu:
- Đêm Thánh Vô Cùng
- Lửa cháy trong rừng hoang
- Người về bến sông Châu,
- Nỗi đau dòng họ

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản “Người ở bến sông Châu” là góc nhìn con người với những thân phận đầy ám ảnh, trong đó đặc biệt là nhân vật dì Mây, cô vừa trải qua chiến tranh khắc nghiệt, lỡ chuyến đò, lỡ người mình yêu, mất đi người chị, nhưng dì vẫn sống đầy nhân ái, yêu thương và bao dung. Hình ảnh dì Mây nhận nuôi và ru bé Cún ở cuối tác phẩm để lại sự day dứt, thương xót cho người đọc.
 

* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 - Trang 43: Tóm tắt sự việc chính của phần này.
Trả lời:
- Sự việc 1: Chú San đi lấy vợ. Chú San đi học nghề ở nước ngoài về mấy tháng nay, chưa có việc lấy vợ là cô Thanh giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông
- Sự việc 2: Dì Mây trở về: Dì Mây đi bộ đội đã rất lâu mọi người tưởng rằng dì không còn nữa, dì về làm ông, làm cho Mai và mọi người ai cũng vui mừng, phấn khởi vì dì được bình an.

Câu 2 - Trang 44: Chú ý lời đối thoại giữa các nhân vật và lời bình luận của người kể chuyện.
Trả lời:
- Cuộc đối thoại giữa dì Mây và chú San diễn ra. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối. Cuộc đối thoại diễn ra chóng vánh nhưng người đọc có thể cảm nhận rõ sự đau khổ trong tâm trạng của hai nhân vật.
- Lời bình luận của người kể chuyện giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.

Câu 3 - Trang 44: Chú ý tác dụng của biện pháp điệp từ trong đoạn này.
Trả lời:
- Biện pháp điệp ngữ nhằm khắc họa không gian thơ mộng, chan chứa tình yêu thường giữa đôi trai gái. 

Câu 4 - Trang 44: Hình dung tâm trạng của các nhân vật
Trả lời:
- Lúc này tâm trạng của dì Mây và chú San cả hai đều nhớ tới những kỉ niệm xưa cũ, kỉ niệm một thời yêu nhau nồng nhiệt. Cả hai đều mang cảm xúc tiếc nuối, vô vọng. 

Câu 5 - Trang 45: Nhận xét về quyết định của nhân vật dì Mây
Trả lời:
- Thái độ của dì Mây rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San. Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ.

Câu 6 - Trang 45: Chú ý thái độ của các nhân vật 
Trả lời:
Thái độ của các nhân vật:
- Những người hàng xóm có thái độ cảm thông, xót xa cho số phận của dì Mây.
- Dì Mây khi tiếp khách thì khá ngượng ngùng. Khi khách đã về, dì ra bến sông Châu ngồi, tâm trạng lại thơ thẩn, lặng im, nhớ về chú San cùng với tâm trạng nuối tiếc.
- Nhân vật Mai vui vẻ khi dì về.

Câu 7 - Trang 46: Chi tiết về mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Mái tóc dì Mây trước kia: Dì Mây thường sai Mai lấy ghế đẩu cho dì chải tóc. Tóc dì đen óng mượt 
- Mái tóc dì bây giờ: Rụng đi nhiều, xơ và thưa hơn
→ Ý nghĩa: Hình ảnh mái tóc dì đã phơi bày những hiện thực đau đơn của cuộc chiến tranh tàn ác, nơi rừng thiêng, nước độc, hoang vu, sướng muối những trận đổ bệnh vì sốt rét…Đã khiến cho dung nhan, vẻ đẹp của những người con gái bị hủy hoại. Không chỉ dì Mây mà rất nhiều những nữ thanh niên xung phong họ cũng đã hi sinh tuổi trẻ, vẻ đẹp thiếu nữ của mình để đất nước được bình yên, hạnh phúc

Câu 8 - Trang 47: Chú ý tâm trạng của nhân vật dì Mây
Trả lời:
 Tâm trạng của dì Mây cũng không khá hơn là bao. Đôi lúc, thấy dì Mai chợt cười nhưng khi nghe lũ trẻ nhắc đến chuyện lấy chồng, dì lại thoáng buồn.

Câu 9 - Trang 47: Tình huống nào đã làm nhân vật bộc lộ phẩm chất và tính cách
Trả lời:
- Tình huống giúp nhân vật bộc lộ phẩm chất và nhân cách:
+ Vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, thai ngôi ngược lại tràng hoa quấn cổ. Thím Ba đã loay hoay đỡ mãi nhưng không được, cô Thanh cũng đuối dần, nguy cơ tử vong khá cao.
+ Hoàn cảnh: đêm mưa to, đường lên huyện quá xa, đò ngang cách trở, mưa gió dầm đề.
+ Dì Mây lúc này đã khoác áo mưa đến và đỡ đẻ thành công cho cô Thanh.
→ Tác giả đã xây dựng tình huống rất hay để làm nổi bật phẩm chất và nhân cách của nhân vật dì Mây. Bởi, chú San là người đã phản bội tình cảm của dì Mây nhưng dì không chút thù oán, không vì chuyện cá nhân mà ngó lơ tình thế nguy hiểm của vợ chồng chú. Từ đó, người đọc cảm nhận rõ dì Mây luôn quan tâm đến người khác, bao dung, vị tha, có trách nhiệm trong công việc của mình.

Câu 10 - Trang 48: Theo em, vì sao lúc này dì Mây lại khóc?
Trả lời:
- Tiếng khóc lúc này của dì Mây chứa biết bao sự xót xa, tủi hờn, xen lẫn niềm ao ước, chờ mong và vui buồn lẫn lộn. Dì tiếc nuối cho cuộc đời mình, cho mối tình dang dở và hạnh phúc mà đáng ra dì xứng đáng nhận được. Nhưng chỉ vì hoàn cảnh nghiệt ngã mà dì không thể có được. 

Câu 11 - Trang 49: Số phận của nhân vật thím Ba, thằng Cún gợi suy nghĩ gì về hậu quả chiến tranh?
Trả lời:
- Tình huống: Bến sông Châu vẫn đầy bom bi chưa nổ và thím Ba vì đun te vướng bom bi nên đã qua đời. Vì vậy, thằng Cún đã mất mẹ và được dì Mây nhận nuôi.
- Từ nhân vật của thím Ba, thằng Cún, người đọc cảm nhận rõ hậu quả cay đắng mà chiến tranh để lại. Đó là những sự mất mát đáng tiếc, là những đứa trẻ bơ vơ, không nơi nương tựa vì bố mẹ chúng đã mất vì chiến tranh.

Câu 12 - Trang 49: Đoạn này cho biết những thông tin quan trọng nào?
Trả lời:
- Đoạn này cho biết những thông tin gì quan trọng là:
+ “Dì Mây chắn cửa hầm che chở cho thương binh. Bom nổ người lính công binh sốt rét tóc rụng trọc đầu vẫn lành lặn, còn cô y sĩ Trường Sơn bị mảnh đạn phạt một chân”
+ “Chú Quang đi suốt dọc sông Châu tìm cô y sĩ Trường Sơn đã cứu mình thoát nạn”

Câu 13 - Trang 49: Chú ý sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây.
Trả lời:
- Tiếng ru lúc đầu trầm lắng, nghèn nghẹn, xót xa, sau đó thì êm ái, trong sáng, mênh mang, ngân nga sâu lắng tận sâu thẳm con tim  những người lính. Tiếng ru hòa lẫn vào hơi thở sông nước trong đêm, hòa vào hương thơm của cây cỏ, đất trời.
 

* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 - Trang 50: Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu. Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc sắc?
Trả lời:
- Phần 1: Từ đầu đến “di lên vách bếp”
+ Chú San đi lấy vợ 
+ Dì Mây trở về xóm Trại
- Phần 2: Tiếp đến “Sóng nước lao xao”
+ Cuộc sống giản dị của dì Mây ở quê nhà 
- Phần 3: Tiếp đến “ở phía cuối con đường về bến”
+ Dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn
- Đoạn 4: Còn lại
+ Những phẩm chất cao đẹp của dì Mây 
→ Tác giả đã xây dựng cốt truyện với rất nhiều những sự việc, tình huống bất ngờ, cao trào, hấp dẫn. Để câu chuyện hấp dẫn và thu hút được người đọc.

Câu 2 - Trang 50: Ai là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn này? Hãy vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm này với các nhân vật khác trong truyện 
Trả lời:
- Dì Mây là nhân vật trung tâm trong câu chuyện này.

Câu 3 - Trang 50: Phân tích, làm sáng tỏ tính cách và phẩm chất của nhân vật dì Mây trong truyện qua các tình huống và sự kiện tiêu biểu. Nêu nhận xét về cuộc đời và tính cách của nhân vật dì Mây
Trả lời:
- Dì Mây từ chiến trường trở về đúng vào ngày người yêu đi lấy vợ. Trước đây tóc cô dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường. Cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu. Chiến tranh đã lấy của cô đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Cô trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạn gỗ, bên con búp bê không biết nói. Không chịu được cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ nguôi ngoai.

Câu 4 - Trang 50: Phân tích và nhận xét về bút pháp miêu tả (tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật) của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu.
Trả lời:
* Hoàn cảnh 
- Trước khi đi xung phong
+ Có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San. 
+ Nhưng phải chia tay nhau vì chú San đi học nghề ở nước ngoài. Còn dì thì xung phong làm cô y sĩ Trường Sơn.
→ Mỗi người mỗi ngả
- Khi từ chiến trường bom đạn chờ về 
+ Dì bị đạn phạt vào chân, phải đi tập tễnh.
+ Chú San thì đã lấy vợ đúng vào ngày dì trở về
→ Tình cảnh đáng thương, trớ trêu, tủi thân của dì.

* Ngoại hình
- Trước khi đi xung phong
+ Tóc dì đen dài, óng mượt
+ "Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”
- Khi từ chiến trường bom đạn chờ về 
+ Mái tóc dì xơ và thưa hơn nhiều
→ Bom đạn chiến tranh đã lấy đi tuổi thanh xuân, tươi đẹp của những người con gái đôi mươi.

* Phẩm chất tính cách 
- Dứt khoát, cương quyết
+ Thái độ của dì Mây rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San. 
+Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ.
- Vượt lên hoàn cảnh 
+ Mặc dù phải dùng chân giả nhưng dì vẫn giúp ông chèo đò 
+ Vẫn sống tiếp sau cú sốc đau đớn về tinh thần.
- Yêu thương con người và tốt bụng
+ Không khi nào dì Mây lấy tiền đò của những lứa học sinh đi học cấp 3 trường huyện.
- Khi dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn, khi cô Thanh đẻ thiếu tháng lại tràng hoa quấn cổ à phẩm chất tốt bụng, tính cách thương người, luôn nghĩ tới người khác của dì Mây. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, để mẹ tròn con vuông.
→ Có thể thấy dì Mây hiện lên với rất nhiều những phẩm chất cao thượng, tốt đẹp, dì đại diện cho những người con gái bước ra từ chiến tranh, mạnh mẽ kiên cường, nhưng đầy tình yêu thương, vị tha sâu sắc,

Câu 5 - Trang 50: Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.
Trả lời:
Câu chuyện được diễn ra trong khoảng thời gian sau 1986, sau cuộc chiến chống Mỹ ở nước ta.
Ý nghĩa của hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện: Đây đều là những biểu tượng gắn liền với quê hương sông nước của nhân vật qua đó cho ta thấy được tình yêu mặn mà, tình yêu sắc son thủy chung của lòng người. Chiến tranh không chỉ để lại những vết thương thể xác cho người lính, mà còn làm thay đổi số phận, gây ra những trái ngang đau khổ cho họ ngay cả khi họ trở về với thời bình khi chiến tranh đã kết thúc hậu quả nó để lại vô cùng lớn, làng quê thì hoang tàn nhưng với tình yêu của mình Mây trở về và giữ lòng yêu với một người, nhưng tất cả những hi vọng của cô đều bị dập tắt.

Câu 6 - Trang 50: Nhận xét về điểm nhìn và người kể chuyện trong văn bản. 
Trả lời:
- Truyện ngắn Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh) người kể chuyện toàn tri mượn quan điểm, thái độ, cảm giác của nhân vật Mai để kể chuyện. Bằng cách này , điểm nhìn nghệ thuật có sự đan xen, chuyển đổi từ điểm nhìn bên ngoài (tác giả) sang điểm nhìn bên trong (nhân vật Mai) và ngược lại.

Câu 7 - Trang 50: Theo em, vấn đề đặt ra trong truyện ngắn này là gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay? Hãy ghi lại một đoạn văn (khoảng 6 -8 dòng).
Trả lời:
Theo em vấn đề đặt trong truyện ngắn này là những hậu quả của chiến tranh để lại sau khi giành độc lập dân tộc, người lính Bộ đội Cụ Hồ trở về quê hương.
Hình tượng về con người và thảm họa con người sau cuộc chiến tranh được chuyển tải bằng thứ ngôn ngữ của trái tim bị rung động thật sự. Bị cuốn hút bởi một thực tế, một hiện thực không thể tưởng tượng, không thể hư cấu hơn, tự nó đã làm nên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Hậu quả của nó để lại vô cùng nặng nề, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi khói lửa của bom đạn, của các chất hóa học do con người chế tạo nhằm phục vụ cuộc chiến. Các công trình kiến trúc được coi là văn minh nhân loại, những cánh rừng bất tận không còn màu xanh mà chỉ thấy khói lửa… Chiến tranh cũng khiến cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ. Bóc lột giữa con người với con người ngày càng gia tăng, chênh lệch giàu nghèo càng rõ ràng. Cuộc sống của người dân thường xuyên rơi vào đói nghèo, trình độ văn hóa thấp,... Văn học hé mở khát vọng bức thiết, đòi hỏi quan tâm đến mỗi số phận cá nhân. Mối quan tâm cộng đồng đã nhường chỗ cho số phận cá nhân. Cái tôi trữ tình tìm thấy tiếng nói khác đầy ắp tâm trạng, nỗi trăn trở, sự day dứt, lo âu đầy trách nhiệm về chiến tranh vệ quốc, về hy sinh, mất mát, về nhu cầu, khát vọng của con người. Đó chính là cơ sở để thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần nhân bản sẽ trở thành nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo bao trùm của nền văn học sau năm 1975.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây