1. Chuẩn bị
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Bài thơ vẽ nên bức tranh mùa thu hiu hắt, mang đặc trưng của núi rừng, sông nước Quỳ Châu. Đồng thời, bài thơ còn là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn ly: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 - Trang 46: Chú ý các chi tiết miêu tả mùa thu.
Trả lời:
- Các chi tiết miêu tả mùa thu: Sương móc trắng xóa, rừng cây phong, sông, sóng, khóm cúc nở hoa.
Câu 2 - Trang 46: Hình ảnh và hoạt động gì được nhắc tới ở bốn câu kết?
Trả lời:
Hình ảnh và hoạt động được nhắc tới ở bốn câu kết bao gồm:
- Hình ảnh khóm cúc nở hoa.
- Hình ảnh con thuyền lẻ loi nhớ nhung nơi vườn cũ.
- Rộn ràng công việc may áo rét.
- Tiếng chày đập áo nơi thành Bạch Đế về chiều.
Câu 3 - Trang 46: Đối chiếu các câu trong phần dịch thơ với phần dịch nghĩa để có nhận xét bước đầu về bài thơ dịch.
Trả lời:
Đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và phần dịch nghĩa, ta có mấy nhận xét sau:
- Ưu điểm: Bản dịch thơ cơ bản đã thể hiện được khá sắc sảo tinh thần của bài thơ. Bản dịch có thể coi là khá đạt.
- Nhược điểm: Bản dịch còn có một số vênh lệch so với bản phiên âm:
+ Trong câu đầu, bản dịch thơ chưa chuyển tải được ý nghĩa của từ “điêu thương” – đây là một tính từ đã được động từ hóa (làm tiêu điều). Vì vậy ở trong bản phiên âm nó mang nghĩa rất mạnh – chỉ sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong.
+ Chữ “thẳm” trong câu ba (bản dịch) chưa thật sát nghĩa. Đồng thời nó còn làm cho âm hưởng thơ trầm xuống.
+ Câu 5, bản dịch bỏ mất chữ “lưỡng khai” – là một từ quan trọng của bản phiên âm – nhấn mạnh số lần lặp lại. Cũng vậy ở câu 6, chữ “cô” cha dịch được làm cho câu thơ cha thật sự thể hiện được nỗi lòng của kẻ ly hương.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 - Trang 47: Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Trả lời:
Bài thơ được sáng tác năm 766, khi nhà thơ đang ở Quỳ Châu. Đỗ Phủ sáng tác chùm “Thu hứng” gồm 8 bài thơ, trong đó cảm xúc mùa thu là bài thơ thứ nhất.
Câu 2 - Trang 47: Xác định đề tài, thể loại và bố cục của bài thơ Thu hứng (Bài 1)
Trả lời:
- Đề tài: Vẻ đẹp thiên nhiên và tâm trạng của con người.
- Thể loại: Đường luật thất ngôn bát cú.
- Bố cục:
+ Phần 1 (4 câu đầu): Cảnh mùa thu
+ Phần 2 (4 câu còn lại): Tình thu
Câu 3 - Trang 47: Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực của bài thơ có gì đặc biệt so với cảnh thu thông thường mà em được biết? Để có thể miêu tả được quang cảnh đó, nhà thơ phải quan sát từ những vị trí nào?
Trả lời:
- Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực gợi nên sắc thu tiêu điều, bi thương, mênh mông, rợn ngợp, xơ xác, ảm đạm → Cảm xúc buồn, cô đơn, lạnh lẽo, chênh vênh, lo lắng của tác giả trước thời cuộc
Cảnh mùa thu thông thường rất đẹp, gợi cho ta cảm giác thoải mái, dễ chịu với màu vàng của lá hòa vào với cái se se lạnh.
- Để miêu được quang cảnh đó, nhà thơ đã quan sát từ vị trí: Hai câu đề tác giả quan sát từ vị trí trên cao để phóng tầm mắt xuống cảnh vật bên dưới, tầm nhìn từ xa tới gần. Hai câu thực tác giả đứng ở vị trí thượng nguồn sông Trường Giang.
Câu 4 - Trang 47: Nỗi lòng của chủ thể trữ tình được thể hiện qua những hình ảnh nào trong bốn câu thơ cuối? Hình ảnh nào ấn tượng nhất? Vì sao?
Trả lời:
Nỗi lòng của nhà thơ trong 4 câu thơ cuối là:
a. Câu 3 và 4
- Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ:
+ Khóm cúc nở hoa – tuôn dòng lệ: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.
→ Dù hiểu theo cách nào cùng thấy được tâm sự buồn của tác giả.
+ Cô chu – con thuyền cô độc
→ Hình ảnh gợi sự trôi nổi, lưu lạc của con người. Là phương tiện để nhà thơ gửi gắm khát vọng về quê.
- Từ ngữ:
+ “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại
+ “Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.
+ “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê (Lạc Dương), nhớ nước (Trường An – kinh đô nhà Đường).
- Sự đồng nhất giữa các sự vật, hiện tượng:
+ Tình – cảnh: Nhìn cúc nở hoa mà lòng buồn tuôn giọt lệ
+ Quá khứ hiện tại: Hoa cúc nở hai lần năm ngoái – năm nay mà không thay đổi
+ Sự vật – con người: Sợi dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc chặt tâm hồn người.
→ Hai câu thơ đặc tả nỗi lòng đau buồn, tha thiết, dồn nén vì nỗi nhớ quê không thể giải tỏa của nhà thơ.
b. Câu 7 và 8
- Hình ảnh
+ Mọi người nhộn nhịp may áo rét
+ Giặt quần áo chuẩn bị cho mùa đông tới
→ Không khí chuẩn bị cho mùa đông, gấp gáp, thúc giục.
- Âm thanh: Tiếng chày đập vải
→ Âm thanh báo hiệu mùa đông sắp đến, đồng thời diễn tả sự thổn thức, ngổn ngang, mong chờ ngày về quê của tác giả.
→ Bốn câu thơ khắc sâu tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.
Câu 5 - Trang 47: Chỉ ra sự nhất quán giữa chủ đề, nhan đề, nội dung và hình ảnh nghệ thuật trong toàn bộ tác phẩm.
Trả lời:
Sự nhất quán giữa chủ đề, nhan đề, nội dung và hình ảnh nghệ thuật trong toàn bộ tác phẩm là khung cảnh mùa thu tiêu điều, xơ xác, ảm đạm, hắt hiu mang tâm trạng buồn, lạnh lẽo, cô đơn, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.
Câu 6 - Trang 47: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) để làm rõ tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương được thể hiện trong bài thơ Cảm xúc mùa thu.
Đoạn văn tham khảo 1:
Tình cảm thương nhớ quê hương được tác giả thể hiện sâu sắc, cụ thể qua bốn câu thơ cuối cùng. Cúc là loài hoa của mùa thu, biểu tượng niềm vui và vẻ đẹp vậy mà nhìn nó lại nhỏ lệ, gợi một nỗi buồn sâu lắng của nhà thơ, nhìn hoa cúc nhớ về những mùa thu ở quê hương. Chữ “lệ” trong bài thơ rất khó phân biệt lệ của người hay của hoa. “Cố chu” con thuyền cô độc, khi nhìn thấy con thuyền nỗi lòng tác giả càng dâng trào, càng nhớ quê da diết. Hình ảnh con thuyền trôi nổi, lưu lạc, là phương tiện duy nhất nhà thơ gửi gắm ước nguyện về quê, “hệ cố viên tâm” rất đặc biệt như buộc chặt nỗi lòng con người với quê nhà nhờ con thuyền trôi về quê hương. Cảnh mọi người giặt áo cũ âm thanh tiếng chày đập vải nhộn nhịp trên sông để chuẩn bị cho mùa đông tới. Như vậy việc sử dụng không gian dài, rộng, vừa cao, sâu, thấp lên cao và từ cao xuống thấp và những phép ẩn dụ đặc sắc, đối xứng chặt chẽ. Bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ cảm xúc, dùng quá khứ nói hiện tại.
Đoạn văn tham khảo 2:
Cảm xúc mùa thu không chỉ vẽ nên một bức tranh thu giàu chất gợi hình mà còn gợi lên trong ta một nỗi niềm sâu kín. Mượn hình ảnh của thiên nhiên để nói lên tâm trạng của mình, đó là nỗi lo âu thế sự, nỗi nhớ quê hương cùng nỗi cô đơn, lạnh lẽo của tác giả. Tác giả như đang khắc họa bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc, bất an, chao đảo. Nỗi buồn lạc lõng giữa thiên nhiên phải chăng cũng là nỗi chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc. Nỗi nhớ quê hương tha thiết, dồn nén không thể giải tỏa được, đồng thời vẽ ra những hình ảnh quen thuộc về cuộc sống quê nhà khắc sâu tâm trạng lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.