Thống kê tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 6, tập một:
Trả lời:
- Truyền thuyết: Thánh Gióng, Thạch Sanh, Sự tích Hồ Gươm
- Thơ lục bát: À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ, Ca dao Việt Nam
- Kí: Trong lòng mẹ (hồi kí), Đồng Tháp Mười mùa nước nổi (du kí), Thời thơ ấu của Hon-đa (hồi kí)
- Văn bản nghị luận: Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ, Vẻ đẹp của một bài ca dao, Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước
- Văn bản thông tin (thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian): Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” (văn bản truyền thống), Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ (đồ họa thông tin), Giờ Trái Đất (văn bản truyền thống)
Câu 2 trang 107: (Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều)
Nêu nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ văn 6, tập một theo bảng sau:
Loại | Tên văn bản | Nội dung chính |
Văn bản văn học | ||
Văn bản nghị luận | ||
Văn bản thông tin |
Loại | Tên Văn bản | Nội dung chính |
Văn bản văn học
|
Thánh Gióng | Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của tinh thần và sức mạnh lòng yêu nước của toàn dân, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm. |
Thạch Sanh | Qua hình tượng Thạch Sanh, nhân dân muốn gửi gắm mơ ước về một xã hội công bằng, về niềm tin đạo đức ở những phẩm chất tốt đẹp của con người cùng lí tưởng nhân đạo, lòng yêu hòa bình của nhân dân ta | |
Sự tích Hồ Gươm | Ca ngợi chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc | |
À ơi tay mẹ | Nói về tình cảm của người mẹ dành cho con | |
Về thăm mẹ | Nỗi nhớ, tình cảm của con dành cho mẹ cũng như sự hi sinh vất vả của mẹ cho con | |
Ca dao Việt Nam | Tình cảm cha mẹ, anh em và nhớ về quê hương cội nguồn | |
Trong lòng mẹ | kể lại một cách chân thực và cảm động những tuổi thơ vất vả, thiếu thốn cả vật chất lẫn tình thường; và tình yêu thương cháy bỏng của cậu bé Hồng dành cho mẹ của mình | |
Đồng Tháp Mười mùa nước nổi | Văn bản viết về chuyến đi đến đồng tháp Mười và vẻ đẹp nơi đây | |
Thơ ấu của Honda | Kể về kỉ niệm thời thơ ấu và niềm đam mê của cậu bé Honda | |
Văn bản nghị luận
|
Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ | Chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ |
Vẻ đẹp của bài ca dao | Phân tích và làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao: "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát" | |
Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước | Chỉ ra nội dung và ý nghĩa của truyện Thánh Gióng | |
Văn bản thông tin |
Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” | Thuật lại diễn biến từng sự kiện dẫn đến sự kiện lịch sử quan trọng về Bác và bản tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 |
Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ | Diễn biến lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ | |
Giờ Trái Đất | Sự phát triển sự phát triển, tham gia hưởng ứng của tất cả mọi người trên thế giới hành động nhằm cổ vũ cho hành động bảo vệ năng lượng, tránh biến đổi khí hậu của toàn thế giới trong đó có Việt Nam |
Câu 5 trang 108: (Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều)
Thống kê tên các kiểu văn bản và yêu cầu luyện viết các kiểu văn bản đó trong sách Ngữ văn 6, tập một theo mẫu sau:
VD: - Văn bản tự sự:
+ Viết được bài hoặc đoạn văn kể về một kỉ niệm của bản thân
…
Trả lời:
- Văn bản tự sự:
+ Viết được bài hoặc đoạn văn kể về một kỉ niệm của bản thân
+ Viết được bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích
- Tập làm thơ lục bát: Viết đoạn một bài thơ lục bát đúng vần, đúng nhịp, đúng thanh điệu.
- Văn biểu cảm:
+ Viết được đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát
- Văn thuyết minh:
+ Viết được bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
Câu 6 trang 108: (Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều)
Nêu các bước tiến hành viết một văn bản, chỉ ra nhiệm vụ của mỗi bước:
Thứ tự các bước | Nhiệm vụ cụ thể |
Bước 1: Chuẩn bị | Thu thập, lựa chọn tư liệu và thông tin về vấn đề sẽ viết. |
Thứ tự các bước | Nhiệm vụ cụ thể |
Bước 1: Chuẩn bị | - Xác định đề tài sẽ viết. - Xác định mục đích viết. - Xác định kiểu văn bản. - Thu thập, lựa chọn tư liệu và thông tin về vấn đề sẽ viết. |
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý | - Thu thập, lựa chọn tư liệu và thông tin về vấn đề sẽ viết. - Tìm ý: dựa vào đề tài, nêu lên và trả lời các câu hỏi để xem bài viết cần có những ý gì lớn, trong các ý lớn ấy có những ý nhỏ nào. - Lập dàn ý: sắp xếp các ý đã tìm theo bố cục ba phần của bài văn: mở bài, thân bài, kết bài. (ba phần của đoạn văn: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) |
Bước 3: Viết bài | - Từ dàn ý đã có, diễn đạt thành lời văn bằng các câu văn, đoạn văn và bài văn hoàn chỉnh. |
Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa | - Nội dung: + Nội dung văn bản đã đầy đủ chưa? + Các ý trong bài có chính xác không? + Nội dung các phần trong bài văn đã thống nhất chưa? + Có nội dung nào mới mẻ, độc đáo không? - Hình thức: + Bài văn có đủ ba phần không? + Sắp xếp các ý đã hợp lí chưa? + Có lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, liên kết câu không? + Diễn đạt có rõ ràng, dễ hiểu không? + Trình bày: Chữ viết, xuống dòng và độ dài văn bản có đúng không? |
Câu 8 trang 108: (Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều)
Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6, tập một. Các nội dung nói và nghe liên quan gì đến nội dung đọc hiểu và viết?
Trả lời:
- Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6, tập một:
+ Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích
+ Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
+ Kể về một kỉ niệm của bản thân
+ Trình bày ý kiến về một vấn đề
+ Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử
- Các nội dung nói và nghe liên quan đến nội dung đọc hiểu và viết, chỉ khác cách thức thực hiện:
+ Nói là trình bày bằng lới nói (ngôn ngữ nói)
+ Viết là trình bày bằng văn viết (ngôn ngữ viết)
Câu 9 trang 108: (Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều)
Liệt kê tên các nội dung tiếng Việt được học thành mục riêng trong sách Ngữ văn 6, tập một theo bảng sau:
Trả lời:
- Bài 1: Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy)
- Bài 2: Các biện pháp tu từ (ẩn dụ)
- Bài 3: Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn
- Bài 4: Thành ngữ, dấu chấm phẩy
- Bài 5: Mở rộng vị ngữ
Ý kiến bạn đọc