Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn văn 6 sách Cánh diều bài: Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử - Trang 102

Thứ ba - 03/08/2021 22:46
Soạn văn 6 sách Cánh diều bài: Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử - Trang 102

1. Định hướng

Trao đổi thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử là hoạt động giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của sự kiện lịch sử đó và ảnh hưởng của nó với cuộc sống ngày nay.

2.  Thực hành

Bài tập: Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm
Bài làm 1:
a. Chuẩn bị
b. Tìm ý và lập dàn ý
c. Nói và nghe
d. Kiểm tra và chỉnh sửa

Sau khi đọc, các em có thể tóm tắt những sự kiện chính để trình bày trước lớp như sau:
+ Lịch sử của ngày nhà giáo Việt Nam bắt đầu từ một tổ chức quốc tế của các nhà giáo dục tiến bộ thành lập ở Pari (Pháp) vào hồi tháng 7 năm 1946 có tên là F.I.S.E (Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục)
+ Vào mùa xuân năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.
+ Từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 8 năm 1975 tại thủ đô Warszawa (Ba Lan) đã diễn ra một buổi hội nghị FISE với 57 quốc gia tham dự, trong đó có Giáo dục Công đoàn Việt Nam và quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”.
+ Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam
+ Như trở thành thông lệ, vào ngày 20/11 tất cả các trường trong cả nước lại nô nức với các hoạt động do những học sinh trong trường thực hiện như: Thi văn nghệ, lễ mít-tinh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, dựng trại, thi cắm hoa... và nhiều hoạt động có ý nghĩa khác để chia sẻ và tri ân tới những người thầy, cô từng ngày âm thầm lặng lẽ cống hiến hết cuộc đời mình cho sự nghiệp trồng người của đất nước.

Bài làm 2:
a) Chuẩn bị
- Lựa chọn sự kiện lịch sử cần trao đổi, thảo luận: Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Thu thập và lựa chọn các thông tin về sự kiện, những ý kiến đánh giá về ý nghĩa của sự kiện đó từ các nguồn khác nhau như sách báo, internet,…
- Lựa chọn phương tiện hỗ trợ trao đổi, thảo luận.
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Mở bài: Cách mạng tháng Tám năm 1945 – sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Thân bài:
+ Diễn biến:
- 4/1945, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân.
- 5/1945, Bác Hồ về Tuyên Quang.
- 8/1945, phát động toàn dân khởi nghĩa dành chính quyền.
- Từ 14 đến 18/8/1945 có 4 tỉnh giành được chính quyền: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam.
- 19/8 giành chính quyền ở Hà Nội.
- 23/8 khởi nghĩa thắng lợi ở Huế,…
- 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn – Gia Định,…
- Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
+ Ý nghĩa:
- Lật nhào chế độ quân chủ, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc.
- Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của sự kiện.
c) Nói và nghe
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đây là một trong những mốc son chói lọi, một bước ngoặt vĩ đại; đồng thời, là biểu tượng tuyệt vời của sức mạnh, tinh thần, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.
Tháng 4 năm 1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ và quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Đặc biệt là thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16/4, tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam. Tháng 5 năm 1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Tháng 8 năm 1945 là thời điểm cao trào của cuộc cách mạng. Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào khẳng định đây cơ hội của ta để giành lại độc lập. Sau khi phát động toàn dân khởi nghĩa dành chính quyền, 23 giờ ngày 13/8 ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Từ 14 đến 18/8/1945 tổng khởi nghĩa nổ ra giành thắng lợi, có 4 tỉnh giành được chính quyền: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam. Ngày 19/8 khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Tiếp đến 23/8 khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và nhiều tỉnh thành khác. Cuối cùng là 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn – Gia Định, Kon Tum,… Kết quả là ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Như vậy chỉ trong vòng 15 ngày (từ 14/8 đến 28/8/1945) tổng khởi nghĩa tháng Tám đã thành công trong cả nước. Lần đầu tiên trong cả nước chính quyền về tay nhân dân.

Cách mạng thắng lợi mang lại ý nghĩa to lớn với toàn dân tộc. Chiến thắng đã mở ra một bước ngoặc lớn trong lịch sử dân tộc bởi thứ nhất nó phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật, lật nhào chế độ quân chủ, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thứ hai là mở ra kỷ nguyên độc lập tự do, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc. Với thắng lợi của cách mạng tháng tám thì Đảng Cộng sản trở thành một Đảng cầm quyền, chuẩn bị những điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo. Không những vậy, chiến thắng của đất nước ta còn ảnh hưởng đến thế giới góp phần đánh bại chủ nghĩa phát xít. Đặc biệt, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới nhất là Châu Á và châu Phi.

Như các bạn vừa nghe thì tôi xin khẳng định đây là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Bước khởi đầu cho những chiến thắng tiếp theo của chúng ta.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây