Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ, ... của em khi đó bằng một đoạn văn
Thư viện sách
2023-11-07T07:53:54-05:00
2023-11-07T07:53:54-05:00
https://sachthuvien.com/ngu-van-10-cd/tuong-tuong-em-la-khan-gia-trong-buoi-bieu-dien-van-nghe-cua-nguoi-linh-dao-hay-chia-se-cam-nhan-suy-nghi-cua-em-khi-do-bang-mot-doan-van-15420.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách thư viện
https://sachthuvien.com/uploads/sach-thu-vien-logo.png
Thứ ba - 07/11/2023 03:45
Dịp vừa rồi, em có cơ hội ra thăm huyện đảo Trường Sa. Tại đây, chúng em được gặp gỡ các chiến sĩ hải quân - những người lính đang sống, học tập và công tác trên đảo.
Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ, ... của em khi đó bằng một đoạn văn - Đoạn văn 1
Lời ca của những người lính đảo xa cất lên sao mà mê đắm! Giữa mây trời lồng lộng, giữa gió và cát mang theo hơi mặn của biển khơi, giữa những tảng đá san hô, một sân khấu nhỏ được dựng lên. Đó là sân khấu của những ca sĩ vô cùng đặc biệt – mệnh danh là những ông sư của biển cả. Họ cất lên tiếng hát giữa những khó khăn, ác liệt nơi đây. Điệu hát của họ, khi thì dịu dàng say đắm, lúc lại tự hào, hào hùng cất lên, khiến người nghe không khỏi thổn thức. Bài hát của họ lãng mạn, hào hoa là thế, nhưng chất lính, sự kiên cường và dấn thân của người lính mới chính là vẻ đẹp cao cả về lòng yêu nước. Hát tình ca để khẳng định tình yêu thủy chung, khẳng định chủ quyền đất nước với biết bao khát vọng bình thường mà tạo hóa ban cho. Nhà thơ không nói hết, nhưng đó là tiếng nói phản kháng chiến tranh, là tiếng nói nhân văn sâu sắc. Cao hơn, hình tượng người lính đứng giữa trời nước bao la bảo vệ chủ quyền thiêng liêng cho Tổ quốc chính là trách nhiệm lớn lao, thiêng liêng không gì sánh được.
Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ, ... của em khi đó bằng một đoạn văn - Đoạn văn 2
Giai điệu về những ca khúc của các chiễn sĩ lính đảo ở Trường Sa cứ ngân nga mãi trong đầu em. Giữa khung cảnh gió biển lồng lộng, cùng với lớp sỏi cát bay như lũ chim hoang, một sân khấu ca hát được dựng lên giữa những tảng đá san hô và vài tấm tôn làm cánh gà. Các ca sĩ nơi đây nổi tiếng với những đầu "trọc lốc" cùng với biệt danh siêu ngộ "sư cụ". Có lẽ vậy, khi mà họ cất tiếng hát ngang tàng của mình lên giữa những khó khăn, ác liệt nơi đây, hình ảnh người lính lại càng được tô đậm thêm nét duyên dáng. Những lời ca tiếng hát cứ thế được vang lên, lúc say đắm, lúc lại ngân vang những nốt cao chót vót đầy tự hào, khiến cho không chỉ em mà những khán giả lắng nghe đều cảm thấy thổn thức. Nhờ những lời bài trong bài hát được thể hiện bởi những ca sĩ "sư cụ" nơi đây, em càng cảm thấy hình tượng người lính giữa đất trời bao la một lần nữa hiện lên sự thiêng liêng, đó là những trách nhiệm lớn lao, như vùng trời biển cả nơi đây, một sự thiêng liêng không gì sánh bằng.
Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ, ... của em khi đó bằng một đoạn văn - Đoạn văn 3
Dịp vừa rồi, em có cơ hội ra thăm huyện đảo Trường Sa. Tại đây, chúng em được gặp gỡ các chiến sĩ hải quân - những người lính đang sống, học tập và công tác trên đảo. Để chào mừng đoàn khách, họ đã tổ chức một buổi văn nghệ hết sức vui nhộn. Mở màn là phần giao lưu, giới thiệu đến từ đồng chí Chính trị viên. Thay vì chào hỏi bằng văn xuôi thông thường, đồng chí ấy đã sáng tác riêng một bài thơ nói về đơn vị. Tiếp đến, các chiến sĩ thuộc từng tiểu đội lần lượt lên biểu diễn. Đội thì thổi sáo, gảy đàn. Đội thì làm ảo thuật... Rất nhiều tiết mục hấp dẫn được trình diễn. Tất cả đều xuất phát từ ý tưởng, sự sáng tạo độc đáo của những người lính. Lúc ấy, chúng em còn trêu rằng đây là kiểu văn nghệ đúng chuẩn "cây nhà lá vườn".