Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn văn 10 sách Cánh diều, bài 5: Nguyễn Trãi - cuộc đời và sự nghiệp

Thứ bảy - 04/11/2023 22:27
Soạn văn 10 sách Cánh diều, bài 5: Nguyễn Trãi - cuộc đời và sự nghiệp - Trang 5, 6, 7, 8, 9, 10.

1. Chuẩn bị

- Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử, văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỉ XV và cuộc đời, sự nghiệp chính trị, văn hoá, văn học của Nguyễn Trãi để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Xem lại các kiến thức đã được học về thơ văn Nguyễn Trãi ở Trung học cơ sở và bổ sung các thông tin mới tìm hiểu được về tác giả.
- Chuẩn bị nội dung thuyết trình ngắn trước lớp về thân thế và sự nghiệp Nguyễn Trãi.

Trả lời:
- Nguyễn Trãi (1380-1442) sống và hoạt động trong một thời kỳ đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam:
+ Về chính trị xã hội, Nguyễn Trãi đã sống 20 năm cuối triều Trần - một quyền lực truyền thống đã sa đọa và gần như đã nằm trong tay khống chế của Hồ Quý Ly; 7 năm dưới triều Hồ - một quyền lực đang xây dựng dang dở; 20 năm dưới thời thuộc Minh và chống Minh thuộc.
+ Về văn hóa, Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hóa Việt Nam.

- Trong cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện và dấu mốc quan trọng: 
+ Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ 
+ Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. 
+ Cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước 
+ Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn 
+ Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước 
+ Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu oan án Lệ Chi viên và bị khép vào tội "tru di tam tộc". + 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: 
- Văn bản “Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc” là văn bản nghị luận nhằm tôn vinh Nguyễn Trãi – người anh hùng của dân tộc.
 

* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 - Trang 6: Nguyễn Trãi có vai trò, vị trí như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Trả lời:
- Vai trò của Nguyễn Trãi: 
- Nguyễn Trãi dâng Bình Ngô sách, cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ra đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa.
- Ông giúp Lê Lợi soạn thảo chiếu lệnh, văn thư, đấu tranh ngoại giao với quân Minh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng đất nước.

Câu 2 - Trang 6: Chú ý những đóng góp của Nguyễn Trãi cho đất nước và bi kịch cuối đời ông.
Trả lời:
- Những đóng góp của Nguyễn Trãi cho đất nước: 
+ Dùng hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc gây dựng đất nước.
+ Ông lui về ở ẩn tại Côn Sơn, nhưng khi được trọng dụng, ông lại hăm hở ra giúp nước.

- Bi kịch cuối đời:
+ Khi đang giữ trọng trách công việc quốc gia thì năm 1442 xảy ra vụ án Lệ Chi viên.
+ Bị vu tội giết vua, tru di tam tộc
+ Đến khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi đã minh oan cho Nguyễn Trãi 

Câu 3 - Trang 7: Chú ý các lĩnh vực mà Nguyễn Trãi có đóng góp và các tác phẩm chính của ông.
Trả lời:
- Ngoài những đóng góp quan trọng trong các hoạt động thực tiễn, Nguyễn Trãi còn để lại một di sản to lớn trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lí, văn học,...
- Các tác phẩm chính của ông: 
+ Quân trung từ mệnh tập
+ Đại cáo bình Ngô
+ Phú núi Chí Linh
+ Lam Sơn thực lục
+ ……

Câu 4 - Trang 7: Nguyễn Trãi có đóng góp như thế nào về văn hóa?
Trả lời:
- Những đóng góp về văn hóa Nguyễn Trãi: giúp Lê Lợi mở kì thi, lựa chọn nhân tài cho đất nước. Ông có những kế hoạch mới mẻ về việc xây dựng hình luật, âm nhạc, khoa cử, tiến hành các quy chế về lễ nghi, nội trị, biên soạn sách vở, … Mặc dù tâm huyết xây dựng một thể chế và một nền văn hóa như ông mong muốn, đương thời chưa thực hiện được trọn vẹn, nhưng đây là những nền tảng phát triển cho đất nước.

Câu 5 - Trang 7: Những nội dung cơ bản của phần này là gì?
Trả lời:
Những đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi về văn học có giá trị mở đầu cho nhiều truyền thống quý báu của văn học dân tộc.

Câu 6 - Trang 8: Câu nào nêu nhận xét khái quát về con người Nguyễn Trãi thể hiện trong thơ văn?
Trả lời:
- Câu văn nêu nhận xét khái quát về con người Nguyễn Trãi thể hiện trong thơ văn: “Thơ văn Nguyễn Trãi phản ánh bức chân dung con người Nguyễn Trãi với vẻ đẹp của sự hài hoà giữa một vĩ khái quát về con người nhân và một con người hết sức đời thường.”

Câu 7 - Trang 8: Bài viết đã dẫn ra những tác phẩm nào của Nguyễn Trãi?
Trả lời:
Bài viết đã dẫn ra những tác phẩm:
- Ngôn chí, bài 7 - Quốc âm thi tập.
- Tặng bạn (Tặng hữu nhân).
- Thuật hứng, bài 19 - Quốc âm thi tập.
- Mạn thuật, bài 6 - Quốc âm thi tập.

Câu 8 - Trang 9: Phần này nêu vấn đề gì trong thơ văn Nguyễn Trãi?
Trả lời:
- Phần này trong văn bản đề cập đến giá trị nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi. Trong thơ văn Nguyễn Trãi có sự kết hợp của nhiều thế kỉ văn học Việt Nam, khẳng định ông là nhà văn chính luận xuất sắc, có công lớn trong việc xây đắp nền móng văn hóa, tư tưởng cho dân tộc.

Câu 9 - Trang 9: Chú ý vị trí và đóng góp của hai tập thơ Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập.
Trả lời:
- Chú ý vị trí và đóng góp của hai tập thơ Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập.
+ Ức trai thi tập: Nguyễn Trãi đã đưa thơ chữ Hán Việt Nam đạt đến độ nhuần nhị, tạo ra một thế giới thẩm mĩ phong phú, vừa trí tuệ, hào hùng, lại vừa trữ tình, lãng mạn.
+ Quốc âm thi tập: khẳng định tiếng Việt là một ngôn ngữ văn học có khả năng phản ánh sâu sắc thế giới nội tâm của con người cũng như đời sống xã hội. Ông đã đem lại cho thơ Nôm một hệ thống thẩm mĩ mới, đưa vào trong các bài thơ của mình tục ngữ, lời ăn tiếng nói dân dã và những hình ảnh đời thường.

Câu 10 - Trang 10: Kết thúc văn bản, người viết khẳng định điều gì?
Trả lời:
Kết thúc văn bản, người viết khẳng định được những công lao to lớn mà suốt cuộc đời Nguyễn Trãi đã đem lại để đóng góp cho sự nghiệp, cho cuộc đời của ông và cho đất nước.

* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 - Trang 10: Văn bản Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần, mỗi phần giới thiệu cho người đọc nội dung gì?
Trả lời:
- Văn bản Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp gồm 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu … “Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi”: Cuộc đời của người anh hùng dân tộc Nguyễn Tsrãi.
+ Phần 2: Còn lại: Sự nghiệp kiệt xuất của Nguyễn Trãi.

Câu 2 - Trang 10: Dựa vào văn bản trên, em hãy xác định:
- Những điều cần lưu ý về bối cảnh lịch sử, văn hóa của thời đại Nguyễn Trãi.
- Trong cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện và dấu mốc quan trọng nào? Những sự kiện và dấu mốc này có liên quan như thế nào tới sự nghiệp văn học của ông?
Trả lời:
Những điểm cần lưu ý về bối cảnh lịch sử, văn hóa của thời đại Nguyễn Trãi:
- Là thời kì nước ta bị giặc Minh xâm lược, tuy nhiên, nhân dân ta vẫn anh hùng đứng lên đấu tranh và đem lại thắng lợi huy hoàng.
- Đất nước đã có sự thay đổi và phát triển về giáo dục: Đã bắt đầu có chính sách phát triển nhân tài và quan lại bằng khoa cử.
- Về văn hóa: Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hóa Việt Nam.

Những sự kiện và dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Trãi:
- Năm 1406: Nguyễn Trãi dâng lên vua Lê bản Bình Ngô sách (Kế sách đánh đuổi quân Minh).
- Năm 1428, sau khi cuộc khởi nghĩa toàn thắng, ông viết Bình Ngô đại cáo.
- Năm 1426, ông giúp Lê Lợi xây dựng đất nước về mặt văn hóa.
→ Những dấu mốc trên là tiền đề cho sự nghiệp văn học của ông.

Câu 3 - Trang 10: Dựa trên cơ sở nào để bài viết khẳng định: “Nguyễn Trãi là nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất”?
Trả lời:
- Những cơ sở để khẳng định: “Nguyễn Trãi là nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất”: 
- Ông để lại nhiều di sản trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lí, văn học,.. với nhiều tác phẩm có giá trị.
- Ông có nhiều tập thơ hay và nổi tiếng viết bằng cả chữ Hán và Nôm; các tác phẩm đều có hình ảnh và ngôn từ đặc sắc.

Câu 4 - Trang 10: Nội dung chính của thơ văn Nguyễn Trãi được trình bày trong bài viết bao gồm những điểm gì? Qua thơ văn, Nguyễn Trãi hiện lên là một con người như thế nào?
Trả lời:
- Nội dung chính của thơ văn Nguyễn Trãi được trình bày trong bài viết bao gồm: 
+ Phản ánh chân dung Nguyễn Trãi với vẻ đẹp kết hợp giữa vĩ nhân và con người đời thường 
+ Thơ văn Nguyễn Trãi là sự kết tinh nghệ thuật của nhiều thế kỉ văn học Việt Nam
- Qua thơ văn, Nguyễn Trãi hiện lên là một con người: vừa lớn lao, cao cả, vừa rất đỗi thân thương, gần gũi.

Câu 5 - Trang 10: Những đóng góp to lớn nào về mặt nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi được nêu lên trong văn bản trên?
Trả lời:
Những đóng góp về văn học của Nguyễn Trãi là hết sức to lớn, có giá trị mở đầu cho nhiều truyền thống quý báu của văn học dân tộc. Thơ văn Nguyễn Trãi thấm nhuần tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa vì dân, cùng với niềm suy tư thế sự và tình yêu thiên nhiên, đất nước. “Yêu nước, thương dân” và “nhân nghĩa vì dân”, khát vọng xây dựng một quốc gia độc lập, hưng thịnh, thái bình, người dân được sống ấm no, hạnh phúc là những nội dung lớn trong thơ văn Nguyễn Trãi.

Câu 6 - Trang 10: Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi gợi cho em những suy nghĩ, tình cảm gì?
Trả lời:
- Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời chiến đấu không ngừng nghỉ - chiến đấu chống bạo lực xâm lược và chống gian tà
- Tư tưởng nhân nghĩa là đỉnh cao chói sáng trong thơ ông. Quan điểm xem văn chương là vũ khí chiến đấu thể hiện rõ trí tuệ sáng suốt của một thiên tài và bản lĩnh của một chiến sĩ dũng cảm.
- Cuộc đời Nguyễn Trãi cho chúng ta bài học quý báu về tinh thần nhân đạo, nhiệt tình chiến đấu, quan điểm mạnh dạn đổi mới, sáng tạo.
- Nguyễn Trãi đã gửi gắm trong thơ văn của mình những tư tưởng triết lí sâu sắc mà giản dị. Con người lỗi lạc bậc nhất và cũng là con người có số phận oan khiên bậc nhất trong lịch sử ấy đã trở thành “một ông tiên ở trong tòa ngọc”
 

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây