Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Đề thi cuối học kỳ 1 môn Sinh học lớp 10 - Cánh diều

Chủ nhật - 17/12/2023 08:25
Đề thi cuối học kỳ 1 môn Sinh học lớp 10 - Cánh diều, có đáp án kèm theo nhằm giúp các em ôn tập để chuẩn bị tốt cho kỳ thi cuối học kỳ 1. Chúc các em học tốt.

 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 7 ĐIỂM

Câu 1. Ở cấp độ cơ thể chất thải vg chất dư thừa sẽ được bài tiết qua
A. Hệ tuần hoàn.
B. Cơ quan bài tiết.
C. Hệ bài tiết.
D. Hệ hô hấp

Câu 2. Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây là
A. Các chất hữu cơ được tổng hợp ở lá.
B. Các chật hữu cơ được tổng hợp ở thân.
C. Các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ.
D. Các chất vô cơ được tổng hợp ở lá.

Câu 3. Điền vào chỗ trống: Cân bằng nước trong cơ thể thực vật đạt được khi lượng nước cây hấp thụ vào .... lượng nước thoát ra.
A. bằng.
B. Bằng hoặc nhỏ hơn
C. Bằng hoặc lớn hơn.
D. Lớn hơn hoặc nhỏ hơn

Câu 4. Nguyên liệu của quá trình quang hợp là
A. CO2, H2O        
B. CO2,O2
C. O2, H2O
D. CO2, H2O, O2

Câu 5. Ở thực vật, bộ phận nào làm nhiệm vụ hô hấp?
A. Tất cả bộ phận.
B. Rễ.
C. Thân
D. Lá

Câu 6. Các động vật nào sau đây có túi tiêu hóa
A. Thủy tức
B. Giun đất
C. Châu chấu
D. Bọt biển

Câu 7. Cá, một số thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp
A. bằng phổi.       
B. bằng hệ thống ống khí.
C. qua bề mặt cơ thể.     
D. bằng mang.

Câu 8. Lưỡng cư, bò sát, chim và thú có hình thức hô hấp
A. bằng phổi.       
B. bằng hệ thống ống khí.
c. qua bề mặt cơ thể.      
D. bằng mang.

Câu 9. Hệ mạch gồm các loại mạch chủ yếu là
A. Động mạch, mao mạch, tình mạch
B. Động mạch, mao mạch bạch huyết
C. Tĩnh mạch. mao mạch bạch huyết
D. Động mạch, tình mạch, mạch bạch huyết

Câu 10. Tính tự động của tim là
A. khả năng tự động điều chỉnh lượng máu của tim.
B. khả năng tự động điều chỉnh nhịp đập của tim.
C. khả năng tự động co dãn theo chu kì của tim.
D. khả năng tự động ngủ nghỉ của tim trong ngày.

Câu 11. Dựa trên khả năng lây truyền, bệnh được chia thành
A. bệnh ngoài da và bệnh rối loạn cân bằng.
B. bệnh di truyền và bệnh không di truyền.
C. bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm.
D. bệnh có triệu chứng và bệnh không triệu chứng.

Câu 12. Dị ứng là hiện tượng
A. cơ thể phản ứng đồng điệu đối với kháng nguyên nhất định.
B. cơ thể phản ứng quá mức đối với kháng nguyên nhất định.
C. cơ thể phản ứng quá mức đối với kháng thể nhất định.
D. cơ thể không nhận diện được các tế bào của hệ miễn dịch.

Câu 13. Cân bằng nội môi là
A. duy trì sự ổn định môi trường trong mô.
B. duy trì sự ổn định môi trường trong cơ quan.
C. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
D. duy trì sự ổn định môi trường trong tế bào.

Câu 14. Khi tăng hàm lượng chất nào sau đây thi nội môi sẽ có áp suất thầm thấu giảm?
A. Cl.
B. Glucose.
C. Na+        
D. Nước

Câu 15. Cơ quan có vai trò chủ yếu trả lời kích thích ở người là
A. cơ quan thụ cảm.       
B. cơ hoặc tuyến. 
C. hệ thần kinh.   
D. dây thần kinh.

Câu 16. Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ thuộc dạng cảm ứng nào sau đây?
A. Hướng hoá.     
B. Hướng động.
C. Ứng động sức trương.
D. Ứng động tiếp xúc.

Câu 17. Người ta hay trồng xen canh cây họ Đậu với cây trồng khác để tăng năng suất. Hãy giải thích vì sao?
A. Cây họ Đậu có khá năng cung cap dinh dường cho các cây khác.
B. Cây họ Đậu có các vi khuẩn nốt sần giúp cố định nitrogen cung cấp cho cây.
C. Cây họ Đậu có khả năng tiết ra các chất xua đuổi côn trùng, sâu bọ
D. Cây họ Đậu có khả năng tiết ra các chất kích thích tăng trưởng .

Câu 18. Trong sản xuất, người ta thưởng ủ ấm gốc cây bằng rơm rạ vào mùa lạnh. Mục đích của việc làm này là để
A. hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ cao đến khả năng hút nước và chất khoáng của hệ rễ.
B. hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến khả năng hút nước và chất khoáng của hệ rễ.
C. hạn chế ảnh hưởng của lượng nước đến khả năng hút khoáng của rễ.
D. hạn chế ảnh hưởng của lượng khoáng đến khả năng hút nước của rễ.

19. Quan sát sơ đồ bên, phát biểu nào sau đây đúng?

1. [ 1 ] là PEP và là chất nhận CO2 đầu tiên.
2. [2] là PGA (3C) và là sản phẩm cố định CO2 đầu tiên
3. [3] là ATP. [4] là NADPH được cung cấp từ pha sáng.
4. Giai đoạn cố định CO2 liên quan chặt đến sự thoát hơi nước
A. 1,2,4.     
B. 1,3,4.
C. 2,3,4      
D. 1,2, 3.

Câu 20. Để tìm hiểu quá trình hô hấp ở thực vật, 1 nhóm học sinh đã bố trí thí nghiệm như hình bên. Dự đoán nào sau đây đúng và kết quả của thí nghiệm này?

A. Nước vôi ở ống nghiệm bị hút vào bình chứa hạt.
B. Ống nghiệm chứa nước vòi xuất hiện nhiều khói trắng.
C. Ống nghiệm chứa nước vôi bị vẫn đục.
D. Nút cao su của bình chứa hạt nãy mầm bị bật ra.

Câu 21. Khi nói về sự tiến hóa của cấu tạo các cơ quan tiêu hoá ở động vật, phát biểu sau đây đúng?
1. Cấu tạo cơ quan tiêu hóa ngày càng phức tạp, chức năng ngày càng chuyên hoá.
2. Cấu tạo cơ quan tiêu hóa ngày càng đơn giản, tính chuyên hoá ngày càng giảm.
3. Hình thức tiêu hóa tiến hóa từ tiêu hoá nội bào đến tiêu hoá ngoại bào.
4. Một số bộ phận ngày càng tiêu giảm chim không có răng, người tiêu giảm manh tràng.
A. 2,3
B. 1, 2        
C. 1,4
D. 3,4.

Câu 22. Vì sao cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn?
A. Vì diện tích trao đổi khí còn rất nỏ và mang bị khô.
B. Vì độ ẩm trên cạn thấp, cá không hô hấp được.
C. Vì không hấp thu được O2 của không khí.
D. Vì nhiệt độ trên cạn cao hơn dưới nước.

Câu 23. Một bệnh nhân bị bệnh tim được lắp máy trợ tim có chức năng phát xung điện cho tim. Máy trợ tim này có chức năng tương tự cấu trúc nào trong hệ dẫn truyền tim?
A. Bó His.  
B. Nút xoang nhĩ.
C. Mạng Puôckin.
D. Nút nhì thất.

Câu 24. Máu chảy ở mao mạch rất chậm có ý nghĩa gì? 
A. Giảm lượng máu lưu thông về tim tránh vỡ tim.
B. Tế bào có đủ thời gian lọc những chất độc hại trong máu.
C. Máu có đủ thời gian để thực hiện trao đổi chất với tế bào.
D. Tế bào có đủ thời gian sản sinh ra hồng cầu đưa vào máu.

Câu 25. Vaccine sẽ kích thích cơ thể tạo ra
A. các chất hóa học chống lại virus.
B. kháng thể và các tế bào nhớ.
C. các phản ứng chết theo chương trình.
D. các chất kích thích kháng nguyên tự hủy.

Câu 26. Khi xét nghiệm máu một bệnh nhân, người ta thấy nồng độ glucagon cao nồng độ insulin thấp. Giải thích nào sau dây nhiều khả năng đúng nhất?
A. Bệnh nhân đã uống một lượng lớn nước ngọt.
B. Bệnh nhân này đang mắc bệnh đái tháo đường.
C. Bệnh nhân đã không ăn gì vài giờ trước đó.
D. Bệnh nhân đã ăn một lượng thức ăn tinh bột trước đó vài giờ.

Câu 27. Hoàn thành từ/cụm từ còn thiếu: Ở người khi bị gai đâm vào tay, ... ở tay sẽ chuyển thông tin đau về bộ phận xử lí thông tin, sau đó thông tin sẽ truyền đến ... làm cơ này co lại khiến chúng ta rút tay nhanh về phía cơ thể.
A. Thụ thể gai - cơ xương        
B. Thụ thể đau - cơ xương
C. Thụ thể gai - cơ bắp  
D. Thụ thể đau - cơ bắp

Câu 28. Đâu là ví dụ về tính hướng trọng lực ở thực vật?
A. Cây mọc trong bóng râm, thân cây hướng về phía ánh sáng.
B. Chậu cây bị đổ, thân cây hướng lên trên, rễ hướng xuống đất.
C. Dây leo quấn quanh cọc hướng lên trên.
D. Rễ cây phát triển hướng về phía nguồn nước.
 

II. PHẦN TỰ LUẬN: 3 ĐIỂM

Câu 1: (1 điểm)
Hình dưới đây mô tả các pha của một chu kì tim (ở người), ô màu sẫm thể hiện thời gian co.

a) Hãy cho biết các pha của I chu kì tim? (0,25 điểm). Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? (0,25 điểm).
b) Em hãy kể 4 biện pháp giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh? (0,5 điểm)

Câu 2: Kể tên các thành phần tham gia vào hàng rào miễn dịch không đặc hiệu. Nêu vai trò của những thành phần đó. (1 điểm)

Câu 3: Vì sao các loài thú sống trên cạn không hô hấp được ở dưới nước? (0,5 điểm)

Câu 4: Giải thích tại sao ăn mặn (nhiêu muối) thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp? (0,5 điểm) 

ĐÁP ÁN

 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 7 ĐIỂM

DAP AN
 

II. PHẦN TỰ LUẬN: 3 ĐIỂM

CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM
1 a) Chúng ta có thể thấy một chu kì co dãn của tim gồm 3 pha và kéo dài khoảng 0,8s:
+ Pha nhì co là: 0,1 s (thời gian nghi là 0,7s)
+ Pha thất co: 0.3s (thời gian nghi là 0.5s)
+ Pha dãn chung: 0,4s
Vì tim hoạt động với chu kỳ như trên, thời gian làm việc (co) của cơ tâm thất và cơ tâm nhĩ co ít hơn thời gian nghỉ ngơi. Đồng thời, chu kỳ hoạt động đều đặn và xen kẽ hợp lý nên tim hoạt động suốt đời mà không mỏi.
b) 4 biện pháp giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh:
- Tập thể dục thường xuyên và điều độ.
- Không rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
- Thực hiện ăn uống và nghi ngơi hợp lí
- Kiểm tra sức khỏe tim mạch định kì.
0,25đ

0,25đ

0,5đ
2 - Các thành phần tham gia vào hàng rào miễn dịch không đặc hiệu gồm:
+ Hàng rào bề mật cơ thể: da, niêm mạc, dịch nhày; các chất tiết của cơ thể như nước mắt, nước tiểu; hàng rào hóa học như acid (dạ dày, đường sinh dục), lysozyme (có trong nước bọt, nước mắt).
+ Hàng rào bên trong: các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên, tế bào mast, tế bào tổng hợp các protein kháng bệnh,...
- Vai trò của những thành phần trên:
+ Hàng rào bề mặt cơ thể có vai trò chống lại sự xâm nhiễm, ức chế hoặc tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
+ Hàng rào bên trong cơ thể có vai trò loại bỏ tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào trong cơ thể theo các cách thức khác nhau. Ví dụ: các tế bào thực bào như đại thực bào, bạch cầu trung tính sẽ bắt giữ, bao bọc, tiêu diệt tác nhân gây bệnh; tế bào giết chết tự nhiên tiết protein làm chết các tế bào bệnh;...    
0,5đ
3 Các loài thú sống trên cạn không hô hấp được ở dưới nước vì nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khi nên không hô hấp được. 0,5đ
4 Ăn mặn (nhiều muối) thường xuyên sé tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp vì:
- Khi ăn mặn, áp suất thẩm thấu máu tăng kích thích giải phóng hormone ADH, dẫn tới tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, đồng nghĩa, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu. Đồng thời, ăn mặn cũng khiến cho bạn có cảm giác khát nước nhiều hơn. Kết quả dẫn đến thể tích tuần hoàn tăng lên khiến áp lực lên mạch máu tăng. Lâu dần, áp lực này dẫn đến tình trạng bệnh lí tăng huyết áp.
- Ngoài ra, muối cũng làm tăng độ nhạy của tim mạch và thận với Adrenaline - một chất có khả năng làm huyết áp tăng lên.
0,5đ

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây