CHỦ ĐỀ 2: CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
2.1: Cấp độ tổ chức sống nào trong những cấp độ sau là cấp độ nhỏ nhất?
A. Quần thể B. Quần xã - Hệ sinh thái C. Sinh quyển D. Cơ thể
Trả lời:
Chọn đáp án D.
2.2: Đàn voi sống trong một khu rừng thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?
A. Cá thể B. Quần thể C. Quần xã - Hệ sinh thái D. Sinh quyển
Trả lời:
Chọn đáp án B.
2.3: Cấp độ tổ chức sống có vai trò là đơn vị cấp tạo và chức năng cơ sở của mọi sinh vật là
A. mô B. tế bào C. cơ quan D. cơ thể
Trả lời:
Chọn đáp án B.
2.4: Tại sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức cơ sở của thế giới sống?
Trả lời:
Tiêu chí đánh giá một cấp tổ chức sống nào đó là cấp độ cơ sở hay không phải căn cứ vào đặc điểm nổi trội của cấp tổ chức đó trong thế giới sống như trao đổi chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi. Trong các đặc tính đó, khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi được xem là đặc tính quyết định nhất, đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của hệ thống. Xét các tiêu chí này vào đặc điểm của tế bào để trả lời câu hỏi.
2.5: Dựa vào sơ đồ dưới đây hãy chỉ ra các đặc điểm nổi trội của mỗi cấp tổ chức đó.
Trả lời:
Cấp tế bào: Đơn vị cấu trúc cơ sở của thế giới sống. Trao đổi chất và năng lượng giữa tế bào và môi trường, sinh trưởng và phát triển của tế bào, phân chia tế bào, khả năng cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh và cân bằng môi trường tế bào là kết quả tương tác giữa các bào quan do nhân tế bào điều khiển.
Cấp cơ thể: Cơ thể có tất cả các đặc điểm trên. Ngoài ra còn có sự tương tác giữa các tế bào trong từng mô, sự tương tác giữa các mô trong từng hệ cơ quan, sự tương tác giữa các hệ cơ quan trong cơ thể tạo nên sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường.
Cấp quần thể: Có tất cả các đặc điểm trên. Ngoài ra còn có sự tương tác giữa các cá thể trong quần thể (quan hệ cùng loài), sự tương tác giữa quần thể với môi trường tạo nên trạng thái cân bằng của quần thể.
Cấp quần xã: Có tất cả các đặc điểm trên. Ngoài ra còn có sự tương tác giữa các quần thể trong quần xã tạo nên chuỗi, lưới thức ăn (quan hệ khác loài), sự tương tác giữa quần xã với môi trường tạo nên trạng thái cân bằng của quần xã.
2.6: Lập bảng phân biệt các cấp tổ chức của thế giới sống: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã.
Trả lời:
Dấu hiệu | Cấp tế bào | Cấp cơ thể | Cấp quần thể | Cấp quần xã |
Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng | Xảy ra ở tế bào, là các chuỗi các phản ứng enzyme trong tế bào theo hướng tổng hợp chất sống hoặc phân giải chất sống tạo năng lượng cho tế bào | Xảy ra ở cơ thể, trong các hệ cơ quan trong cơ thể. Ví dụ ở thực vật là quá trình quang hợp, hô hấp,.. ở động vật là quá trình tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn,… | Xảy ra ở quần thể, đây chính là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài trong kiếm ăn, sinh sản, tự vệ,.. | Xảy ra ở quần xã, biểu hiện ở mối quan hệ giữa các sinh vật trong chuỗi, lưới thức ăn. Đây là dòng vật chất và năng lượng trong quần xã. |
Sinh trưởng và phát triển | Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của tế bào | Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cơ thể | Các kiểu sinh trưởng của quần thể | Các giai đoạn diễn thế sinh thái |
Sinh sản | Phân chia tế bào tạo ra các tế bào mới | Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính hình thành cơ thể mới | Cơ chế điều hòa mật độ quần thể đảm bảo sức sinh sản quần thể | Khả năng sinh sản của mỗi quần thể trong quần xã được duy trì nhờ khống chế sinh học |
Khả năng điều chỉnh và cân bằng | Nhân tế bào là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, đảm bảo cho mỗi tế bào là một khối thống nhất | Cơ chế cân bằng nội môi thông qua tác dụng của các chất hóa học hay các xung điện mà cơ thể được điều chỉnh và cân bằng | Thông qua các mối quan hệ, sự tương tác giữa các cá thể trong quần thể mà quần thể được điều chỉnh và cân bằng | Thông qua các mối quan hệ, sự tương tác giữa các quần thể trong quần xã mà quần txã được điều chỉnh và cân bằng |
Ý kiến bạn đọc