Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức: Bài mở đầu

Thứ năm - 25/11/2021 07:13
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức: Bài mở đầu

A. HƯỚNG DẲN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

1. Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí
Hướng dẫn trả lời câu 1 (Trang 99 SGK):
Các kĩ năng địa lí được rèn luyện khi học môn Địa lí, gồm:
- Kĩ năng sử dụng bản đồ.
- Kĩ năng làm việc với các sơ đồ, hình ảnh và bảng số liệu.
- Kĩ năng làm việc với các dạng biểu đồ (đọc, phân tích, nhận xét biểu đồ).
- Kĩ năng khai thác thông tin qua Internet.
- Kĩ năng học tập trên thực địa.

Hướng dẫn trả lời câu 2 (Trang 99 SGK):
- Việc nắm vững các khái niệm cơ bán và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí, sẽ giúp các em có khả năng giải thích và khả năng ứng xử khi bắt gặp các hiện tượng tự nhiên diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.
- Hiểu được về sự vật, hiện tượng địa lí mà nhiều khi chúng ta không thể quan sát trực tiếp được.
- Giúp các em tìm hiểu kiến thức địa lí ở mọi nơi trên thế giới, các vấn đề mà các em quan tâm.
- Giúp các em gắn lí thuyết với thực tiễn, vận dụng một số kiến thức vào thực tế cuộc sống hằng ngày và bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu khoa học địa lí.

2. Môn Địa lí và những điều lí thú
Hướng dẫn trả lời câu 1 (Trang 100 SGK):
Điều lí thú qua các hình ảnh:
- Hình 4: Để chống lại cái lạnh, người E-xki-mô ở A-la-xca (Hoa Kỳ) lại làm nhà bằng băng.
- Hình 5: Việt Nam một đất nước có diện tích nhỏ nhưng lại có một hang động đá vôi, là một trong những hang động lớn nhất thế giới.
- Hình 6: Sa mạc Xa-ha-ra có diện tích lớn nhất thế giới, với các đụn cát khổng lồ.
- Hình 7: Con người nổi trên mặt nước đọc sách; Biển mà không có loài cá nào có thể sinh sống được.

Hướng dẫn trả lời câu 2 (Trang 100 SGK):
Một số điều lí thú mà em biết về tự nhiên và con người trên Trái Đất 
- Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, rộng 5,5 triệu km2, trải dài qua nhiều nước như Brazil, Bolivia, Peru, Ecuador, Colombia, Venezuela, Guyana,... Trong khi một số khu vực tại đây thu hút số đông du khách hàng năm, nhiều vùng hầu như chưa được khám phá bời con người hiện đại. (Nguồn: Bách khoa toàn thư

3. Địa lí và cuộc sống
Hướng dẫn trả lời câu hỏi (Trang 100 SGK):
Vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống:
- Đi du lịch, dựa vào bản đồ ta xác định được địa điểm cần tới.
- Khi đi trên bãi biển, thấy hiện tượng nước biển rút ra xa, những bong bóng nước sùi lên,... Đây là dấu hiệu của một trận sóng thần (ngày 26/12/2004 một trận động đất xảy ra ở Nam Á, nhiều du khách được cứu sống nhờ bé Tiu-li Xmit phát hiện dấu hiệu của sóng thần).
- Hiểu biết về điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất,...) của địa phương sẽ lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp (giúp hoạt động sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao).

Hướng dẫn trả lời luyện tập và vận dụng:
Hướng dẫn trả lời câu 1 (Trang 100 SGK):
- Nội dung được thể hiện qua các hình 1; 2; 3:
- Hình 1. Lát cắt về cấu tạo Trái Đất
- Qua hình này cho chúng ta biết Trái Đất được cấu tạo gồm 3 phần: Vỏ Trái Đất ở ngoài cùng, tiếp đến là lớp Manti và trong cùng là Nhân.
- Hình 2. Số dân thế giới qua các năm
+ Qua biểu đồ, cho chúng ta thấy dân số thế giới từ năm 1084 đến năm 2024 dự báo) có xu hướng tăng: Từ 1 tỉ người tăng lên 8 tỉ người.
+ Cho chúng ta thấy thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngắn lại (Từ 1 tỉ người lên 2 tỉ người mất 123 năm, nhưng từ 2 tỉ người lên 3 tỉ người chỉ mất 33 năm...).
- Hình 3. Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á
+ Cho biết vị trí địa lí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á.
+ Giúp chúng ta xác định Việt Nam tiếp giáp với những nước nào, khu vực nào.

Hướng dẫn trả lời câu 2 (Trang 100 SGK):
Một số câu ca dao, tục ngữ nói về mối quan hệ thiên nhiên và con người
1. Người ta đi cấy lấy công, Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm, Trông cho chân cứng đá mềm, Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng. "
2. “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối ”.
3. Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi. Cơn đằng Bắc, đổ thóc ra phơi, Cơn đằng Tây, mưa dây bão giật.
 

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP BỔ SUNG VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Làm thế nào để các em học tập môn Địa lí đạt hiệu quả cao?
Câu 2: Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết vì sao người dân đi đánh cá thường ra khơi vào lúc chiều muộn?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1:
- Để học tập môn Địa lí đạt hiệu quả cao, trước hết các em cần tạo niềm yêu thích môn học. Các em cần phải có niềm yêu thích, có như vậy mới chịu khó tìm tòi, học hỏi. Ban đầu các em cần phải chịu khó tìm hiểu sự vật, hiện tượng xung quanh ta, từ đó đưa ra những câu hỏi gây sự kích thích và hứng thú đối với môn học này.
Ví dụ: Tại sao lại có hiện tượng sấm sét, hay vì sao trời đang nắng lại đổ xuống con mưa...
- Thứ hai là các em cần chăm chỉ học ngay từ trên lớp. Trong quá trình học tập trên lớp, các em phải cố gắng nghe giáo viên giảng bài, nắm rõ vấn đề. Trong giờ Địa lí các em nên ghi chép một cách đầy đủ, khoa học, kết hợp giữa nghe giảng và chép bài thì các em sẽ thấy hiệu quả cao hon.
- Thứ ba, các em cần nắm vững các khải niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn học. Việc nắm vững các khái niệm cơ bản, sẽ giúp các em có khả năng giải thích và khả năng ứng xử khi bắt gặp các hiện tượng tự nhiên diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.
- Thứ tư, các em cần sử dụng những công cụ như bảng số liệu, bản đồ, hình ảnh... để khai thác, phân tích từ đó hiểu được về sự vật, hiện tượng địa lí. Ngoài ra, trong giai đoạn công nghệ thông tin phát triển, thì các em sử dụng Internet như là một công cụ hữu ích để các em tìm hiểu kiến thức địa lí ở mọi nơi trên thế giới, các vấn đề mà các em quan tâm.
- Trong quá trình học tập môn Địa lí các em cần gắn các kiến thức với thực tế cuộc sống. Từ đó giúp các em trải nghiệm và có hứng thú với môn học hơn.
Câu 2:
+ Do sự phân bố giữa đất liền và biển trên Trái Đất đã sinh ra hiện tượng gió đất, gió biển trong ngày.
+ Ban đêm, đất tỏa nhiệt nhanh hơn, hình thành áp cao ở vùng đất liền; còn vùng nước biển ven bờ tỏa nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp. Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (ven biển) nên gọi là gió đất.
+ Vì vậy, người dân vùng biển thường ra khơi lúc chiều muộn, tàu thuyền ra khơi theo hướng gió thổi mạnh nhất (để đỡ tốn nhiên liệu và sức lực).
​​

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây