Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức, bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến, tọa độ địa lí

Thứ năm - 25/11/2021 07:26
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Địa lí 6 sách Kết nối tri thức bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến, tọa độ địa lí

A. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi và bài tập sách giáo khoa

1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến
Hướng dẫn trả lời câu 1 (Trang 102 SGK):
- Đường kinh tuyến gốc: Kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uých (nằm ở ngoại ô Luân Đôn, thủ đô nước Anh), có số độ là 0°.
- Vĩ tuyến gốc: Là Xích đạo, có số độ là 0°; chia quả Địa Cầu thành hai nửa cầu: nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam.
- Kinh tuyến Tây là kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến Đông là kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc.
- Vĩ tuyến Bắc là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.
- Vĩ tuyến Nam là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.

Hướng dẫn trả lòi câu 2 (Trang 102 SGK):
- Độ dài giữa các kinh tuyến bằng nhau.
- Độ dài các vĩ tuyến không bằng nhau; Vĩ tuyến gốc dài nhất; Các vĩ tuyến có độ dài giảm dần khi đi về cực Bắc và cực Nam.

2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
Hướng dẫn trả lời câu hỏi (Trang 103 SGK):
Câu hỏi: Cho biết nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến
- Tọa độ địa lí điểm A trên hình 4 SGK: A (60°B, 120°Đ)
- Tọa độ địa lí điểm B trên hình 4 SGK: B (23°27’B, 60°Đ)
- Tọa độ địa lí điểm C trên hình 4 SGK: C (30°N, 90°Đ)

Hướng dẫn trả lời câu hỏi luyện tập và vận dụng:
Hướng dẫn trả lời câu 1 (Trang 103 SGK):
- Cách 1° vẽ một đường kinh tuyến thì ta có 360 kinh tuyến.
- Cách 1° vẽ một vĩ tuyến thì ta có 181 vĩ tuyến.

Hướng dẫn trả lời câu 2 (T rang 103 SGK):
- Điểm cực Bắc: (23°23’ B, 105°20'Đ), tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
- Điểm cực Nam: (8°34’ B, 104°40'Đ), tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiến, tỉnh Cà Mau.
- Điểm cực Đông: (22°22'B, 109° 24’Đ), tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
- Điểm cực Tây: (12°40'B, 102° 09’Đ, tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.
 

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP BỔ SUNG VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1: Kinh tuyến Đông là
A. đường nằm phía dưới Xích đạo.
B. đường nằm phía trên Xích đạo.
C. kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc.
D. kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc.

Câu 2: Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến có số độ
A. 30°.       
B. 60°.       
C. 120°.     
D. 180°.

Câu 3: Tọa độ địa lý của một điểm là
A. vĩ độ của một điểm.   
B. kinh độ tại một điểm.
C. vĩ độ và kinh độ tại điểm đó.
D. vĩ độ tại đường vĩ tuyến gốc.

Câu 4: Khoảng cách tính bằng độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc là
A. vĩ tuyến gốc.    
B. vĩ độ của một điểm.
C. kinh độ của một điểm.
D. kinh tuyến gốc.

Câu 5: Khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc là
A. kinh tuyến gốc.
B. vĩ tuyến gốc.
X. vĩ độ của một điểm.   
D. kinh độ của một điểm.

Câu 6: Trước khi các thiết bị định vị chưa ra đời, việc xác định được vị trí con tàu đang lênh, đênh trên biển như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:
Câu 1: C.     Câu 2: D.     Câu 3: C.     Câu 4: B.
Câu 5: D.
Câu 6:
- Nhìn mặt trời mọc và lặn để biết hướng Đông và hướng Tây.
- Ban đêm, họ có thể nhìn Mặt Trăng để biết phương hướng, giờ giấc.
- Ở Bắc bán cầu nhờ sao Bắc Cực (trước đây thường gọi là sao Bắc Đẩu).
- Ở phía Nam, chòm sao Nam Thập giúp định vị hướng Nam.
- Để chính xác hơn, một mạng lưới kinh, vĩ tuyến tưởng tượng được bao phủ lên quả Địa cầu.

 

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây