Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Vì sao có không khí lạnh, không khí nóng?

Thứ năm - 26/12/2019 10:42
Do độ nghiêng trục quay (23.440) của Trái Đất so với trục vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo, lượng ánh sáng Mặt Trời chạm tới một điểm cho trước trên bề mặt Trái Đất thay đổi liên tục trong một năm. Kết quả là tạo ra hiện tượng mùa, với mùa hè xuất hiện ở Bắc Bán cầu khi cực Bắc hướng về phía Mặt Trời trong khi mùa đông xuất hiện ở cực Nam.
Trong suốt mùa hè, ngày dài hơn và Mặt Trời lên cao hơn. Vào mùa đông, khí hậu trở nên lạnh hơn và ngày ngắn hơn. Trên vòng Bắc cực, hiện tượng cực điểm xảy ra khi không có ánh sáng ban ngày trong suốt một khoảng thời gian trong năm - một ban đêm vùng cực. Ở Nam bán cầu hiện tượng xảy ra theo trật tự nghịch đảo chính xác, do cực Nam luôn luôn ngược hướng với cực Bắc.

Do vậy tùy theo lượng nhiệt Trái đất thu nhận được từ Mặt trời mà Trái đất có các hiện tượng thời tiết nóng – lạnh khác nhau (nhận được ít nhiệt lượng -> không khí lạnh; nhận nhiều nhiệt lượng -> không khí nóng), tạo ra các mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông), tuy nhiên sự phân chia mùa này không rõ rệt ở một số nơi.

Theo các quy ước thiên văn học, bốn mùa được xác định bởi các điểm chí - các điểm trên quỹ đạo mà trục tự quay của Trái Đất tạo thành góc có các giá trị cực trị (cực đại hay cực tiểu) khi so với đường thẳng về phía Mặt Trời - và các điểm phân, khi hướng của trục và hướng về phía Mặt Trời là vuông góc với nhau. Tại Bắc Bán cầu, đông chí diễn ra vào khoảng ngày 21 tháng 12, hạ chí diễn ra vào khoảng ngày 21 tháng 6, xuân phân xảy ra vào khoảng ngày 20 tháng 3 và thu phân diễn ra vào khoảng ngày 23 tháng 9.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây