1. Từ láy
Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc.
Có hai loại từ láy: láy hoàn toàn và láy bộ phận
– Từ láy toàn bộ: các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn cả âm lẫn vần của tiếng gốc, nhưng có một số trường hợp tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh)
Ví dụ: đo đỏ, xanh xanh, rầm rập, thăm thẳm, thoang thoảng…
– Từ láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần, chỉ lặp lại hoặc âm hoặc vần của tiếng gốc
Ví dụ: liêu xiêu, mếu máo, xanh xao, rì rào, mảnh khảnh, le te,…
2. Từ ghép
Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa.
Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập.
- Từ ghép chính phụ: tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
Ví dụ: với tiếng chính là “Cá” ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
- Từ ghép đẳng lập: các tiếng ngang nhau về nghĩa.
Ví dụ: áo quần, thầy cô, anh em, ...
3. Phân biệt từ láy và từ ghép
Để phân biệt được từ láy và từ ghép ta dựa vào ý nghĩa và dấu hiệu: nếu các tiếng tạo nên từ mà mỗi tiền đều có nghĩa thì đó là từ ghép, còn các tiếng tạo nên từ chỉ có tiếng đầu tiên có nghĩa hoặc tất cả các tiêng không có nghĩa thì đó là từ láy.
- Chú ý: các từ râu ria, mặt mũi, máu mủ không phải là từ láy (vì mỗi tiếng đều có nghĩa) mặc dù chúng có tiếng sau láy lại âm của tiếng trước.