Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Thứ bảy - 29/02/2020 07:41
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ đơn thuần là sự tìm tòi và phát kiến về mặt lý luận của chủ nghĩa xã hội, mà còn là sự lựa chọn và khẳng định con đường và mô hình phát triển trong thực tiễn mang tính cách mạng và sáng tạo của Việt Nam. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình tất yếu phù hợp với quy luật phát triển của thời đại và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
1. Thực trạng việc vận dụng qui luật giá trị ở nước ta thời gian qua
Kinh tế thị trường là phương thức mà nhân loại đã sử dụng và đã được thử nghiệm để chuyển biến từ nền kinh tế tự cung tự cấp lên nền kinh tế hàng hóa hiện đại. Lịch sử phát triển kinh tế cho đến nay chứng tỏ rằng, cách thức cải biến căn bản và có hiệu quả một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp là phát triển nền kinh tế thị trường. Ở nước ta, mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sau mấy thập kỷ xây dựng CNXH đã được thực tiễn mách bảo là không hiệu quả. Mô hình kinh tế đó chỉ phù hợp trong chiến tranh, còn trong hòa bình xây dựng, thì ngược lại, đẩy nền kinh tế vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. Để vượt qua khủng hoảng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, từng bước đưa đất nước đi lên CNXH thì lựa chọn kinh tế thị trường - một phương thức đã được nhân loại thử nghiệm - là tất yếu khách quan.

Nhà nước lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là sự gán ghép chủ quang giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quang của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay Đảng Cộng Sản Việt Nam trên cơ sở nhận thức tính quy luật phát triển của thời đại và sự khái quát, đúc rút từ kinh nghiệm kinh tế thị trường thế giới, đặt biệt tự thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và ở Trung Quốc, để đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm sử dụng kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cũng có thể nói kinh tế thị trường là “cái phổ biến”, còn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là “cái đặt thù” của Việt Nam, phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của Việt Nam

2. Tình hình kinh tế nước ta trong thời gian qua
Kể từ khi Việt Nam bước vào thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được kết quả và thành tựu đáng mừng, làm thay đổi khá rõ tình hình đất nước. Kinh tế ra khỏi khủng hoảng hoạt động ngày càng năng động và có hiệu quả. Của cải xã hội ngày càng nhiều, hàng hóa ngày càng phong phú. Đất nước chẳng những giữ vững được ổn định chính trị trước những chấn động lớn trên thế giới mà còn có bước phát triển đi lên tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân 7%\năm, được thể hiện như sau:   

a. Tăng trưởng kinh tế và đóng góp vào tăng trưởng GDP
Nhờ thực hiện đổi mới kinh tế, vận dụng đúng các quy luật kinh tế. Từ năm 1991 nền kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng với tốc độ khá cao, Năm 2000, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp trong GDP vẫn còn chiếm 24,3%. Trong khi đó khu vực công nghiệp xây dựng là 36,6% và khu vực dịch vụ là 39,1% từ mức 23,5% và 36% tương ứng của năm 1991.
Từ năm 1994 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã có vai trò ngày càng tăng trong phát triển kinh tế Việt Nam. Mặc dù từ năm 1997, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm mạnh, tỷ trọng của khu vực này trong năm GDP vẫn tăng, chiếm 9,82% năm 1998 và 10,4% năm 1999.

b. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2002 ước đạt 19,73 tỷ USD tăng 22,1% so với năm 2001. Tương tự như xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá liên tục tăng và nhanh dần vào các tháng cuối năm. Nhập khẩu hàng hoá trong nước ước đạt 13,11 tỷ USD, bằng 66,5% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 17,3%. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập 6,62 tỷ USD, bằng 33,5%. Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 32,8%. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, máy móc thiết bị, ô tô xe máy chiếm 97,5% tăng 0,1% hàng tiêu dùng chỉ chiếm 2,5%, giảm 0,1%.

c. Lạm phát
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong những năm 1990, Việt Nam đã khá thành công trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng giảm từ 67,5% năm 1991 xuống còn 0,1% năm 1996. Sau ba năm liền gần như không tăng chỉ số giá tiêu dùng năm 2002 tăng 4% so với năm 2001. Điều đó phản ánh mức cầu gia tăng khá mạnh đồng thời thấy được sự ổn định về giá trị của hàng hoá trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Trên thực tế, tổng giá trị hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2002 tăng tới 12,85 so với năm 2001. Tuy nhiên có sự khác biệt khá rõ rệt trong diễn biến giá cả giữa các nhóm mặt hàng.

Giá hàng hoá phi lương thực thực phẩm tương đối ổn định. Mức tăng giá của các mặt hàng này là thấp nhất so với giá cả của các nhóm mặt hàng khác, đang được coi là dấu hiệu tốt trong mối quan hệ giữa hàng công nghiệp và nông sản vốn bất lợi cho người sản xuất nông nghiệp trong những năm qua.

d. Đầu tư và tiết kiệm
Tỷ lệ trong đầu tư tăng so với tổng vốn sử dụng dành cho tiêu dùng, tích luỹ tăng nhanh từ 12,9% năm 1990 lên 24,95 năm 1995 và ước khoảng 27,95 năm 2000. Tiết kiệm trong nước tăng nhanh đã giảm sức ép, phụ thuộc vào vốn đầu tư từ bên ngoài, góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế bền vững hơn.

e. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Một trong những tác động quan trọng nhất của chuyển đối nói chung và của tăng trưởng kinh tế nói riêng là cải thiện chỉ số GDP bình quân đầu người. Tăng trưởng kinh tế trong thập kỷ qua đã có tác động tích cực tới giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, từ 9-10% năm 1990 xuống còn 5,8% năm 1996. Từ năm 1997, giảm sút về tăng trưởng kinh tế làm cho số người mất việc làm và không tìm được việc làm tăng lên, đạt mức cao nhất 6,85% năm 1998 và 6,74% năm 1999. Năm 2000, tình hình kinh tế có dấu hiệu khả quan hơn, nên tính tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm còn khoảng 6,5%.

Bên cạnh đó nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là về sản xuất lương thực, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản. Hệ thống kết cấu hạ tầng được tăng cường. Các ngành dịch vụ không ngừng phát triển. Quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế không ngừng được mở rộng…. Tuy nhiên, cũng có nhiều vấn đề mới đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết.

3. Những giải pháp nhằm hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời gian tới.
Từ thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời gian qua và căn cứ vào yêu cầu phát triển trong thời gian tới, có thể xác định được những phương hướng, nhiệm vụ cơ bản phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như sau:

a. Phải tiếp tục thực hiện một cách nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần đồng thời có sự giám sát của xã hội, nhằm khắc phục nhược điểm và mặt tiêu cực của thị trường. Muốn thế nhà nước cần có những giải pháp như: Hoạch định chính sách ngành nghề dài hạn cho nền kinh tế quốc dân. Thực hiện quản lý, giám sát và bảo vệ trật tự thị trường. Hoạch định chính sách thu nhập, điều tiết phân phối thu nhập v.v..

b. Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường; đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nước.
Nhìn chung, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mới được bắt đầu, trình độ còn thấp, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh chưa cao. Nhiều thị trường còn sơ khai, chưa đồng bộ. Vì vậy, phải đổi mới mạnh mẽ tư duy hơn nữa, đẩy mạnh việc hình thành các loại thị trường. Đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ, đáp ứng nhu cầu đa dạng và nâng cao sức mua của thị trường trong nước, cả ở thành thị và nông thôn, chú ý thị trường các vùng có nhiều khó khăn. Chủ động hội nhập thị trường quốc tế. Hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh.

c. Giảm bất bình đẳng xã hội, giải quyết mâu thuẫn giữa hiệu quả và công bằng
Kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến phân hoá giàu nghèo. Song sự phân hoá đó không đáng sợ đến mức phải gạt bỏ kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội. Ngày nay nhân loại đã tìm ra cơ chế khắc phục và kiểm soát sự phân hoá giàu nghèo của kinh tế thị trường. Trung tâm của cơ chế đó là các giải pháp thực thi công bằng trong thu nhập của nhà nước cùng với các phong trào xã hội dưới ảnh hưởng của các tổ chức khác nhau. Thành công và hiệu quả của cơ chế thực thi công bằng phụ thuộc vào đường lối, chủ trương, thực lực kinh tế và tài năng của giới lãnh đạo xã hội.

d. Quan tâm, đầu tư hơn nữa vào nền giáo dục
Giáo dục để nâng cao trình độ, kiến thức cho toàn dân nói chung, cho lực lượng lao động nói riêng. Khi đó người sản xuất sẽ dễ dàng hơn trong việc giảm giá trị cá biệt của hàng hoá so với giá trị xã hội, có khả năng giành ưu thế trong cạnh tranh. Giáo dục tạo điều kiện cho giáo dục sẽ giúp cho năng lực lao động của toàn xã hội tăng vọt. Muốn thế cần phải đưa ra các giải pháp như: Tạo ra 1 sự tiếp cận công bằng hơn đến dịch vụ giáo dục, nâng cao chất lượng và tính thiết thực của dịch vụ giáo dục, nâng cao hiệu quả trong chi tiêu cho giáo dục đồng thời ngăn chặn nạn "chảy máu chất xám".

Tóm lại, sự hình thành tư duy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ đơn thuần là sự tìm tòi và phát kiến về mặt lý luận của chủ nghĩa xã hội, mà còn là sự lựa chọn và khẳng định con đường và mô hình phát triển trong thực tiễn mang tính cách mạng và sáng tạo của Việt Nam. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình tất yếu phù hợp với quy luật phát triển của thời đại và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây