Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Đổi mới phương pháp lồng ghép giáo dục môi trường khi dạy phân môn Tập đọc lớp 5

Thứ hai - 09/11/2020 04:00
Bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp đứng lớp, để  thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của ngành đề ra trước vấn đề lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Tôi luôn trăn trở, tìm tòi, học hỏi ở đồng nghiệp để tìm ra biện pháp tích hợp có hiệu quả nhất. Chính vì động cơ thúc đẩy đó mà tôi thực hiện đề tài này.
Đổi mới phương pháp lồng ghép giáo dục môi trường khi dạy phân môn Tập đọc lớp 5
Đổi mới phương pháp lồng ghép giáo dục môi trường khi dạy phân môn Tập đọc lớp 5

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

KHI DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI      

Môi trường là tổng hợp tất cả các nhân tố vật lí, hóa học, sinh học, kinh tế và xã hội có tác động tới một cá thể, một quần thể, hoặc một cộng đồng. Những nhân tố này bao gồm cả biện pháp quản lí hợp lí việc sử dụng và duy trì các tài nguyên thiên nhiên đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của loài người và các sinh vật sống hiện nay và trong tương lai.

Môi trường của con người là cả vũ trụ, bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa – xã hội và môi trường nhân tạo. Nó không chỉ là cái nơi cho con người và các sinh vật sinh sống mà còn là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống, sản xuất và cũng chính là nơi lưu trữ, cung cấp các thông tin, tài nguyên cho con người. Do vậy, ba  môi trường nói trên cùng tồn tại và có môi quan hệ tương tác, chặt chẽ với nhau cùng tác động ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của con người và các cơ thể sinh vật.

Trong những năm gần đây, tình hình môi trường đang có biến động xấu làm ảnh hưởng đến khí hậu, thời tiết trên toàn thế giới. Và được xem như là lời cảnh báo cho tương lai đối với thế giới sinh vật trong đó có con người chúng ta. Nếu như chúng ta không có những hành động nhằm bảo vệ môi trường kịp thời. Xét riêng về tình hình môi trường của nước ta hiện nay, là một nước đang trong giai đoạn phát triển nhanh về các ngành công nghiệp trong thời gian qua. Đã góp phần làm cho kinh tế cũng không ngừng tăng cao, nhưng hệ quả của chúng để lại cũng không kém phần nghiêm trọng. Môi trường nước ta đã có nhiều nơi ô nhiễm đến mức phải báo động.

Cụ thể tài nguyên đất bị ô nhiễm do ảnh hưởng chất đôc da cam của chiến tranh để lại, do con người sử dụng các loại phân, thuốc hóa học, do khô hạn, ngập úng kéo dài. Một số nơi tài nguyên đất bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp mà các công ty xí nghiệp thải ra chưa qua xử lí, đáng báo động nhất là rác thải của y tế nơi được xem là môi trường sống của các loại vi khuẩn gây bệnh.

Tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay đang ngày bị thu hẹp do nạn chặt phá rừng bừa bãi của những người không có ý thức bảo vệ rừng.

Tài nguyên nước thì đang là nỗi ám ảnh của người dân ở xung quanh các nhà máy, xí nghiệp. Phải nói nguồn nước hiện nay ở nước ta có nhiều nơi bị ô nhiễm trầm trọng. Còn về không khí đáng báo động nhất các khu dân cư ở xung quanh nhà máy xi măng, các lò gạch, gói và một lượng không nhỏ khí thải của ô tô, xe máy.

Từ các yếu tố trên dẫn đế hậu quả: Đất đai không có khả năng sản xuất cho sản lượng cao, cạn kiệt tài nguyên động, thực vật, thời tiết thay đổi thất thường, tình trạng ngập lũ kéo dài ở miền Trung. Hiện nay một số cây trồng ở Tây Nguyên cũng đang rơi vào tình trạng chết mà không biết nguyên nhân …Nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng tính luôn cả nguồn nước ngầm, có nơi người dân phải ăn cơm trong mùng vì ruồi, muỗi quá nhiều mà không thể nào khắc phục được. Không khí thì bị ô nhiễm gấp nhiều lần so với mức chuẩn. Động thực vật một số loài thì có nguy cơ tiệt chủng…Trước tình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng khắp nơi, đang đe dọa đến tính mạng của con người cũng như các sinh vật sống trên trái đất. Vì vậy việc bảo vệ môi trường là việc làm tối cần thiết vào thời điểm hiện này. Đây là việc làm không phải của riêng ai, không phải của một quốc gia nào, một tổ chức nào mà đây là nhiệm chung của mọi người trên toàn thế giới. Như chúng ta đã biết, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì thế, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là biện pháp hữu hiệu nhất để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường của nước ta.

Giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho các em biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà còn giúp cho các em có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường, phải bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, quý trọng thiên nhiên cho các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Chính vì lẽ đó mà năm học vừa qua, ngành Giáo dục chúng ta đã đưa nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các môn học. Thiết nghĩ đây là việc làm đúng đắn và kịp thời. Bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp đứng lớp, để  thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của ngành đề ra trước vấn đề lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Tôi luôn trăn trở, tìm tòi, học hỏi ở đồng nghiệp để tìm ra biện pháp tích hợp có hiệu quả nhất. Chính vì động cơ thúc đẩy đó mà tôi thực hiện đề tài này.
 
“Đổi mới phương pháp lồng ghép giáo dục môi trường khi dạy phân môn Tập đọc lớp 5”
 

II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

    -    Các bài tập đọc trong chương trình lớp 5.
    -    Hệ thống các phương pháp.
    -    Các hình thức tổ chức dạy – học.
  • Các biện pháp nêu trong đề tài, thông qua chương trình phân môn tập đọc.
Xác định đúng đối tượng nghiên cứu giúp cho việc thực hiện đề tài đúng hướng đúng mục đích .
Đề tài tập trung vào việc hình thành nên những biện pháp, cách thức tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hứng thú học tập, tiếp thu nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường có hiệu quả.

B.  NỘI DUNG ĐỀ TÀI :
I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

Trong các năm gần đây, tình hình ô nhiễm môi trường đang báo động không chỉ xảy ra ở nước ta mà kể cả các nước trên toàn thế giới.Vấn đề đặt ra là làm sao để thực hiện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong toàn dân trong đó có học sinh. Vì vậy giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm khắc phục, chấn chỉnh lại các ý thức vô trách nhiệm đối với môi trường. Để khắc phục tình trạng trên, tôi đã cố gắng nghiên cứu tìm ra một số biện pháp tích hợp có hiệu quả. Qua việc áp dụng các biện pháp này, tôi thấy học sinh nắm chắc nội dung bài học cũng như tiếp thu nội dung tích hợp một cách có ý thức và hiệu quả.

II. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:

Giúp cho học sinh biết và bước đầu hiểu về:
  • Các thành phần môi trường và môi quan hệ của chúng: đất, nước, ành sáng, không khí, động thực vật.
  • Mối quan hệ giữa con người và các thành phần của môi trường.
  • Ô nhiễm môi trường.
  • Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh ( môi trường nhà ở, lớp học, trường học, thôn xóm, bản làng, phố phường…)

 2. Thái độ - Tình cảm:

   -  Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, yêu quý gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.
   -  Có thái độ thân thiện với môi trường.
   -  Có ý thức:
   +  Quan tâm đến các vấn đề môi trường xung quanh.
   +  Gìn giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường xung quanh.

3.  Kỹ năng – Hành vi:  

    +  Sống hòa hợp, gần gũi, thân thiện với thiên nhiên.
    +  Sống ngăn nắp, vệ sinh.
    +  Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lúa tuổi.
    +  Sống tiết kiệm, chia sẻ và hợp tác.

III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

  • Phương pháp sử dụng chủ đạo trong đề tài:
+  Phương pháp quan sát
+  Phương pháp hỏi đáp.
-  Muốn thực hiện tốt việc lồng ghép nội dung GDMT, giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy của tất cả các bài học trong chương trình lớp 5 bộ môn Tiếng Việt, phân môn tập đọc.
  • Xác định đúng địa chỉ tích hợp từng bài để xây dựng mục tiêu giáo dục môi trường cho từng bài giảng. Chú ý nắm chắc mức độ tích hợp: bộ phận, liên hệ, toàn phần để có biện pháp lồng ghép phù hợp, có hiệu quả.
  • Chú ý:  đảm bảo thông tin đúng ( nguồn thông tin đáng tin cậy: báo chí, sách, tài liệu chuyên môn), không ôm đồm, không quá lạm dụng làm ảnh hưởng đến nội dung của bài học.
  • Thông tin truyền đạt đơn giản và trong sáng, phù hợp với tâm sinh lí của học sinh
  • Thông tin dễ hiểu, phù hợp với nội dung bài giảng.
  • Thông tin truyền đạt đảm bảo tính gần gũi, thân thiện.
  • Thời điểm truyền đạt thông tin phù hợp với diễn biến bài học và tâm lí của học sinh.
  • Thông tin hấp dẫn, dễ ghi nhớ, học sinh thích thú, ấn tượng.
       Sau đây là các bài tập đọc có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Tiếng Việt lớp 5 mà theo tôi là đáng tin cậy nhất.
Phân môn Địa chỉ / mức độ tích hợp Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
Tập đọc Chủ điểm:
* Việt Nam – Tổ quốc em
Bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa ( Bộ phận)
Bài: Sắc màu em yêu ( Liên hệ)
* Cánh chim hòa bình
Bài: Những con sếu bằng giấy ( Toàn phần)
Bài: Bài ca về trái đất ( Toàn phần )
* Con người với thiên nhiên
Bài: Những người bạn tốt
( Liên hệ )
Bài: Kì diệu rừng xanh ( Liên hệ )
* Giữ lấy màu xanh
Bài: Người gác rừng tí hon
( Bộ phận, Liên hệ )
Bài:  Trồng rừng ngập mặn
( Toàn phần )
* Vì hạnh phúc con người
Bài: Ngu Công xã Trịnh Tường ( Bộ phần )

- Cung cấp cho học sinh những đặc điểm về sinh thái môi trường, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
- Con người cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và thiên nhiên giao hòa, gắn bó với nhau.
- Tác hại của chất độc hóa học, chất phóng xạ đối với môi trường và sức khẻo con người.
- Bất bình trước hành động phá hoại môi trường sống.
- Góp phần lên án những hành vi phá hủy môi trường

- Giáo dục tình yêu thiên nhiên. Giữ gìn, vun đắp vẽ đẹp của cảnh vật thiên nhiên, quê hương đất nước.


- Giáo dục tình yêu thiên nhiên. Giữ gìn, vun đắp vẽ đẹp của cảnh vật thiên nhiên, quê hương đất nước


- Giáo dục học tập tấm gương trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống tốt đẹp.

*  Khi dạy bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- GV cần xác định mức độ tích hợp chính xác ( bộ phận, liên hệ ).
- Mục tiêu:
- Cung cấp cho học sinh những đặc điểm về sinh thái môi trường, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
-  Lồng ghép ở hoạt động 3: tìm hiểu bài.
+  Biện pháp: GV sử dụng phương pháp quan sát và hỏi đáp.
  • Cho học sinh quan sát tranh làng quê Việt Nam.
  • Muốn giữ cho phong cảnh làng quê đẹp mãi như bức tranh các em vừa quan sát thì chúng ta cần phải làm gì?  ( HS trả lời, GV uốn nắn và kết luận).
*  Chúng ta phải biết quý trọng, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên và chính những việc làm của các em là những hành động BVMT.
-  Với biện pháp và hình thức tổ chức như trên, tôi đã giáo dục được ý thức BVMT cho học sinh một cách nhẹ nhàn không gò bó.

*  Khi dạy bài: Sắc màu em yêu
-  Xác định mức độ tích hợp ( bộ phận, liên hệ ).
-  Lồng ghép ở hoạt động 4:  củng cố bài.
-  Mục tiêu:
-  Giáo dục tình yêu thiên nhiên, giữ gìn vun đắp vẽ đẹp của cảnh vật thiên nhiên trên quê hương, đất nước chúng ta.
+  Biện pháp: GV sử dụng phương pháp quan sát và hỏi đáp.
  • Cho học sinh quan sát bức tranh trong bài.
  • GV qua bài thơ và bức tranh ta thấy con người và thiên nhiên giao hòa, và gắn bó với nhau.
  • Chúng ta cần làm gì để phong cảnh thiên nhiên ở quê hương mãi mãi thơ mộng? ( HS trả lời, GV uốn nắn và kết luận).
  • Đó chính là những việc làm nhằm góp phần BVMT xung quanh.
-  Bằng hình thức lồng ghép như trên tôi thấy học sinh mình đến với ý thức BVMT một cách tự nhiên.

*  Khi dạy bài: Những con sêu bằng giấy
-  Xác định mức độ tích hợp ( bộ phận ).
-  Lồng ghép ở hoạt động 3:  tìm hiểu bài.
-  Mục tiêu:
+    Giúp học sinh thấy được tác hại của chất độc hóa học, chất phóng xạ đối với môi trường.
+  Bất bình trước hành động phá hoại môi trường sống.
+  Biện pháp: GV sử dụng phương pháp quan sát và hỏi đáp.
+  Cho học sinh quan sát hình ảnh vụ nổ bam nguyên tử ở Nhật bản.
+  Qua hình ảnh trên em có suy nghĩ gì về môi trường sống của chúng ta? Có hại hay không có hại? Lên án hay không lên án?

*  Khi dạy bài: Bài ca về trái đất
-  Xác định mức độ tích hợp ( bộ phận ).
-  Lồng ghép ở hoạt động 3:  tìm hiểu bài.
-  Mục tiêu:
+  Góp phần lên án những hành vi phá hủy môi trường.
+  Giáo dục ý thức yêu quý môi trương thiên nhiên không chỉ trên đất nước chúng ta mà phải yêu quý môi trường thiên nhiên trên cả hành tinh này.
+  Biện pháp: GV sử dụng phương pháp quan sát và hỏi đáp.
+  Cho học sinh quan sát tranh khói hình nấm của bom nguyên tử.
+  Chúng ta cần làm gì để giữ bình yên cho trái đất? ( HS trả lời GV nhận xét kết luận)
+  Chúng ta lên án, chống chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân cũng chính là góp phần vào việc BVMT sống của nhân loại.
  Với việc truyền đạt thông tin đơn giản, trong sáng, phù hợp với tâm sinh lí học sinh. Tôi đã giáo dục học sinh mình ý thức biết yêu quý môi trường, yêu quý nhân loại một cách dễ hiểu.

*  Khi dạy bài: Những người bạn tốt
-  Xác định mức độ tích hợp ( liên hệ ).
-  Lồng ghép ở hoạt động 4:  củng cố bài.
-  Mục tiêu:
-  Có hành vi ứng xử đúng đắn với môi trường xung quanh, yêu quý các sinh vật cho dù là nhỏ bé.
+  Biện pháp: GV sử dụng phương pháp quan sát, hỏi đáp và truyền đạt.
-  Cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa.
-  Em còn biết thêm những câu chuyện thú vị nào về cá heo? ( HS trả lời GV nhận xét kết luận ).
-  Qua câu chuyện trên ta thấy cá heo là loài cá rất thông minh, đáng yêu, đáng quý. vì vậy chúng ta cần giữ gìn và bảo tồn loài sinh vật biển này.
 Qua việc sử dụng ba phương pháp trên, để giáo dục học sinh ý thức bảo vệ sinh vật sông có lợi. Từ đó giáo dục ý thức BVMT, tôi thấy học sinh tiếp thu nội dung tích hợp môt cách chủ động có hiệu quả.

*  Khi dạy bài: Người gác rừng tí hon
Mục tiêu:
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, tình yêu rừng, lên án các hành vi phá rừng..
-  Xác định mức độ tích hợp ( bộ phận, liên hệ ).
-  Lồng ghép ở hoạt động 3:  tìm hiểu bài.
-  Biện pháp: GV sử dụng phương pháp quan sát, hỏi đáp.
-  Qua bài đọc em biết vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ? ( GV nhận xét kết luận )
-  Cho học sinh xem tranh chặt phá rừng và trồng rừng và hỏi việc nào nên làm, việc nào đáng lên án?
Với cách sử dụng câu hỏi trình bày nhấn mạnh theo các cặp đối lập như trên, tôi thấy học sinh dễ dàng tiếp thu nội dung tích hợp.

*  Khi dạy bài:  Trồng rừng ngập mặn
Mục tiêu:
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên. Giữ gìn, vun đắp vẽ đẹp của cảnh vật thiên nhiên, quê hương đất nước.
-  Xác định mức độ tích hợp ( toàn phận, liên hệ ).
-  Lồng ghép ở hoạt động 3:  tìm hiểu bài.
-  Biện pháp: GV sử dụng phương pháp quan sát, hỏi đáp.
-  Tôi thực hiện lồng ghép nội dung tích hợp ngay trong từng câu hỏi của bài, và liên hệ giáo dục.
-  Cho học sinh quan sát các hình ảnh trồng rừng ngập mặn và liên hệ việc trồng rừng ở địa phương.
Đối với các bài có nội dung tích hợp toàn phần, tôi thấy khi dạy học sinh tiếp thu bài một cách có hệ thống.

*  Khi dạy bài: Ngu Công xã Trịnh Tường
Mục tiêu:
- Giáo dục học tập tấm gương trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống tốt đẹp.
-  Xác định mức độ tích hợp ( bộ phận ).
-  Lồng ghép ở hoạt động 3:  tìm hiểu bài.
-  Biện pháp: GV sử dụng phương pháp quan sát, hỏi đáp.
-  Cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa.
-  Ông Phàn Phù Lìn đã làm gì để giữ rừng và bảo vệ dòng nước? ( HS trả lời GV nhận xét kết luận)
-  Những việc làm của ông Phàn Phù Lìn đã góp phần BVMT xung quanh.

D. KẾT LUẬN
I. Kết quả:

-  Với việc đổi mới cách lồng ghép nêu trên, chất lượng nội dung tích hợp được nâng lên rõ rệt, học sinh tiếp thu nội dung tích hợp môt cách nhẹ nhàng, thoải mái không gò bó, không ảnh hưởng đến nội dung bài học của bộ môn. Tôi nhận thấy học sinh lớp tôi phụ trách có tiến bộ hơn nhiều đối với việc giữ vệ sinh trường, lớp và môi trường xung quanh so với các năm trước. Các em tỏ ra có ý thức, trách nhiệm với môi trường hơn trước. Sống hòa hợp, gần gũi, thân thiện với tự nhiên.
-  Tôi đã hình thành được ở học sinh các Kĩ năng – Hành vi:
+  Sống hòa hợp, gần gũi, thân thiện với thiên nhiên.
+  Sống ngăn nắp, vệ sinh.
+  Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lúa tuổi.
+  Sống tiết kiệm, chia sẻ và hợp tác.

II.  Một số kinh nghiệm:

*  Để thực hiện tốt việc lồng ghép nội dung GDBVMT, giáo viên cần :
+  Nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa.
+  Xác định đúng mục tiêu, mức độ tích hợp, địa chỉ tích hợp.
+  Thực hiện tốt việc soạn giáo án.
+  Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy – học nhằm phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi phương pháp.
+  Cần có thời gian để đầu tư làm và sưu tầm đồ dùng dạy học.
+  Thường xuyên tự học và học tập ở đồng nghiệp để tích lũy, đúc rút kinh nghiệm nâng cao tay nghề của mình.
+  Không quá lạm dụng GDMT mà làm giảm tính khoa học logic của nội dung tiết học
+  Khai thác để tích hợp lồng ghép GDMT phải đảm bảo tính vừa sức, tránh quá tải về kiến thức và phù hợp với tâm sinh lí của học sinh..
Đề tài là kết quả của một quá trình tìm tòi, thử nghiệm và đúc rút kinh nghiệm trong thực tế dạy học.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây