Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Bạn hãy thuyết phục mọi người về một vấn đề gì đó: "Sống thử" trong sinh viên

Thứ ba - 07/02/2017 05:35
Bạn sẽ nghĩ thế nào nếu sống thử? Bạn có đồng ý sống thử không? Chắc có lẽ một số bạn sẽ đồng tình và cho việc đó chỉ là “sống thử có gì đâu. Bạn nghĩ cuộc sống có thể gọi là “thử” hay không? Và Bạn có nghĩ được rằng sống thử một phút nhưng đau thì cả đời không?
Một vài người may mắn có được nghệ thuật thuyết phục, còn hầu hết mọi người không có nó. Liệu bạn có khả năng thu hút khán giả, làm lay chuyển những người còn chưa quyết định đi theo bạn, biến kẻ thù thành bạn bè ?  Điều kiện tiên quyết để Thuyết phục một người đòi hỏi rất nhiều đặc điểm cá tính sắc sảo khác nhau. Bạn phải tự tin nhưng không tự phụ, tự mãn; có tài hùng biện và có sức quyến rũ nhưng không bóng bẩy. Nếu sở hữu những năng khiếu tiên quyết đó, bạn sẽ có cơ hội lớn hơn rất nhiều để đạt được cái bạn muốn. Nếu không, bạn có thể trở thành một kẻ ngốc ngếch, vụng về. Có nhiều cách thuyết phục khác nhau, mỗi cách thích hợp nhất với từng tình huống nhất định. Nắm bắt những lựa chọn thuyết phục của riêng bạn, sau đó tự do sử dụng cách thích hợp nhất với tình huống cụ thể. Tuy nhiên, cần phải ghi nhớ một điều, thuyết phục là một nghệ thuật, không phải một môn khoa học. Nó cần rất nhiều sự luyện tập như trong thể thao, và chỉ có thể được nắm vững sau nhiều năm trải nghiệm ở cuộc sống thực.

Hiện nay với cách sống hiện đại các sinh viên thời nay ở một nhóm thế hệ mới trưởng thành có những lối sống không tốt như hiện tượng sống thử đã dẫn đến không ít những hậu quả ngoài ý muốn. Nam nữ sinh viên sống thử là vấn đề nhức nhối, nỗi đau đã có nhiều nhưng lời giải thì chưa. Thời gian gần đây lại xuất hiện các dịch vụ "tiếp tay" cho tình trạng này. Lo ngại hơn, nó đẩy hiện tượng lệch lạc văn hoá này sang một mức độ mới: nhanh hơn, phổ biến hơn và cũng đáng sợ hơn.

Bạn sẽ nghĩ thế nào nếu sống thử? Bạn có đồng ý sống thử không? Chắc có lẽ một số bạn sẽ đồng tình và cho việc đó chỉ là “sống thử có gì đâu. Bạn nghĩ cuộc sống có thể gọi là “thử” hay không? Và Bạn có nghĩ được rằng sống thử một phút nhưng đau thì cả đời không?

Cách đây không lâu, giới sinh viên ĐH Sư phạm Thái Nguyên không khỏi bàng hoàng khi cô sinh viên năm thứ nhất Trần Thu H. chết vì nạo phá thai. H. chuyển ra khỏi ký túc xá để được sống thoải mái với người yêu. Cô mang thai và chết trên bàn phẫu thuật khi cố gắng loại bỏ cái thai ngoài ý muốn.

Đau lòng hơn là câu chuyện của cặp tình nhân Trường trung cấp Thuỷ sản Thanh Hoá . Phùng Minh Thông sau khi chung sống một nhà như vợ chồng với Phạm Thị Dung đã giết hại người mình yêu. Đau đớn hơn nguyên nhân của hành động man rợ này chỉ vì 1 triệu đồng. Thông nợ Dung 1 triệu đồng mà chưa kiếm được tiền trả!.v.v. mình không thể kể hết những hậu quá đáng tiếc như nêu trên.

Những năm gần đây, nam nữ sinh viên chung sống đang trở thành một nạn dịch mà việc ngăn chặn nó đến thời điểm này vẫn coi như... không có gì. Hiện tượng này vẫn được chúng ta gọi là "sống thử". Tuy vậy, nhìn sâu vào bản chất vấn đề, có lẽ đã đến lúc chúng ta nên loại bỏ khái niệm gọi là "sống thử".

Trên thực tế, một khi sinh viên nam và sinh viên nữ sống với nhau như vợ chồng thì sự chung sống đó không còn là thử mà là một cuộc sống thật. Có niềm vui - là niềm vui thật và nếu có hậu quả gì không mong muốn xảy ra thì cũng là hậu quả... thật "trăm phần trăm". Vợ chồng sinh viên” đang là hiện tượng khá phổ biến trong giới sinh viên. Thế nhưng, hậu sống thử mấy ai nên vợ nên chồng hay chỉ là rước thêm cho mình sự khổ đau, bi kịch ?

Sinh viên sống thử không chỉ mang lại “hậu quả bề nổi” như nạo phá thai dẫn đến vô sinh, mắc bệnh phụ khoa, bê trễ thậm chí bỏ học, làm “mẹ sinh viên” v.v. mà ẩn sau nó còn những mối nguy tiềm tàng khác cho tâm lý, tình cảm của những người trong cuộc.
Sống thử dường như đã trở thành “trào lưu”, thành “mốt” trong giới trẻ.  Vì thế, để theo kịp thời đại, nhiều bạn trẻ sẵn sàng lao vào cho “biết mùi đời” dù chưa được chuẩn bị kĩ về tâm sinh lý, kĩ năng sống…
 
sinh vien song thu nao pha thai

Hậu quả của sống thử không phải sinh viên không biết. Họ đã đủ tuổi để nhận thức và chịu trách nhiệm trước những việc mình làm. Nhưng dường như, các bạn mới nghĩ đơn giản rằng hậu quả của sống thử là dẫn đến nạo hút thai. Có bạn không ngần ngại phát biểu: “Bây giờ chỉ có đứa nào “nông dân” mới “dính”. Dân sành điệu lúc nào cũng “thủ” sẵn Postinor( thuốc ngừa thai) trong người”.

Thế nhưng, còn những hậu họa không phải lúc nào cũng có thuốc là “thủ”, là phòng tránh được như các bệnh lây qua đường sinh dục, viêm nhiễm đường sinh sản hay những ám ảnh về tinh thần suốt đời. Cái mất mát lớn nhất là quan niệm về tình yêu không còn trong sáng, đẹp đẽ, vì cái gì đã làm được một lần thì sẽ làm được nhiều lần. Bạn trai khi sống thử được với người yêu đầu sẽ có tâm lí coi thường phụ nữ, đòi hỏi người yêu sau cũng phải “học tập” người yêu cũ. Còn bạn gái một khi đã trót trao cái quý giá nhất sẽ có tâm lí “không còn gì để mất”. Cá biệt, có những bạn mất niềm tin vào cuộc sống, bỏ học, thậm chí trở thành “gái bao”.Các cô gái gánh chịu những nỗi đau tinh thần của hậu sống thử. Điều đáng buồn là các cô vốn không phải sinh viên đua đòi, ăn chơi, có chăng chỉ yêu… quá hết mình.

Theo số liệu của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Ánh Sáng, hiện có đến 80% sinh viên đã sống thử, nhưng chỉ 10 - 15 % đi đến hôn nhân. Và 10 - 15% “kết thúc có hậu” này có chắc được hạnh phúc không khi M.A - cựu sinh viên vừa lập gia đình sau ngày phát bằng cho biết: “Đêm tân hôn, sau khi đếm phong bì, cả hai chúng tôi lăn ra ngủ. Sau đám cưới chẳng ai nghĩ gì đến chuyện đi nghỉ tuần trăng mật”.

Bà Y - mẹ của N - một chàng trai đã từng sống thử với vợ trước khi cưới thì nói: “Dẫu biết lỗi là của con trai mình, nhưng tôi vẫn chẳng ưa gì những cô gái sống với người yêu thế. Con, cháu mình thì đành chấp nhận thôi!”.

Xã hội Việt Nam vẫn còn những “quan niệm cổ truyền” như vậy, thì liệu các cô gái theo trào lưu “Tây hoá” có hạnh phúc không? Thiết nghĩ mỗi bạn trẻ như chúng ta đều đã có câu trả lời.

Một bộ phận không nhỏ các cô gái chưa kết hôn nạo phá thai là học sinh, sinh viên. Hầu hết họ đều từ tỉnh lẻ ra thành phố trọ học. Xa nhà, thiếu thốn tình cảm cũng như sự quản lý của người thân. Nhất là khi internet len lỏi vào mọi ngôi nhà con ngõ nhỏ thì việc ảnh hưởng từ những văn hóa, phim ảnh đồi trụy là khó tránh khỏi. Nếu bản thân người đó không đủ ý chí, không đủ nghị lực để vượt qua mọi sự cám dỗ và cha mẹ lại không hiểu biết gì tâm lí giới trẻ thì đúng là một tai họa.

Mình cho rằng không chỉ mở những diễn đàn về vấn đề này để bản thân giới trẻ như chúng ta có cái nhìn đúng đắn và đầy đủ về SKTD (sức khoẻ tình dục) mà ngoài ra, nên tuyên truyền cho chính những bậc cha mẹ, nhất là ở các vùng nông thôn. Đa phần các bậc phụ huynh ở tỉnh lẻ, họ không hiểu cuộc sống của xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập nơi thành thị nên chưa bắt kịp với những suy nghĩ mới mẻ trong tâm lý con em mình. Nếu họ hiểu con cái đang nghĩ gì, họ sẽ có phương pháp giáo dục hợp lý để khuyên bảo và định hướng hành vi cho con, tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Ở đâu đó Người ta vẫn bắt gặp trên báo đài, câu chuyện thương tâm về những hài nhi bị bỏ rơi. 1/3 trong số đó là của trẻ vị thành niên và các cô gái chưa chồng. Ước tính, cứ bình quân khoảng 1 trẻ em được sinh ra là có một vụ phá thai. Mặc! Báo đài đưa cứ đưa. Người ta nghe như chuyện của ai đó. Dòng đời vẫn đông vui, vẫn nhộn nhịp, vòng quay cuộc sống làm người ta gấp gáp, vội vàng và chẳng ai kịp có thời gian để dừng lại dẫu chỉ một phút để nhìn, nghe và suy ngẫm về câu chuyện đáng buồn này!

Phần lớn người Việt Nam hiện đại gốc gác là những nông dân, khó mà chấp nhận sống thử. Nhưng đó là một thực tế “đắng lòng” của xã hội hiện đại. Dù ở thời đại nào, những tình cảm trong sáng mới mang giá trị vĩnh hằng và sẽ bền vững mãi mãi. Mình cho rằng dù với lý do, hoàn cảnh nào sống thử cũng ko thể chấp nhận. Mình lấy dẫn chứng trong 1 buổi điều tra, cứ 10 bạn nam thì 10 bạn đều thích được sống thử nhưng khi hỏi liệu bạn có lấy 1 cô gái đã từng sống thử ko thì 10 bạn đều nói là ko. Và nếu như mọi người bảo sống thử. Vậy chúng ta sẽ hình dung như thế nào nếu cuộc sống của thanh niên đi kèm với ma túy, thanh niên có nên thử với ma túy không?...Cách sống của người tây không thể áp dụng cho người Việt Nam tại vì phong tục tập quán khác nhau...chúng ta có thể học hỏi những nét đẹp của họ để biến thành nét đẹp phù hợp với người Việt Nam. Tôi đề cập tới tâm lý của những chàng trai,  gái sống thử, những chuẩn mực đạo đức của người phương Đông nhất là dân tộc Việt Nam ta ko cho phép như thế.

Ăn có thể ăn thử , Uống có thể uống thử lỡ có ngộ độc thì vào bệnh viện súc ruột là xong . Nhưng không thể sống thử được, khi đã xảy ra những chuyển ngoài ý muốn thì dù có vào Hùng Vương hay Từ Dũ, viện tâm thần, bệnh viện phụ sản đi chăng nữa thì di chứng của nó (vô sinh,hoặc hiếm muộn), sẽ theo bạn suốt chặng đường đời còn lại và ám ảnh tam trí bạn suốt cả cuộc đời, với bạn gái thì lúc nào cũng sống trong sự bức rức lương tâm vì không còn trong trắng …… Theo mình nghĩ thì sống thử ở một số bạn trẻ trong chúng ta hiện nay là một việc nguy hiểm cần được nhận thức đuwọc những hậu quả của nó và ngăn chặn. Và mỗi chúng ta ai cũng thấy được cái tác hại của sống thử, vốn dĩ truyền thống của người châu Á ko cho phép cuộc sống như vậy. Và sống thử còn đẹm lại nhiều tác hại lớn cho giới trẻ chúng ta.Và Chúng ta không biết cách nào mà người phương tây có thể dễ dãi như vậy nhưng cái hậu quả cuộc sống thử cũng để lại lâu dài và ảnh hưởng lớn.

Giới trẻ chúng ta còn quá trẻ để có kinh nghiệm và có thể hiểu rõ về nhau. Nếu sống thử rồi mà lại chia tay thì cái hậu quả để lại là gì ai trong chúng ta chắc cũng đã rõ. Hơn nữa, cuộc sống không có gì ràng buộc lẫn nhau thì chuyện gì sẽ xảy ra...

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây