Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Rèn luyện tính tự giác cho trẻ trong học tập

Thứ hai - 20/04/2015 08:18
Để rèn luyện cho trẻ tính tự giác trong học tập thì các bậc phụ huynh cần phải có sự kiên nhẫn, chỉ bảo từng chút một để trẻ ngày càng tiến bộ hơn.
Bố trí góc học tập hợp lý
 
Góc học tập của trẻ cần phải yên tĩnh và cố định. Trẻ rất dễ mất tập trung, do đó, cha mẹ cần phải để chúng tránh xa các thiết bị như tivi hay máy tính trong thời gian chúng học. Bàn học của trẻ cũng nên được đặt xa cửa chính, nơi nhiều người đi lại, trò chuyện. Trẻ sẽ không thể tập trung nếu cứ có tiếng bước chân đi lại và tiếng người trò chuyện.
 
Một chiếc bàn cố định tại một góc học tập yên tĩnh tạo cho bé dần dần hình thành ý thức đó là chiếc bàn của mình, mình có nhiệm vụ phải ngồi vào đó để học mỗi ngày. Nó cũng góp phần gợi cho trẻ tính trật tự, kỷ cương. Một góc học tập nghiêm túc cũng nhắc bé rằng phải học tập nghiêm túc.
 
Hình thành nguyên tắc học tập
 
Vào buổi tối, sau bữa ăn sẽ là giờ học bài của trẻ, hãy rèn luyện cho trẻ nguyên tắc và thói quen như vậy. Đó là việc làm hàng ngày và bé cần luôn ghi nhớ. Sau một vài lần áp dụng, trẻ sẽ nghiêm túc và ngoan ngoãn ngồi vào bàn học đúng giờ, đó chính là nền tảng dần dần hình thành tính tự giác trong học tập của trẻ.
 
Thời gian mỗi buổi học
 
Trong một buổi học, đừng bắt trẻ phải học trong thời gian quá lâu hay ngồi học liên tục. Nếu những học sinh cấp 3 có thể tập trung học trong hàng giờ liền thì học sinh tiểu học chỉ tập trung được trong khoảng 30 phút. Vì thế, Sau mỗi bài tập, bạn có thể cho con nghỉ giải lao một vài phút trước khi bước vào bài tập mới, coi như đó là một phần thưởng khi con đã hoàn thành bài. Thời gian học bài của trẻ tốt nhất không kéo dài hơn 1 tiếng.
 
Hướng dẫn cho trẻ phương pháp học tập
 
Có rất nhiều đứa trẻ ngồi vào bàn học đúng giờ theo thói quen nhưng lại chỉ giở sách ra và gấp sách vào mà hầu như không tiếp thu được nhiều kiến thức. Đó là vì bé chưa có kĩ năng và phương pháp học đúng đắn. Do đó, bạn cần hướng dẫn cho trẻ phương pháp học đúng đắn và hiệu quả. Ví dụ, với mỗi môn học của ngày hôm sau, bạn lần lượt cho bé ôn bài cũ và gợi ý cho con vào mới. Sau mỗi lần gợi ý, hãy hỏi lại con xem trẻ đã nắm được những gì. Cuối cùng, yêu cầu con nhắc lại ý chung nhất của bài. Đó là cách rèn cho trẻ phát triển tư duy phân tích, tổng hợp, đồng thời rèn cho trẻ kỹ năng tự học và tự tìm hiểu bài.
 
Dành cho trẻ những lời khen
 
Đừng tiếc những lời khen dành cho con nếu con đã làm tốt trong buổi học hôm đó. Đó là nguồn động lực rất lớn khích lệ trẻ luôn có ý thức học tập và ham học hỏi. Nhưng cũng không nên chỉ khen một cách qua loa như “tốt lắm”, “giỏi lắm”, hãy khen cụ thể hơn: “Con rất có ý thức học bài”, “con rất kiên nhẫn giải bài toán”, “con nắm ý chính rất nhanh”… những lần sau trẻ sẽ biết mình cần làm gì để hoc tốt hơn.

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây