1. Tự giác cao trong học tập
Việc học trực tuyến chỉ thực sự có hiệu quả với học sinh có tính tự giác cao trong học tập. Sự tự giác này thể hiện thông qua việc chủ động hoàn thành các bài tập được giao, tự mình tìm hiểu nội dung kiến thức bài học, tránh việc học thụ động.
2. Đặt ra mục tiêu cho khóa học
Trước khi tham gia khóa học, mỗi học sinh cần đặt ra cho mình một mục tiêu để có thể cố gắng đạt được mục tiêu đó tới cuối khóa học. Mục tiêu đó có thể là điểm 10, điểm 9 trong kì thi tốt nghiệp, ĐH, CĐ sắp tới.
Giáo viên sẽ giúp các bạn đạt được mục tiêu đó thông qua các video bài giảng, bài tập, tài liệu đi kèm khóa học nhằm đơn giản hóa các nội dung phức tạp, giúp các bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức.
3. Quản trị tốt thời gian
Tránh lãng phí thời gian lướt web, tránh học ngẫu hứng
Cần xây dựng lịch trình học và thực hiện nghiêm ngặt
Học theo tiến trình giáo viên đã xây dựng
4. Đảm bảo sức khỏe
Tập thể dục thường xuyên
Ăn uống đủ chất
Thường xuyên chớp mắt khi xem video
Không nên ngồi quá gần và quá lâu bên cạnh màn hình máy tính: nên ngồi học khoảng 1 tiếng sau đó vận động nhẹ nhàng để thư giãn
5. Tiếp nhận – xử lí – lưu trữ thông tin
Việc học là một quá trình tiếp nhận, xử lí và lưu trữ thông tin. Vậy làm thế nào để có thể tiếp nhận, xử lí, lưu trữ được những kiến thức khi tham gia học trực tuyến?
Tiếp nhận thông tin:
Đọc bài mới trước khi học, tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi, nên đặt ra các câu hỏi còn vướng mắc để chú ý hơn khi nghe thầy giáo giảng bài
Trong quá trình học, học sinh nên dừng hình video để tự trả lời câu hỏi, nên viết ra giấy nháp câu trả lời của mình sau đó so sánh với nội dung trả lời của giáo viên
Thường xuyên ghi chép trong quá trình học để nhớ bài giảng lâu hơn, gạch dưới những nội dung giáo viên nhấn mạnh vì đó là các nội dung quan trọng
Nên chuẩn bị vở rộng trong đó chia trang lề bằng 1/3 chiều ngang trang giấy, phần trang lề này học sinh có thể bổ sung kiến thức tích lũy được từ sách vở, báo chí, truyền hình…
Xử lí thông tin:
Học theo tư duy của các nhà khoa học là luôn đặt câu hỏi vì sao trước mọi vấn đề và tự mình suy nghĩ để tìm ra câu trả lời. Đối với những kiến thức khó hiểu học sinh có thể hỏi giáo viên thông qua diễn đàn để được giải đáp.
Tìm ra mối liên hệ của các vấn đề sẽ giúp học sinh hình dung một cách logic toàn bộ tổng thể nội dung. Sử dụng sơ đồ tư duy Mind map là cách rất hữu ích để quản lí và tìm ra các mối liên hệ này.
Lưu trữ thông tin:
Danh ngôn: “Cha đẻ của trí nhớ là sự ôn tập”
Cách ôn tập hiệu quả:
Đặt lịch trình ôn tập rõ ràng (Ví dụ: Buổi sáng: Học bài giảng mới đồng thời xây dựng nội dung theo sơ đồ tư duy. Buổi chiều: Gập sách vở và ghi lại nội dung theo trí nhớ từ ý chính tới ý nhỏ để giúp bộ não tư duy về kiến thức đã học).
Đặc biệt chú ý: Không được học thuộc lòng kiến thức. Việc học thuộc lòng sẽ không giúp học sinh hiểu được bản chất và nhanh quên kiến thức.
6. Niềm tin
Học sinh cần có niềm tin vào bản thân và các giáo viên giảng dạy trực tuyến để có thể kiên trì thực hiện mục tiêu của mình đặt ra.