Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Vài nét về văn hóa Sa Huỳnh

Thứ sáu - 08/05/2015 11:37
Theo Niên giám 1909 của tập san Trường Viễn Đông bác cổ, thì Văn hóa Sa Huỳnh được nhà khảo cổ người Pháp M. Vinet phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 khi ông tìm thấy một số lượng lớn quan tài bằng chum (khoảng 200 chiếc) nằm cách mặt đất không sâu, trong một cồn cát ven vùng biển xã SA HUỲNH thuộc huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi miền Trung Việt Nam. Người ta gọi Di tích khảo cổ đó là Kho Chum Sa Huỳnh (Dépot à Jarres Sa Huỳnh).
Văn hóa Sa Huỳnh là xã hội tiền sử thuộc thời đại kim khí tại khu vực ven biển miền Trung Việt Nam trên địa bàn các tỉnh từ Qu\ảng Bình  đến các tỉnh nam Trung bộ và  Tây Nguyên  mà Xứ Quảng là trung tâm.
 
Các di tích  văn hoá Sa Huỳnh , dọc ven biển miền Trung  (Quảng Ngãi), (Huế), Hội An, Quảng Nam), (Bình Định), (Phú Yên), (Khánh Hòa), (Ninh Thuận)… hầu như phân bố trên các dải cồn cát ven biển, gần đầm nước ngọt, sát cạnh cửa sông ra biển, nơi những nghĩa địa lớn.
 
Rồi ra Các di tích văn hoá Sa Huỳnh còn được tìm thấy trên các đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Cù Lao Ré (Quảng Ngãi), các đảo vịnh Nha Trang (Khánh Hoà). chứng tỏ người Sa Huỳnh còn vượt biển đi ra chiếm lĩnh các đảo gần bờ.
 
Như vậy không gian văn hoá Sa Huỳnh mở rộng từ vùng Quảng Bình – nơi tiếp xúc với văn hoá Đông Sơn kéo dài đến vùng Ninh Thuận, Bình Thuận- nơi tiếp xúc với văn hoá thời đại kim khí Đông Nam Bộ; đồng thời còn mở rộng không gian từ vùng trung du miền núi đến các đảo gần bờ.
 
Văn hóa Sa Huỳnh có đặc điểm văn hóa thời đại Đồng Thau rất đặc trưng với phong cách riêng thể hiện qua các hiện vật như rìu, dao và đồ trang sức. Việc định tuổi theo phương pháp phóng xạ carbon đã xếp văn hóa Sa Huỳnh đồng thời với văn hóa Đông Sơn, tức khoảng thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên.
 
Văn hóa Sa Huỳnh phát triển từ sơ kỳ đồng thau đến sơ kỳ đồ sắt,  Nó là một nền văn hóa được xác định vào khoảng năm 1000 TCN  đến cuối  thế kỳ 2.   Quá trình tiến tới giai đoạn phát triển cực thịnh vào khoảng 2.500 – 2.000 năm cách ngày nay.
 
1. Cư dân
 
Những nhóm cư dân liên hệ với văn hóa Sa Huỳnh là những tộc người từ Nam Đảo ở biển và ven biển thuộc ngữ hệ Malayo – Polynesien và từ Nam Á ở đồi núi và rừng thuộc ngữ hệ  Môn- Khmer  từ sau thời kỳ đá mới sang thời kỳ sơ kim khí. Qua đó có thể thấy chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh nói tiếng ngữ hệ Malayo – Polynesien   pha trộn ngữ hệ  Môn- Khmer. 
 
Họ  quan hệ giao lưu rộng rãi với những văn hóa thời kim khí ở Đông Nam Á. Họ có nhiều mối  giao lưu với nhau (cả xung đột nữa) về kinh tế, văn hóa, xã hội.
 
Về sinh hoạt kinh tế,  họ trồng trọt trên nương rẫy và khai thác sản phẩm rừng núi, trồng lúa ở đồng bằng, phát triển các nghề thủ công, đánh bắt cá ven biển và trao đổi buôn bán với những tộc người trong khu vực Đông Nam Á và xa hơn, với Trung Quốc và Ấn Độ
 
2. Đặc trưng cơ bản của văn hóa Sa Huỳnh
2.1 Xã hội Sa Huỳnh
 
Có các di tích Sa Huỳnh ở vùng núi , ở dọc theo các cồn cát ven biển  và  ở đảo.   Số lượng các di tích này bao gồm các di tích tiền Sa Huỳnh – thời đại đồng thau và các di tích Sa Huỳnh sơ kỳ sắt.
 
Bộ sưu tập công cụ Trà Phong có loại cuốc, rìu có vai, bàn mài, khuyên tai được chế tác từ loại đá lửa rất cứng.. Các bằng chứng khảo cổ này đem lại nhận thức về dòng người - ở thời điểm hậu kỳ đá mới từ vùng Tây Nguyên vượt qua rẻo cao Trường Sơn tiến dần về đồng bằng ven biển trên cơ sở giao lưu hội nhập với các dòng chảy văn hoá khác từ phía bắc xuống, từ phía nam ra và từ phía biển Đông vào.  
 
Quả thực cách đây gần 3 ngàn năm, trên lưu vực  sông Đồng Nai mà lãnh thổ Lâm Đồng  là thượng nguồn, đã có những bộ lạc sinh sống với một nền văn hóa đồng - sắt đã phát triển và có đặc trưng riêng. Có thể nói, các bộ lạc này là tiền thân của các dân tộc bản địa.
 
Sách lịch sử Việt Nam (Phan Huy Lê chủ biên) cho biết, trên địa bàn của văn hóa Sa Huỳnh có hai bộ lạc bản địa sinh sống. Bộ lạc Cau (chữ Phạn là Kramuka vam'sa) cư trú vùng Phú Yên,Khánh Hòa,Ninh Thuận và Bình Thuận trở vào, và bộ lạc Dừa (chữ Phạn là Narikela vam'sa) ở vùng   Bình Định và Quảng Nam ngày nay.
 
Tập tục độc đáo của cư dân Sa Huỳnh chính là tập tục chôn người quá cố trong các chum lớn, có những chiếc chum cao đến 1,2 m. Chum được làm từ vật liêu đất đen hay đất có màu đỏ và được nung khá tốt. Người chết được táng trong chum với tư thế ngồi bó gối - như một hiện tượng được sống tiếp với thế giới cõi âm. Đồ tùy táng theo người chết tùy thuộc vào sự giàu có hay nghèo khó của người chết mà có nhiều hay ít hiện vật được chôn theo.
 
Các khu mộ phân bố tập trung ở những cồn cát ven biển, lan dần ra các đảo ven bờ.    Di tích là những khu mộ táng rộng lớn gồm hàng chục, hàng trăm chum vò gốm chôn đứng trong trụ, hình trứng, hình cầu đáy bằng có nắp đậy hình nón cụt hay hình lồng bàn. địa tầng.
 
 
Loại hình chum vò
 
Đặc biệt trong các mộ táng chum, vò ,   ít tìm thấy di cốt hay than tro hỏa táng, vì vậy các nhà nghiên cứu nhận định rằng  táng tục của cư dân Sa Huỳnh có thể là “chôn tượng trưng”. Trong chum/vò chứa nhiều đồ tùy táng gồm các chất liệu đá, gốm, sắt, đá quý, thủy tinh, công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí,  và đồ  trang sức…
 
Tuy vậy một số di tích mộ  chum vò ở Nam Trung bộ như Hòa Diêm (Cam Ranh, Khánh Hòa), Hòn Đỏ, Bàu Hòe (Bình Thuận) có nhiều yếu tố khác biệt mộ chum vò  ở trung tâm văn hóa điển hình về hình dáng chum, vò mai táng.
 
Tập tục chôn người quá cố  của Văn hóa Sa Huỳnh  cũng có  những đặc trưng riêng biệt  ở những vùng  xa trung tâm văn hóa. Chẳng hạn,  ở Đăk Lắk, Đăk Nông, cách thức mai táng và đồ tùy táng chôn theo có những đặc trưng riêng biệt .
         
2.2. Từ văn hóa Sa Huỳnh lên văn hóa Chămpa
 
Khu vực Quảng Nam – Quảng Ngãi, được xem là trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh
 
Trong nhiều di tích các nhà khảo cổ đã tìm thấy những mảnh gốm vừa mang đặc điểm của gốm Sa Huỳnh và cả đặc điểm gốm Chămpa. Đây là nguồn tư liệu quan trọng để chứng minh con đường phát triển từ văn hóa Sa Huỳnh lên văn hóa Chămpa. . Các nghiên cứu khảo cổ học của các tác giả Việt Nam đã cho thấy người Chăm chính là hậu duệ về mặt ngôn ngữ và văn hóa của người Sa Huỳnh cổ.  Người Chăm định cư chủ yếu dọc hai bên vùng đất thấp thuộc các con sông dọc bờ biển miền Trung Việt Nam từ khoảng   năm  200 sau Công  Nguyên, trải dài từ  Quảng Bình   cho đến  Phú Yên  đều  mai táng người chết trong những mộ chum như những tiền nhân văn hóa Sa Huỳnh.   Họ hình thành  nhà nước trên cốt lõi văn hóa Sa Huỳnh dưới ảnh hưởng của những yếu tố văn hóa  tôn giáo và chính trị của Ấn Độ và Trung Hoa ... Người Chàm đã biết khai thác trầm hương, quế, ngà voi, sừng tê, dầu rái, hồ tiêu trên đồi  như cha ông h ọ.,.
 
Người Sa Huỳnh cổ theo tính ngưỡng thờ mẫu (mẹ, bà) và còn tồn tại cho đến ngày nay ở các dân tộc Chăm, các cư dân bản địa Tây Nguyên. Tuy theo đạo Hồi nhưng đã biến cải thành đạo Bani mang bản sắc văn hoá truyền thống Chămpa thờ thần linh và ông bà tiên tổ.
 
2.3. Xã hội  Champa

Mật độ phân bố và quy mô các di tích cho biết rằng một xã hội có khu vực tụ cư đông đúc và lâu đời, có nền sản xuất khá phát triển ,thì vào giai đoạn cuối của nền văn hóa  xã hội  đó đã hình thành một hình thái “nhà nước sơ khai” kiểu liên minh bộ lạc.
 
Xã hội Champa có hai bộ lạc lớn: Bộ lạc Dừa và Bộ lạc Cau
 
Bộ lạc Dừa từ thế kỷ đầu trước công nguyên bị nhà Hán Trung Hoa đô hộ (cùng thời kỳ với nước Âu Lạc) và  được đặt tên là huyện Tượng Lâm. Năm 190- 193, nhân dân Tượng Lâm nổi dậy đánh đuổi người Hán, lập nên nước Lâm Ấp (theo tên gọi của thư tịch cổ Trung Hoa) nhà nước Lâm Ấp – vương quốc Chămpa.
 
Bộ lạc Cau, khoảng đầu công nguyên, đã hình thành một tiểu vương quốc riêng có tên là Panduranga (tên Phạn) hay Pan-Rãn (tiếng Chăm cổ), về sau gọi là Chăm Pa, có địa bàn từ Nha Trang - Phan Rang đến  Phan Thiết ngày nay.
 
Từ sự ra đời nói trên của dân tộc Chăm và nhà nước của họ, cho thấy ở nam Trung bộ, Việt Nam thời ấy, đã có hai cộng đồng lớn: cộng đồng người Chăm với ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Malay-Polynesia cư trú vùng ven biển và cộng đồng với ngữ hệ Môn - Khơme (Mạ, Cơ Ho, M'Nông), cư trú vùng núi và Tây Nguyên
 
Xã hội Chàm ăn tết vào đầu năm nhằm ngày 19 tháng 4 Dương lịch và 2 lễ hội lớn hàng năm là lễ hội Katê tháng 7 lịch Chăm Pa để nhớ ơn trời đất, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu và lễ hội Chabur.   Lễ hội Chabur âm tính vào tháng 9 để dâng cúng các nữ Thần như nữ thần PôI nư Nagar còn gọi là Thiên Thiên Y A Na là bà chúa xứ của những ý niệm trời đất, cha mẹ, đực cái… thể hiện triết thuyết âm dương .
 
Đồng bào Chàm còn lưu lại một nền văn hoá cổ với những vần thơ dân gian, những bia ký sử thi văn học, những giai thoại truyền kỳ lịch sử cùng với nghệ thuật điêu khắc, tạc tượng tinh vi, sống động của truyền thống của người Môn-Việt thời cổ đại nhớ các vị vua tài đức của họ.

3. Biển

Giữ vị trí chính yếu trong đời sống văn hoá vật chất và tinh thần
 
Quá trình phát hiện, khai quật các di tích thuộc  tầng văn hoá Bình Châu II cho thấy các hố rác bếp chứa nhiều vỏ sò ốc có nguồn gốc khai thác từ biển. Tại địa điểm Long Thạnh tìm thấy lưỡi câu xương; địa điểm Bình Châu I tìm thấy lưỡi câu đồng, lao đồng; địa điểm Xóm Ốc tìm thấy lưỡi câu đồng trong mộ táng, và  tìm thấy một nguyên liệu từ vỏ nhuyễn thể để chế tác công cụ và đồ trang sức. Cư dân văn hoá Sa Huỳnh trên đảo Lý Sơn sử dụng vỏ tai tượng (tridacna) và nắp ốc cừ (turbo) để chế tác công cụ ghè đập.
 
Biển cho các đồng muối cổ
 
Vốn là cư dân sinh sống chủ yếu ven duyên hải miền Trung, có thể người Sa Huỳnh đã biết đến nghề muối. Yếu tố muối đóng vai trò như thế nào trong quá trình giao lưu văn hoá giữa đồng bằng duyên hải miền Trung với khu vực Tây Nguyên trong thời đại kim khí tiền Sa Huỳnh: đáng chú ý các di tích Sa Huỳnh, Phú Khương, Long Thạnh gắn với đồng muối Tân Diêm; di tích Bình Châu gắn với đồng muối Diêm Điền; di tích Gò Quê gắn với đồng muối cổ Tuyết Diêm. Như vậy biển đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của cư dân văn hoá Sa huỳnh. Biển đem lại cho người Sa Huỳnh nguồn lợi thuỷ sản, muối biển;.
 
Biển rộng mở những con đường giao lưu với bên ngoài; biển đem lại cho người Sa Huỳnh cảm hứng trong sáng tạo.
 
4. Thương Mại
 
Trong các mộ chum  của cư  dân Văn hóa Sa Huỳnh, có các hiện vật trang sức bằng đá mã não và các loại đá quý khác đều có nguồn gốc từ vùng Trung Á , có  các đồng tiền Ngũ Thủ và Vương Mãng (đầu thế kỷ thứ 1 TCN), có các gương đồng của nhà  Tây Hán, đỉnh đồng nhà Đông Hán . Các mộ chum này được  tìm thấy ở vùng trung du Nghĩa Hành (Quảng Ngãi), Bình Yên (Quảng Nam)...  tìm thấy ở Xóm ốc (Quảng Ngãi) và các di tích Sa Huỳnh ở Hội An...
 
Những hiện vật  nêu trên    chứng tỏ văn hóa Sa Huỳnh có  nguồn gốc giao lưu  với nhiều vùng  Đông Nam Á , Trung Hoa cổ xưa và Ấn Độ cổ xưa.   Đặc biệt quan hệ giao lưu giữa Sa Huỳnh và các đảo ở Thái bình Dương rất mật thiết. Ví như trong mối quan hệ so sánh đồ gốm Sa Huỳnh với đồ gốm Kalanay (Philippin); với đồ gốm Tabon (Indonesia) thì thấy chúng  khá giống nhau ở kiểu dáng, phong cách trang trí,
 
Những mộ chum Sa Huỳnh được tìm thấy ở Palavan Philippines, Bondontaphet Thailand,     rồi những khuyên tai ba mấu nhọn, khuyên tai hai đầu thú  .. là những hiện vật đặc trưng của Sa Huỳnh  trong khu vực Đông Nam Á.,  và  cái phong cách trang sức Sa Huỳnh còn phát hiện thấy ở Thái Lan,  Đài Loan  và Philippines cho thấy cư  dân Văn hóa Sa Huỳnh đã buôn bán với các nước láng giềng ở Đông Nam Á .  Những bằng chứng trên  chứng tỏ văn hóa Sa Huỳnh đã có một nền sản xuất hàng hóa cùng với sự giao thương khá phát triển.
Buôn bán là con đường dẫn đến giao lưu văn hóa, hòa đồng nhân chủng, ngôn ngữ.  Sự trao đổi buôn bán giữ vị trí quan trọng, trong sự giao lưu văn hóa    . . .
     
5. Kỹ Thuật
5.1 Đồ gốm
 
Đồ gốm lớn với hoa văn đẹp, cùng với kỹ thuật dùng bàn xoay. Đồ gốm dùng để đựng các vật dụng, đựng sản phẩm nông nghiệp, và đựng sản phẩm cá và dùng để mai táng người chết.     
 

 
Những hiện vật  tìm thấy  ở Bình Định, Quảng  Ngãi,  Quảng Nam, Huế, Đà  nẵng, Đồng Nai
 

 
Lọ gốm cách nay 2.500-2.000 năm   Bát bồng gốm cách nay 2.500-2.000 năm.
 
Người Sa Huỳnh cổ rất khéo tay và có mỹ cảm tuyệt vời. Các đồ gốm gia dụng đều được tạo dáng thanh nhã, cân đối, hoa văn phong phú, sinh động thể hiện một tâm hồn tinh tế và giàu xúc cảm.Trong gốm Sa Huỳnh, các đồ đựng như bát, bình có chân đế, có thân gãy ở vai hay đáy, chiếm tỷ lệ lớn. Mẫu gốm thường gặp thì vàng đỏ, nhiều khi có vệt đen bóng, có hoa văn chữ S có đệm tam giác, những đường chấm hay đường in dấu răng vỏ sò.
 
Người Sa Huỳnh có óc thẩm mỹ cao, biểu hiện rõ nét nhất đó là nghệ thuật tạo dáng và trang trí trên gốm. Trong các di tích tiền Sa Hùynh sơ kỳ đồng thau, đồ gốm được tạo tác như một tác phẩm nghệ thuật. Nếu như đồ gốm Bình Châu nổi bật với phong cách tạo dáng gãy gấp khúc mạnh mẽ ở các điểm chuyển tiếp thuộc miệng, eo cổ, vai, và đồng thời luôn tạo sự tương phản mạnh về màu sắc giữa màu áo gốm đỏ tươi làm nền nổi bật các dải băng chì trên thân đồ gốm, thì trong khi đó đồ gốm Long Thạnh luôn chú ý đến yếu tố tạo dáng cân phân theo tỉ lệ cân xứng ở ba phần miệng, thân và chân đế; và các điểm chuyển tiếp trên thân đồ đựng luôn cong lượn.

Trang trí trên bình lọ hoa gốm là sự tổng hợp của các loại văn thừng mịn, văn in chấm que, văn in chấm vỏ sò, văn vạch, văn ấn răng cưa kết hợp với đắp nổi tạo gờ... để tạo nên nhiều đồ án khác nhau như đồ án chữ S, đồ án tam giác, hình kỷ hà gấp khúc... Các đồ án này được làm nổi bật bằng nghệ thuật tô chì graphít lồng bên trong tương phản với nền áo gốm tô đỏ. Trên nắp đậy chum tạo dáng như hình lồng bàn úp, trên đó được trang trí các đồ án chữ S, kỷ hà được tô chì nổi bật trên nền tô đỏ. Đồ án chữ S ngược luôn là chủ đề trang trí nổi bật trên gốm tiền Sa Huỳnh, ngôn ngữ của nghệ thuật biểu hiện ở đây là các trạng thái của sóng biển từ hiền hoà đến hung dữ.  

Đặc trưng tính biển của đồ gốm tiền sử vùng duyên hải và các đảo trong lòng chảo Thái Bình Dương là kỹ thuật in chấm vỏ sò. Trong đồ gốm tiền Sa Huỳnh, Sa Huỳnh tỉ lệ in chấm vỏ sò chiếm vị trí thứ hai sau kỹ thuật văn thừng. Đồ án hoa văn in chấm vỏ sò thể hiện khá phong phú trên đồ gốm văn hoá Sa Huỳnh ở Phú Khương, Tăng Long, Gò ốc, Xóm ốc. Người Sa Huỳnh sử dụng vỏ sò ở phần mép và gai vỏ sò để tạo nên các đồ án hoa văn rất đẹp và mang đậm tính biển.
 
5.2. Đồ trang sức và kỹ thuật làm thủy tinh
 
Các hiện vật khảo cổ của người Sa Huỳnh  cho thấy họ đã là những người thợ thủ công rất khéo tay và đã sản xuất ra nhiều đồ trang sức và vật dụng trang trí bằng đá và thủy tinh. Họ rất "sành điệu" và khá duyên dáng trong các đồ trang sức làm bằng đá quý và đá bán quý cũng như pha lê nhiều màu sắc.   
 
Đồ trang sức  được tìm thấy trong các  mộ táng, phổ biến là mộ chum. Trong chum chứa nhiều đồ trang sức bằng đồng, đá quý, thủy tinh, đặc biệt là loại khuyên tai ba mấu nhọn và khuyên tai hai đầu thú.  Khuyên tai ba mấu dành cho phụ nữ và khuyên tai hai đầu thú dành cho nam giới. Nếu khuyên tai ba mấu dịu dàng, tinh tế và khá duyên dáng thì khuyên tai hai đầu thú lại thể hiện chất dũng mãnh, kiêu hãnh và cường tráng của nam giới.  Các đặc trưng đó của văn hóa Sa Huỳnh cũng đã tìm được ở các di chỉ trong lưu vực sông Đồng Nai  và ở   nhiều nước  như Thái Lan, Malaysia, Philippines và Đài Loan. Những vật trang sức chế tác từ đá mã não và thủy tinh có thể nói là những tinh hoa đặc sắc nhất mà nền văn minh này sáng tạo ra và được phổ biến khắp vùng Đông Nam Á.
 
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy, ở những khu mộ táng của văn hóa Sa Huỳnh, các bộ hạt chuỗi giá trị ở Lai Nghi. Trong khi rây bằng sàng phát hiện được hơn 8.600 hạt cườm bằng thủy tinh màu xanh, vàng hoặc nâu có đường kính 1-3 mm. Ngoài bộ hạt chuỗi gồm khoảng 1.500 hạt bằng đá mã não, achat, crystal, amethyst, nephrite và bằng vàng - còn có 4 khuyên tai bằng vàng. Người văn hóa Sa Huỳnh ở Lai Nghi nhiều nhất thích sử dụng loại đá ngọc mã não làm đồ trang sức. Hơn 15 hình dạng hạt chuỗi khác nhau được chế tác - có lẽ bằng đá mã não đến từ khu vực Myanma hoặc Ấn Độ. Trong tổng số 1.136 hạt chuỗi bằng đá mã não tìm thấy ở Lai Nghi có 3 chiếc rất đặc biệt: chiếc thứ nhất có hình con chim nước, chiếc thứ hai có hình con hổ hoặc sư tử và chiếc thứ ba là hạt chuỗi khắc. Cả 3 hạt chuỗi này được phát hiện trong 3 mộ chum khác nhau cùng với nhiều đồ tùy táng quý khác có niên đại vào thế kỷ 1-2 TCN. Những di vật hiếm thấy khác ở miền Trung Việt Nam được kể đến là hai cái gương bằng đồng của thời kỳ Tây Hán.
 
Bản đồ các nền văn hóa ở châu Á vào khoảng 200 năm trước công nguyên, cho thấy vị trí của văn hóa Sa Huỳnh.
 
6. Thủy tinh nhân tạo
 
Thủy tinh nhân tạo  là một thành tựu rực rỡ của văn hóa Sa Huỳnh. Các cư dân dùng cát trắng để nấu thủy tinh làm bát lọ và đặc biệt những chuỗi hạt trang sức bằng thủy tinh mà sử sách Trung Quốc gọi là “Lưu li” gốc từ chữ Phạn là verulia từ đầu công nguyên. Đây là một trong những nơi làm ra thủy tinh nhân tạo sớm trên thế giới. Chúng không những đa dạng về kiểu dáng mà còn phong phú về màu sắc như­ xanh lơ, xanh đen, xanh lá mạ, xám, tím, đỏ và nâu. Sử Trung Hoa đã từng ghi chép về một chén thủy tinh xuất phát từ vùng đất này mà họ gọi là chén lưu ly với một sự trân trọng và khâm phục.
        
7. Trồng trọt
 
Các nhà khảo cổ  quan sát thấy các hiện vật bằng sắt đã được người Sa Huỳnh sử dụng vào nghề trồng trọt , trong khi người Đông Sơn láng giềng vẫn còn chủ yếu sử dụng đồ đồng.
 
Những dụng cụ bằng sắt như cuốc, dao, kiếm, lao, đục, xà beng... đã được tìm thấy chứng tỏ  họ thuộc một nguồn gốc văn minh lúa nước Đông Nam Á. Lúa hai mùa. Do hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt khô hạn nên cư dân cổ Sa Huỳnh và Chàm đã đào cả một hệ thống giếng lấy nước tưới cho cây trồng, nên giới nghiên cứu ghi nhận một nền văn hoá gọi là “văn hoá Giếng Chàm cổ”.   Sách sử có nói đến người Chàm trồng hai vụ lúa ở đồng bằng hẹp Minh Kinh và Ô Chân và để thích ứng với thời tiết, người Chàm đã tìm ra giống lúa  gieo trồng vào đầu mùa khô, để đầu mùa mưa thì lúa chín. Sử sách gọi là mùa Chiêm.  Ngoài lúa nước, họ  còn trồng cau, dừa và trồng dâu nuôi tằm ..Từ trước  và sau kỷ nguyên Dương lịch. cư dân cổ Sa Huỳnh và Chàm nổi tiếng vì  “một năm tám lứa  tằm tơ.”

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây