Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Hãy viết thư cho một vận động viên hoặc một nhân vật thể thao mà em ngưỡng mộ để nói Thế vận hội (Olympic Games) có ý nghĩa gì đối với mình (Bài 1)

Thứ ba - 23/06/2020 09:42
Bác Trần Hiếu Ngân kính mến!
Có lẽ là bác sẽ rất ngạc nhiên khi nhận được bức thư này từ một người lạ mặt như cháu phải không ạ? Cháu biết là bác rất bận nhưng cháu mong rằng bác sẽ giành một chút thời gian để đọc thư của cháu. Đây là những lời tâm sự của cháu với một người mà cháu đã lấy để làm tấm gương sáng cho mình, đó chính là bác. Và cháu cũng muốn chia sẻ với bác về suy nghĩ của mình về Thế vận hội. 
 
Cứ bốn năm cháu lại háo hức chờ đợi để đón xem Thế vận hội Olympic. Cháu được biết đến bác qua phương tiện thông tin đại chúng trong một lần thật tình cờ, cũng như bác đến với môn Teakwondo nhờ người cha của mình vậy. Khi biết được về tiểu sử và sự nghiệp của bác, cháu cảm thấy rất ngưỡng mộ và thán phục bác. Theo như cháu được biết thì bác đã bắt đầu luyện tập môn võ Teakwondo này từ khi 13 tuổi. Và với những thành công bước đầu của mình tại các kì thi trong nước thì bác đã tiếp tục bước tiếp trên con đường của mình tại các cuộc thi quốc tế lớn như SEA Games, ASIAN Games, các cuộc thi tại khu vực Đông Nam á, châu á, Điều mà cháu khâm phục ở bác hơn cả đó là sự quyết tâm, ý chí và nghị lực của bác. Trước khi cuộc thi SEA Games 18 diễn ra tại Thái Lan, bác đã bị chấn thương đầu gối và phải phẫu thuật, tưởng chừng tiêu tan cơ hội tham dự SEA Games 18. Tuy vậy, nhờ kiên trì luyện tập, bác đã nhanh chóng bình phục và giành được tấm HCV cho làng Thể thao Việt Nam. Quả là một ý chí phi thường. Và không chỉ dừng lại ở đó, bác là người đầu tiên đã cắm cột mốc cho lịch sử thể thao Việt Nam, mang lại chiếc HCB Olympic đầu tiên cho Việt Nam. Tuy không phải là HCV nhưng tấm HCB này đã đánh dấu một bước ngoặt cho thể thao Việt Nam. Nó như tiếp thêm nghị lực giúp các VĐV mang trên mình chiếc áo có lá cờ đỏ sao vàng sau này, giúp các VĐV càng thêm vững tin hơn trên trường quốc tế. 
 
Cháu còn được biết phong trào Olympic là góp phần xây dựng một thế giới hoà bình và tốt đẹp hơn, mà ở đó mọi người đều được đối xử bình đẳng, thân thiện, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau theo tinh thần đoàn kết, hữu nghị và trung thực. Phải chăng đó chính là ý nghĩa sâu sắc của 5 vòng tròn – biểu tượng của Olympic. Năm vòng tròn với các màu sắc khác nhau được đan xen lại, gắn kết với nhau thật chặt chẽ. Đó chính là sự đoàn kết của nhân loại. Qua Thế vận hội Olympic, cháu đã hiểu thêm được nhiều điều và các quốc gia trên thế giới, cháu cũng một phần nào cảm nhận được tình anh em, tình bạn keo sơn của các dân tộc trên thế giới với nhau. Còn một điều quan trọng hơn cả đó là cháu đã học được ở Olympic một thông điệp: “Điều quan trọng nhất trong cuộc sống không phải là sự thắng lợi mà là sự cố gắng nỗ lực. Điều cơ bản nhất không phải là giành được chiến thắng mà là chiến đấu hết mình”. Cái tuổi 15 như cháu thì vẫn chỉ biết ham chơi và chưa biết suy nghĩ gì nhiều. Dạo này cháu phải học hành quá căng thẳng với áp lực từ nhiều cuộc thi quan trọng mà cháu phải đối mặt. Cứ gặp bài nào khó là cháu lại nản chí. Cho đến khi cháu biết được sự nghiệp của bác. Cháu cảm thấy thật xấu hổ vì mình đã phụ sự kì vọng của cha mẹ, những người thân yêu của cháu đã đặt niềm tin vào cháu. Nhưng nhìn vào tấm gương của bác, cháu đã tự nhủ phải cố gắng học tập chăm chỉ hơn nữa, nỗ lực hơn nữa. Và những cuộc thi đối với cháu bây giờ không còn quan trọng nữa, quan trọng là “cháu chiến đấu hết mình”, phải không bác! 
 
Cuối thư, cháu xin chúc bác và gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc và luôn ngập tràn niềm vui. 

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây