Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Chủ quyền biển, đảo Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982

Thứ bảy - 27/09/2014 06:44
Tài liệu tuyên truyền: Chủ quyền biển, đảo Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.
1. Khái quát chung.

Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ tây của Biển Đông, có vị trí địa lý, kinh tế rất quan trọng trong khu vực. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam trải qua 28 tỉnh thành phố có biển.
 
Vùng biển nước ta có trên 4000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ ở gần và xa bờ biển, các đảo trong vùng biển Việt Nam phân bố không đều, tập trung nhiều ở khu vực Đông Bắc có trên 3000 hòn đảo, còn lại nằm rải rác ở phía Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đảo xa bờ nhất khoảng 300 hải lý.
 
2. Cơ sở pháp lý vùng Biển, Đảo Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp quốc về luật biển 1982.
 
Công ước Liên hợp quốc về luật biển, còn gọi là Công ước luật biển hay Hiệp ước luật biển, là một hiệp ước quốc tế được hình thành trong Hội nghị về luật biển của Liên hợp quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 được tổ chức tại New York( Hoa Kỳ). Với hơn 160 nước tham gia, Hội nghị kéo dài đến năm 1982 mới hoàn chỉnh dự thảo Công ước, các nước bắt đầu tham gia ký kết từ ngày 16 tháng 11 năm 1994, Công ước chính thức có hiệu lực.

Theo Công ước của Liên hợp quốc về luật biển, mỗi quốc gia ven biển được phân định bao gồm 5 vùng biển: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa.

Việt Nam là quốc gia ven biển, chúng ta đã ký kết và phê chuẩn Công ước luật biển 1982 nên Việt Nam cũng có vùng biển như đã nêu trên. Trong tuyên bố ngày 12 tháng 05 năm 1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khảng định rất rõ phạm vị, chế độ pháp lý, quyền hạn và nghĩa vụ của mình trên các vùng biển đó.

Sau đây chúng ta lần lượt nghiên cứu các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên biển.

Muốn xác định được các vùng biển của quốc gia ven biển phải dựa vào đường cơ sở theo luật biển năm 1982.
 
* Đường cơ sở

Là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia. Là đường dùng làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác.
 
 
Đường cơ sở vẽ màu đỏ

Đường cơ sở  của vùng biển Việt Nam nối liền các điểm nhô ra xa nhất của bơ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của nước ta tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra.

* Nội thủy

Bao gồm tất cả các vùng biển nằm phía trong đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng nước thuộc nội thủy có chế độ pháp lý như lãnh thổ trên đất liền, vùng nước nội thủy đặt dưới chủ quyền toàn vẹn, đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia Việt Nam.

* Lãnh hải

Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý ( 1 hải lý tương đương 1,852m) tính từ phía ngoài đường cơ sở. Tại đây Việt Nam có quyền chủ quyền, có nghĩa là có quyền đặt luật và kiểm soát, sử dụng mọi tài nguyên, tàu thuyền nước ngoài được qua lại nhưng “không gây hại”.

* Vùng tiếp giáp lãnh hải

Được tính từ bên ngoài giới hạn 12 hải lý của lãnh hải là một vành đai có bề rộng là 12 hải lý, hay tính từ đường cơ sở thì là 24 hải lý. Tại đây Việt Nam có quyền kiểm soát cần thiết, bảo vệ an ninh, quyền lợi hải quan, thuế khoán, vấn đề di cư và nhập cư, cứu nạn, cứu hộ trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam.

* Vùng đặc quyền kinh tế

Được tính từ đường cơ sở rộng 200 hải lý. Trong vùng này Việt Nam được hưởng độc quyền trong việc khai thác đối với tất cả các tài nguyên thiên nhiên, tàu nước ngoài được quyền qua lại tuân theo sự kiểm soát của quốc gia ven biển.
 

 
Chủ quyền 5 vùng biển của Việt Nam theo Công ước quốc tế luật biển 1982

* Thềm lục địa

Thềm lục địa Việt Nam là vành đai mở rộng cho đến mép lục địa, hoặc 200 hải lý tính từ đường cơ sở, chọn lấy giá trị lớn nhất. thềm lục địa của một quốc gia có thể được kéo dài ra nhưng không được quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở theo công ước quốc tế về luật biển 1982. Tại đây chúng ta có quyền khai thác khoáng sản và các nguyên liệu không phải sinh vật sống.

3. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề giải quyết tranh chấp trên vùng biển Việt Nam

Trước diễn biến tình hình thế giới nhiều biến động hiện nay và đặc biết là vấn đề tranh chấp trên các vùng biển, đảo của Việt Nam. Đặc biệt là hành động ngang ngược của Trung Quốc, đã hạ đặt trái phép dàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong những ngày qua, Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Đảng ta xác định: Trong thời gian tới tình hình Biển Đông còn nhiều diễn biến phức tạp khó lường.

Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch dùng chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, lợi dụng tình hình phức tạp đang diễn ra trên vùng biển Việt Nam. Để kích động, lôi kéo nhân dân tham gia biểu tình trái pháp luật gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Một số nước có ý đồ chiến lược, âm mưu “ thôn tín Trường Sa, độc chiếm Biển Đông”. Họ đẩy mạnh các vấn đề như tuần tiễu, trinh sát, thăm dò khảo sát và  khai thác tài nguyên, vi phạm quyền tài phán quốc gia của Việt Nam bằng các biện pháp ngày càng tinh vi hơn.

Vì vậy, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay đang đặt ra nhiệm vụ mới nặng nề hơn cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tộc ta.

Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta sẽ cùng toàn quân và toàn dân quyết tâm giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

Đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế. Đặc biệt tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982.

Mọi công dân đề cao tinh thần yêu nước và thể hiện tình yêu Tổ quốc bằng những hoạt động thiết thực. Để bảo vệ và giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Mọi hoạt động thể hiện tình yêu Tổ quốc và tránh nhiệm của công dân cần bình tĩnh, tuân thủ pháp luật, theo hướng dẫn chỉ đạo của các tổ chức chính quyền từ địa phương đến trung ương.

Giảng viên: Đoàn Đình Liệu

kiengiangtec.edu.vn

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây