Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải Công dân 8 sách Cánh diều, bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Thứ hai - 09/10/2023 05:00
Giải Công dân 8 sách Cánh diều, bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân - Trang 62, 63, ..., 71.
Mở đầu trang 62: Em hãy chia sẻ ý nghĩa của câu ca dao sau đây: “Muốn no thì phải chăm làm/ Một hạt thóc vàng, chín hạt mồ hôi”.
Trả lời:
- Câu ca dao “Muốn no thì phải chăm làm/ Một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi”, muốn khuyên con người nên chăm chỉ lao động; chỉ khi lao động, chúng ta mới tạo ra được sản phẩm vật chất để nuôi sống bản thân và gia đình.
 

1. Tầm quan trọng của lao động đối với đời sống của con người

Em hãy quan sát hình ảnh, đọc trường hợp và trả lời câu hỏi
giai cong dan 8 sach canh dieu bai 10

Trường hợp. Sau khi về thăm quê, anh M nhận thấy cuộc sống của người dân địa phương có nhiều khó khăn, thu nhập còn thấp. Do đó, anh M đã quyết định mở công ty sản xuất sợi ở quê hương mình. Công ty của anh M không chỉ thu mua nguyên liệu mà còn ưu tiên tuyển lao động là người địa phương. Nhờ có việc làm trong công ty, người dân có thu nhập ổn định, đời sống từng bước được nâng cao.
a) Em hãy cho biết hoạt động của con người trong từng hình ảnh, trường hợp trên đã tạo ra những sản phẩm nào? Các sản phẩm đó có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của con người
b) Theo em, lao động có ý nghĩa gì đối với cá nhân và xã hội ?

Trả lời:
a.
Sản phẩm và ý nghĩa từ hoạt động lao động của con người:
+ Ảnh 1: hoạt động sản xuất, thu hoạch lúa của các bác nông dân có thể: tạo ra lương thực phục vụ cho cuộc sống của con người và có thể là hàng hóa để phục vụ cho hoạt động trao đổi - buôn bán; tạo ra nguồn thu nhập cho người nông dân.
+ Ảnh 2: hoạt động giảng dạy của giáo viên có thể: đào tạo, giáo dục con người, giúp con người phát triển, hoàn thiện bản thân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội; tạo ra nguồn thu nhập cho người giáo viên.
+ Ảnh 3: hoạt động khám, chữa bệnh của bác sĩ có thể: giúp người bệnh cải thiện các vấn đề về sức khỏe; góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội; tạo ra thu nhập cho bác sĩ.
+ Ảnh 4: hoạt động sản xuất giày da của công nhân, có thể: tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng ở trong và ngoài nước; đem lại thu nhập để người công nhân có thể nuôi sống bản thân và gia đình.
+ Trường hợp. hoạt động sản xuất, kinh doanh của anh M giúp: người dân có công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định; góp phần thúc đẩy sự phát triển của quê hương, đất nước.

b. Lao động tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động tạo ra sản phẩm, thu nhập cho con người, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
 

2. Pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên

a. Một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi
Căn cứ vào thông tin trên, em hãy nhận xét ở trường hợp 1 và 2, K và M đã thực hiện quyền, nghĩa vụ lao động của mình như thế nào.

Thông tin
Hiến pháp năm 2013
Điều 15 (trích)
1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
Điều 35 (trích)
1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.
 Trường hợp 1. Sau khi tốt nghiệp đại học, K không về làm cho công ty của gia đình mà đi làm ở công ty khác với mục đích học hỏi để phát triển bản thân. Công ty đã đảm bảo cho K được hưởng một mức lương cao, được hưởng các chế độ bảo hiểm và nghỉ ngơi. Khi K chia sẻ với gia đình về lựa chọn của mình, bố mẹ K đã đồng ý và ủng hộ quyết định của con.
Trường hợp 2. Tốt nghiệp đại học, nhưng M không đi làm mà vẫn phụ thuộc vào bố mẹ. Hằng ngày. M thường ở nhà xem ti vi, lướt mạng xã hội, khi bị bố mẹ nhắc nhở tìm công việc thi M thường lẩn tránh với lí do không muốn đi làm vì sợ áp lực.
Căn cứ vào thông tin trên, em hãy nhận xét ở trường hợp 1 và 2, K và M đã thực hiện quyền, nghĩa vụ lao động của mình như thế nào.
Trả lời:
- Trường hợp 1. Bạn K đã thực hiện quyền: tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc (được quy định tại khoản 1 Điều 35 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013).
- Trường hợp 2. Bạn M đã tỏ thái độ lười biếng, ỷ lại, trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ lao động của công dân.

b. Một số quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên
Căn cứ vào thông tin, em hãy nhận xét việc thực hiện quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên của các chủ thể trong từng trường hợp trên.
Trả lời:
Trường hợp 1 và trường hợp 3, các chủ thể đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động đối với lao động chưa thành niên vì: trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động; Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hoá, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề.
Trường hợp 2: Ông H không thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động đối với lao động chưa thành niên bởi vì thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên.

3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động và nội của hợp đồng lao động

a. Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động
Em hãy đọc thông tin, trường hợp, tình huống và trả lời câu hỏi:
a. Em hãy xác định quyền và nghĩa vụ lao động của các chủ thể trong trường hợp trên.
Trả lời:
* Quyền và nghĩa vụ của người lao động (chị G, anh C) trong trường hợp trên:
- Quyền:
+ Lựa chọn việc làm và nơi làm việc.
+ Thỏa thuận các nội dung của hợp đồng lao động;
+ Không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động;
- Nghĩa vụ:
+ Cung cấp các thông tin; thực hiện hợp đồng lao động;
+ Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự quản lí, điều hành và giám sát của người sử dụng lao động.
* Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động (bà N) trong trường hợp trên:
- Quyền: Tuyển dụng, quản lí, điều hành lao động;
- Nghĩa vụ: Thực hiện hợp đồng lao động

b. Nếu là bạn của anh A trong tình huống trên, em hãy giải đáp băn khoăn của anh A?
Trả lời:
Nếu là bạn của anh A, em sẽ giải thích để anh A hiểu: theo quy định tại khoản 2 điều 161 Bộ Luật Lao động năm 2019, người lao động có nghĩa vụ: phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kĩ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và các vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động.

c. Theo em, khi tham gia hợp đồng lao động, các bên có quyền và nghĩa vụ nào?
Trả lời:
Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng lao động
* Người lao động:
- Người lao động có quyền:
+ Thỏa thuận các nội dung của hợp đồng lao động;
+ Không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động;
+ Hưởng lương phù hợp với trình độ, được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động, nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương;
+ Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ trong quá trình thực hiện công việc.
- Người lao động có nghĩa vụ:
+ Cung cấp các thông tin; thực hiện hợp đồng lao động;
+ Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự quản lí, điều hành và giám sát của người sử dụng lao động.
* Người sử dụng lao động:
- Người sử dụng lao động có quyền:
+ Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động;
+ Khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.
- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
+ Thực hiện hợp đồng lao động
+ Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động
+ Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.

b. Một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động

Dựa vào thông tin trên, em hãy giúp anh K lập được hợp đồng lao động với Công ty A.
Trả lời:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
………., ngày.........tháng.......năm.......
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Chúng tôi, một bên là Ông (bà): ….T Chức vụ: Giám đốc
Quốc tịch: Việt Nam CMND số:……….
Đại diện cho: Công ty A Địa chỉ: ……….
Điện thoại: ………. Fax: ……….
Và một bên là Ông (bà): …… K
Sinh ngày: ………. Nơi cư trú: ……….
Nghề nghiệp: công nhân Hộ chiếu số: ……….
Cùng thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng theo những điều khoản sau đây:
Điều 1: Ông …… K được tuyển dụng vào vị trí công nhân lắp ráp linh kiện điện tử tại công ty A, theo loại hợp đồng lao động với thời hạn xác định từ ngày.................... đến ngày...................
Điều 2: Giờ làm việc, điều kiện làm việc
- Giờ làm việc là 8 giờ/ ngày; từ thứ 2 đến hết ngày thứ 7 hàng tuần.
- Thiết bị và công cụ làm việc sẽ được cấp phát theo nhu cầu công việc.
- Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 3: Nghĩa vụ, quyền hạn và các quyền lợi của người lao động.
3.1. Nghĩa vụ:
- Trong công việc, chịu sự điều hành trực tiếp của ông (bà) ………………..
- Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động: Chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy của đơn vị.
3.2. Quyền: Người lao động có quyền đề xuất, khiếu nại với một cơ quan thứ ba để thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của Pháp luật hiện hành.
3.3. Tiền lương và quyền lợi:
- Mức lương cơ bản của người lao động là: 5.000.000 đồng/ tháng và được trả lần 01 vào ngày …….. của mỗi tháng.
- Công ty cung cấp các thiết bị an toàn lao động theo yêu cầu của công việc.
- Số ngày nghỉ hàng năm được hưởng lương (nghỉ phép, lễ, việc riêng) không được quá 20 ngày.
- Được hưởng các phúc lợi gồm: ..................................................
- Người lao động được hưởng các chế độ ngừng việc, trợ cấp thôi việc hoặc bồi thường theo quy định của Pháp luật hiện hành.
Điều 4: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ và quyền hạn sau:
4.1. Nghĩa vụ:
Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong hợp đồng lao động để người lao động đạt hiệu quả. Bảo đảm việc làm cho người lao động theo hợp đồng đã ký. Thanh toán đầy đủ và dứt điểm các chế độ và quyền lợi của người lao động.
4.2. Quyền hạn:
Có quyền chuyển tạm thời người lao động, ngừng việc, thay đổi, tạm thời chấm dứt hợp đồng lao động và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của Pháp luật hiện hành.
Điều 5: Điều khoản chung:
Bản hợp đồng này có hiệu lực từ ngày..........................
Điều 6: Các thỏa thuận khác
Hợp đồng này làm thành 02 bản. Một bản do người sử dụng lao động giữ. Một bản do người lao động giữ.

              NGƯỜI LAO ĐỘNG                       NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
               (Kí, ghi rõ họ tên)                                   (Kí, ghi rõ họ tên)
 

4. Trách nhiệm của học sinh trong tham gia lao động

Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi:
Tình huống 1. Suy ngẫm về trách nhiệm của học sinh trong tham gia lao động, bạn Hà cho rằng, mỗi học sinh tùy theo năng lực của mình nên lựa chọn các công việc phù hợp với lứa tuổi.
Tình huống 2. Với mục đích làm cho khuôn viên nhà trường ngày càng sạch đẹp, lớp của D đã tổ chức hoạt động lao động tập thể vào ngày chủ nhật. Các bạn trong lớp rất hào hứng tham gia và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ lao động. Tuy nhiên, bạn B lại không tham gia với lí do còn bận việc nhà.
a. Em có đồng tình với ý kiến của bạn Hà trong tình huống 1 không? Vì sao?
b. Em hãy nhận xét thái độ, hành vi của các bạn trong lớp D và bạn B ở tình huống 2. Nếu là D em sẽ giải thích như thế nào để B tích cực tham gia các hoạt động lao động.

Trả lời:
a. Em đồng ý với ý kiến của bạn Hà. Vì ở lứa tuổi học sinh chúng ta cũng có rất nhiều công việc như: chăm chỉ học tập, trau dồi tri thức; làm các công việc giúp đỡ gia đình,...
b. Các bạn trong lớp đã thực hiện đúng nghĩa vụ lao động của người học sinh. Bạn D chưa thực hiện đúng nghĩa vụ lao động của người học sinh. Nếu là bạn của D, em sẽ giải thích cho D hiểu rằng tích cực trong lao động còn là tham gia các hoạt động lao động ở trường, ở lớp và cộng đồng chứ không phải chỉ ở nhà.
 

* Luyện tập

Câu 1: Khẳng định nào sau đây không đúng về tầm quan trọng của lao động đối với đời sống của con người? Vì sao?
A. Lao động tạo ra thu nhập góp phần nâng cao đời sống của con người.
B. Lao động không phải là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội.
C. Lao động tạo ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của con người.
D. Lao động chỉ mang lại giá trị cho mỗi bản thân mỗi con người.
Trả lời:
- Các ý kiến không đúng là: B và D
- Vì: Lao động tạo ra sản phẩm, thu nhập cho con người; quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Câu 2. Theo em, hành vi nào sau đây là thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Vì sao?
A. Bố mẹ bắt T phải làm việc ở nhà máy gần nhà.
B. Công ty cho anh P được nghỉ phép hằng năm.
C. Chị H luôn tích cực lao động để tăng thu nhập cho bản thân.
D. Bạn M luôn chủ động tham gia các công việc lao động cùng gia đình.
E. Anh G bị phân công làm làm các công việc nặng với lí do là lao động mới.
Trả lời:
Hành vi thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:
B. Công ty cho anh P được nghỉ phép hằng năm.
Bởi vì đây là quyền của người lao động được hưởng

C. Chị H luôn tích cực lao động để tăng thu nhập cho bản thân.
Bởi vì mỗi công dân có quyền lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội nhằm đem lại thu nhập cho gia đình và xã hội và mỗi công dân có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân mình, gia đình và góp phần duy trì, phát triển xã hội.

D. Bạn M luôn chủ động tham gia các công việc lao động cùng gia đình.
Đây là quyền và nghĩa vụ lao động của học sinh.

Câu 3. Bố mẹ V kinh doanh dịch vụ ăn uống. Ngoài thời gian học tập, tham gia các hoạt động của trường, V thường phụ giúp bố mẹ bán hàng và giao đồ ăn cho khách. Là con trong gia đình, V nhận thức được bổn phận giúp đỡ bố mẹ các công việc trong nhà. Nhờ chăm chỉ làm việc, V đã góp phần làm cho kinh tế gia đình ổn định hơn.
Em hãy nhận xét thái độ, hành vi của V trong trường hợp trên
Trả lời:
- Bạn V đã có thái độ và hành vi đúng, thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động. Đồng thời, hành động của bạn V cũng cho thấy, V biết cách yêu thương, quan tâm, phụ giúp bố mẹ. Chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ và học tập theo việc làm của bạn V.

Câu 4. Từ khi thuê được G (15 tuổi) vào làm trong xưởng cơ khí của mình, ông D luôn bắt G đứng ở khu vực máy kéo nguy hiểm, không trang bị đồ bảo hộ lao động và thậm chí bắt G làm thêm giờ mà không trả lương.
a) Theo em, ông D đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
b) Nếu là G, em sẽ làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Trả lời:
- Yêu cầu a) Ông D đã vi phạm quy định tại điều 146 và 147 Bộ luật Lao động năm 2019 vì ông đã có hành vi: bắt bạn D (15 tuổi) làm việc ở khu vực máy kéo nguy hiểm, không trang bị đồ bảo hộ lao động và thậm chí bắt G làm thêm giờ mà không trả lương
- Yêu cầu b) Nếu là G, em sẽ:
+ Giải thích để ông D hiểu, các hành vi của ông D đang vi phạm quy định của pháp luật về sử dụng lao động chưa thành niên. Từ đó, yêu cầu ông D chấm dứt hành vi này.
+ Nếu ông D không nghe theo lời khuyên, em sẽ từ chối làm việc và nhờ sự trợ giúp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Câu 5. Trong quá trình trao đổi về hợp đồng lao động, anh Q yêu cầu Công ty C phải cung cấp rõ các thông tin về địa điểm làm việc. Tuy nhiên, công ty lại từ chối với lí do công ty có nhiều chi nhánh nên không cần cung cấp cụ thể.
a. Em có đồng ý với việc làm của Công ty C không?
b. Nếu là anh Q, em có tiếp tục tham gia hợp đồng lao động với Công ty C không? Vì sao?

Trả lời:
a. Em không đồng ý với việc làm của công ty C.
b. Nếu là anh Q, em sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với Công ty C. Bởi vì Công ty C đã vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin cho người lao động.

Câu 6. Em hãy tự mình lập một bản hợp đồng lao động về một công việc phù hợp với lứa tuổi và chia sẻ với các bạn.
Trả lời:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
………, ngày…… tháng …… năm ……
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Số: ………………

Căn cứ Bộ luật Lao động 2019
Căn cứ nhu cầu và năng lực của hai bên
Hôm nay, tại ………………………………………………………………………..
Chúng tôi gồm:
BÊN A (NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG): …………………………..…………
Đại diện:……………………………… Chức vụ:…………………………………
Quốc tịch: ……………………………………………………………….………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………..
Điện thoại: ………………………………………………………………………….
Mã số thuế: ………………………………………………………………...………
Số tài khoản: ……………………………………………………………………….
Tại Ngân hàng: …………………………………………………………………….

BÊN B (NGƯỜI LAO ĐỘNG): ……………….………………………………....
Ngày tháng năm sinh: ……………..………… Giới tính: ……………..…….....
Quê quán: …………………………..……………………………………………...
Địa chỉ thường trú:………………….……………………………………………..
Số CMTND:…………… Ngày cấp: …………………… Nơi cấp:………...……
Trình độ: ……………………………….. Chuyên ngành: ………………………

Sau khi thỏa thuận, hai bên thống nhất ký Hợp đồng lao động (HĐLĐ) với các điều khoản sau đây:
Điều 1: Điều khoản chung
1. Loại HĐLĐ: …………………………………………...……………………...
2. Thời hạn HĐLĐ:  ………………………………..…………………………..
3. Thời điểm bắt đầu: …………………………………………………………….
4. Thời điểm kết thúc (nếu có): ………………………….………………………
5. Địa điểm làm việc: …………………………………..………………………
6. Bộ phận công tác: Phòng……………………………………………………
7. Chức danh chuyên môn (vị trí công tác): …………………………………
8. Nhiệm vụ công việc như sau:
- Chịu sự điều hành trực tiếp của ông/bà: .................................................
- Thực hiện công việc theo đúng chức danh chuyên môn của mình dưới sự quản lý, điều hành của người có thẩm quyền.
- Phối hợp cùng với các bộ phận, phòng ban khác trong Công ty để phát huy tối đa hiệu quả công việc.
- Hoàn thành những công việc khác tùy thuộc theo yêu cầu của Công ty và theo quyết định của Ban Giám đốc.

Điều 2: Chế độ làm việc
1. Thời gian làm việc: ………………………………………………….………
2. Do tính chất công việc, nhu cầu kinh doanh hay nhu cầu của tổ chức/bộ phận, Công ty có thể cho áp dụng thời gian làm việc linh hoạt. Những người được áp dụng thời gian làm việc linh hoạt có thể không tuân thủ lịch làm việc cố định bình thường mà làm theo ca, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ số giờ làm việc theo quy định.
3. Thiết bị và công cụ làm việc sẽ được Công ty cấp phát tùy theo nhu cầu của công việc.
4. Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Quyền của người lao động
a. Tiền lương và phụ cấp:
- Mức lương/Thù lao chính: …...…. VNĐ/tháng.
- Phụ cấp trách nhiệm (nếu có): ......... VNĐ/tháng
- Phụ cấp hiệu suất công việc (nếu có): Theo đánh giá của quản lý.
- Lương hiệu quả (nếu có): Theo quy định của phòng ban, công ty.
- Công tác phí: Tùy từng vị trí, người lao động được hưởng theo quy định của công ty.
- Hình thức trả lương: …………………………………………………………

b. Các quyền lợi khác:
- Khen thưởng: Người lao động được khuyến khích bằng vật chất và tinh thần khi có thành tích trong công tác hoặc theo quy định của công ty.
- Chế độ nâng lương: Theo quy định của Nhà nước và Quy chế tiền lương của Công ty.
- Chế độ nghỉ: Theo quy định chung của Nhà nước.
+ Nghỉ hàng tuần ………………………………………………………………
+ Nghỉ hàng năm: Những nhân viên được ký Hợp đồng chính thức và có thâm niên công tác 12 tháng thì sẽ được nghỉ phép năm có hưởng lương (mỗi năm 12 ngày phép). Nhân viên có thâm niên làm việc dưới 12 tháng thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.
+ Nghỉ ngày Lễ: Các ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật.
- Chế độ Bảo hiểm theo quy định của Nhà nước: .....................................
- Chế độ phúc lợi:  ....................................................................................
- Các chế độ được hưởng: Người lao động được hưởng các chế độ ngừng việc, trợ cấp thôi việc hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Được đơn phương chấm dứt Hợp đồng theo quy định của pháp luật và nội quy Công ty.

2. Nghĩa vụ của người lao động
a. Thực hiện công việc với hiệu quả cao nhất theo sự phân công, điều hành của người có thẩm quyền.
b. Hoàn thành công việc được giao và sẵn sàng chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu.
c. Nắm rõ và chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, văn hóa công ty, nội quy lao động và các chủ trương, chính sách của Công ty.
d. Bồi thường vi phạm và vật chất theo quy chế, nội quy của Công ty và pháp luật Nhà nước quy định.
e. Tham dự đầy đủ, nhiệt tình các buổi huấn luyện, đào tạo, hội thảo do Bộ phận hoặc Công ty tổ chức.
f. Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng lao động và các thỏa thuận bằng văn bản khác với Công ty.
g. Tuyệt đối thực hiện cam kết bảo mật thông tin.
h. Đóng các loại bảo hiểm, thuế, phí đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Quyền của người sử dụng lao động
a. Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo Hợp đồng (bố trí, điều chuyển công việc cho người lao động theo đúng chức năng chuyên môn).
b. Có quyền tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác, ngừng việc và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và theo nội quy Công ty trong thời gian Hợp đồng còn giá trị.
c. Tạm hoãn, chấm dứt Hợp đồng, kỷ luật người lao động theo đúng quy định của pháp luật và nội quy Công ty.
d. Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu người lao động vi phạm pháp luật hay các điều khoản của hợp đồng này.

2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
- Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong Hợp đồng lao động để người lao động đạt hiệu quả công việc cao. Bảo đảm việc làm cho người lao động theo Hợp đồng đã ký.
- Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động.

Điều 5: Những thỏa thuận khác
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu một bên có nhu cầu thay đổi nội dung trong Hợp đồng phải báo cho bên kia trước ít nhất 03 ngày và ký kết bản Phụ lục Hợp đồng theo quy định của pháp luật. Trong thời gian tiến hành thỏa thuận hai bên vẫn tuân theo Hợp đồng lao động đã ký kết.
Người lao động đọc kỹ, hiểu rõ và cam kết thực hiện các điều khoản và quy định ghi tại Hợp đồng lao động.

Điều 6: Điều khoản thi hành
Những vấn đề về lao động không ghi trong Hợp đồng này thì áp dụng theo quy định của thỏa ước tập thể, nội quy lao động và pháp luật lao động.
Khi hai bên ký kết Phụ lục Hợp đồng lao động thì nội dung của Phụ lục Hợp đồng lao động cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng này.
Hợp đồng này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ..….. bản./.

           NGƯỜI LAO ĐỘNG                       NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
             (Kí, ghi rõ họ tên)                                 (Kí, ghi rõ họ tên)
 

* Vận dụng

Câu 1: Em hãy lập kế hoạch thực hiện các hoạt động lao động của bản thân ở gia đình và nhà trường theo gợi ý sau:
Ngày Công việc cần làm Đánh giá Cách khắc phục
       

Trả lời:
Ngày Công việc cần làm Đánh giá Cách khắc phục
Vào ngày cuối tuần Phụ mẹ bán hàng Đạt  
Vào các ngày thứ 3,5,7 Rửa bát
Giặt quần áo
Chưa đạt Giặt quần áo sau khi tắm luôn
Hàng ngày Dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm Đạt  

Câu 2. Em hãy tham gia hoạt động tuyên truyền của địa phương về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Từ đó, ghi lại ý nghĩa của hoạt động đó đối với bản thân và mọi người xung quanh.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây