Câu 1. Sông nào sau đây ở nước ta có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất?
A. Sông Cửu Long.
B. Sông Hồng.
C. Sông Thái Bình.
D. Sông Đồng Nai.
Câu 2. Mực nước ngầm thay đổi không phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?
A. Mức độ bốc hơi.
B. Đặc điểm địa hình.
C. Lớp phủ thực vật.
D. Số lượng sinh vật.
Câu 3. Băng tuyết khá phổ biến ở vùng
A. hàn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi cao.
B. ôn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi thấp.
C. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi thấp.
D. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao.
Câu 4. Hồ nước ngọt Bai-kan thuộc quốc gia nào sau đây?
A. Liên bang Nga.
B. Trung Quốc.
C. Ấn Độ.
D. Hoa Kì.
Câu 5. Giải pháp nào sau đây được xem là quan trọng hàng đầu trong bảo vệ nguồn nước ngọt trên Trái Đất?
A. Nâng cao sự nhận thức.
B. sử dụng nước tiết kiệm.
C. Giữ sạch nguồn nước.
D. xử phạt, khen thưởng.
Câu 6. Các dòng biển nóng thường có hướng chảy từ
A. vĩ độ thấp về vĩ độ cao.
B. vĩ độ cao về vĩ độ thấp.
C. bán cầu Bắc xuống Nam.
D. bán cầu Nam lên Bắc.
Câu 7. Sóng biển là
A. sự chuyển động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.
B. sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.
C. một hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang.
D. quá trình chuyển động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là do
A. động đất.
B. gió.
C. núi lửa.
D. mưa.
Câu 9. Vai trò nào sau đây không phải của biển và đại dương?
A. Cung cấp tài nguyên sinh vật.
B. Cung cấp nguồn năng lượng.
C. Cung cấp nhiều trang thiết bị.
D. Cung cấp tài nguyên khoáng sản.
Câu 10. Ở vùng ôn đới, bờ Tây của lục địa có khí hậu ấm, mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của
A. áp thấp ôn đới.
B. frông ôn đới.
C. gió địa phương.
D. dòng biển nóng.
Câu 11. Tác động nào sau đây của con người không ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất?
A. Tăng cường chặt phá rừng, phá rừng bừa bãi.
B. Đốt nương làm rẫy, làm nhiều vụ trong năm.
C. Đưa vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác.
D. Bón phân, làm thuỷ lợi, thau chua rửa mặn.
Câu 12. Vai trò của địa hình trong việc hình thành đất là
A. cung cấp chất vô cơ.
B. làm phá huỷ đá gốc.
C. tạo các vành đai đất.
D. cung cấp chất hữu cơ.
Câu 13. Đất được hình thành do tác động tổng hợp của những nhân tố nào sau đây?
A. Đá mẹ, khí hậu, động vật, địa hình, thời gian, con người.
B. Khí hậu, vi sinh vật, đá mẹ, địa hình, thời gian, con người.
C. Thời gian, con người, thực vật, địa hình, khí hậu, đá mẹ.
D. Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người.
Câu 14. Tác động quan trọng nhất của sinh vật đối với việc hình thành đất là
A. cung cấp chất hữu cơ.
B. cung cấp chất vô cơ.
C. tạo các vành đai đất.
D. làm đá gốc bị phá huỷ.
Câu 15. Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình?
A. Độ phì.
B. Nhiệt độ.
C. Độ ẩm.
D. Độ rắn.
Câu 16. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất?
A. Con người.
B. Thời gian.
C. Đá mẹ.
D. Khí hậu.
Câu 17. Vai trò quan trọng của vi sinh vật trong việc hình thành đất là
A. cung cấp vật chất hữu cơ.
B. hạn chế sự xói mòn, rửa trôi.
C. góp phần làm phá huỷ đá.
D. phân giải, tổng hợp chất mùn.
Câu 18. Sinh quyển là một quyển của Trái Đất có
A. toàn bộ sinh vật sinh sống.
B. tất cả sinh vật và thổ nhưỡng.
C. toàn bộ động vật và vi sinh vật.
D. toàn bộ thực vật và vi sinh vật
Câu 19. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới lạnh?
A. Thảo nguyên.
B. Đài nguyên.
C. Rừng lá rộng.
D. Rừng lá kim.
Câu 20. Phát biểu nào sau đây không đúng với mối quan hệ giữa động vật và thực vật?
A. Ở nơi nào động vật phong phú thì thực vật không được phát triển.
B. Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt cùng sống một môi trường.
C. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn.
D. Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh quyển?
A. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.
B. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.
C. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.
D. Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí.
Câu 22. Độ cao ảnh hưởng tới sự phân bố vành đai thực vật thông qua
A. nhiệt độ và độ ẩm.
B. độ ẩm và lượng mưa.
C. lượng mưa và gió.
D. độ ẩm và khí áp.
Câu 23. Ảnh hưởng tích cực của con người đối với sự phân bố sinh vật không phải là
A. Giảm diện tích rừng tự nhiện, mất nơi ở động vật.
B. thay đổi phạm vi phân bố của nhiều loại cây trồng.
C. đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác.
D. trồng rừng, mở rộng diện tích rừng ở toàn thế giới.
Câu 24. Nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật là
A. độ ẩm.
B. nơi sống.
C. thức ăn.
D. nhiệt độ.
Câu 25. Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa
A. xuống hết tầng đá trầm tích.
B. xuống hết tầng đá gra-nit.
C. xuống hết lớp vỏ phong hoá.
D. ranh giới vỏ Trái Đất và Manti.
Câu 26. Một thành phần lớp vỏ địa lí biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần địa lí khác. Đó là biểu hiện của quy luật nào sau đây?
A. Quy luật địa đới.
B. Quy luật phi địa đới.
C. Quy luật thống nhất.
D. Quy luật nhịp điệu.
Câu 27. Đặc điểm nào sau đây không phải của lớp vỏ địa lí?
A. Gồm 5 lớp vỏ bộ phận xâm nhập, tác động lẫn nhau.
B. Thành phần vật chất tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí.
C. Chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên và xã hội.
D. Chiều dày 30-35km trừng với giới hạn của sinh quyển.
Câu 28. Quy luật nào sau đây đồng thời do cả nội lực và ngoại lực tạo nên?
A. Địa đới.
B. Địa ô.
C. Đai cao
D. Thống nhất và hoàn chỉnh.
Câu 29. Các quy luật nào sau đây chủ yếu do nội lực tạo nên?
A. Địa đới, địa ô .
B. Địa ô, đai cao.
C. Đai cao, tuần hoàn.
D. Thống nhất, địa đới.
Câu 30. Quy luật địa ô là sự thay đổi có tính quy luật của các đối tượng địa lí theo
A. vĩ độ.
B. độ cao.
C. kinh độ.
D. các mùa.
Câu 31. Các đới khí hậu trên Trái Đất từ Xích đạo về cực theo thứ tự nào sau đây?
A. Xích đạo, nhiệt đới, ôn đới, cực.
B. Cận nhiệt, cận xích đạo, cận cực.
C. Nhiệt đới, cận xích đạo, cận cực.
D. Nhiệt đới, xích đạo, ôn đới, cực.
Câu 32. Nhận định nào dưới đây là tác động tiêu cực của con người tới các thành phần tự nhiên?
A. Trồng rừng ngập mặn ven biển.
B. Con người chặt rừng bừa bãi.
C. Phát triển nông - lâm kết hợp.
D. Bón phân hợp lí, cày xới đất.
Câu 33. Các đới gió trên Trái Đất từ Xích đạo về cực theo thứ tự nào sau đây?
A. Gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.
B. Gió Đông cực, gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới.
C. Gió Mậu dịch, gió Đông cực, gió Tây ôn đới.
D. Gió Tây ôn đới, gió Đông cực, gió Mậu dịch.
Câu 34. Loại gió nào dưới đây không biểu hiện cho quy luật địa đới?
A. Gió đông cực.
B. Gió mùa.
C. Gió tây ôn đới.
D. Gió mậu dịch.
Câu 35. Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố theo độ cao của
A. thực và động vật.
B. đất và thực vật.
C. đất và vi sinh vật.
D. động vật và đất.
Câu 36. Dân số thế giới năm 2020 là khoảng
A. khoảng 6 tỉ người.
B. khoảng 7 tỉ người.
C. trên 7,5 tỉ người.
D. trên 8,5 tỉ người.
Câu 37. Về mặt xã hội, dân số có tác động rõ rệt đến
A. tăng trưởng kinh tế.
B. thu hút nguồn đầu tư.
C. thu nhập và mức sống.
D. tiêu dùng và tích luỹ.
Câu 38. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là
A. hiệu số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
B. tổng số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
C. hiệu số giữa người xuất cư, nhập cư.
D. tổng số giữa người xuất cư, nhập cư.
Câu 39. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là
A. gia tăng cơ học trên thế giới.
B. động lực phát triển dân số.
C. số dân ở cừng thời điểm đó.
D. gia tăng dân số có kế hoạch.
Câu 40. Tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm được gọi là
A. gia tăng cơ học.
B. tỉ suất tử thô.
C. gia tăng tự nhiên.
D. tỉ suất sinh thô.
--- HẾT ---
ĐÁP ÁN
1.A |
2.D |
3.D |
4.A |
5.A |
6.A |
7.B |
8.B |
9.C |
10.D |
11.C |
12.C |
13.D |
14.A |
15.A |
16.D |
17.D |
18.A |
19.B |
20.A |
21.C |
22.A |
23.A |
24.C |
25.C |
26.C |
27.C |
28.D |
29.B |
30.C |
31.A |
32.B |
33.A |
34.B |
35.B |
36.C |
37.C |
38.A |
39.B |
40.D |