Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Aticef 500

Chủ nhật - 27/07/2014 10:27
Thuốc kháng sinh
CÔNG THỨC:
Cefadroxil ................................................................................ 500 mg
Tá dược vừa đủ ........................................................................... 1 viên
(Magnesi stearat, sodium starch glycolat, aerosil, talc).
 
DẠNG BÀO CHẾ: Viên nang.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Hộp 2 vỉ x 7 viên.
 
DƯỢC LỰC HỌC:
Aticef với hoạt chất chính Cefadroxil, là kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 1. Cơ chế tác động của Aticef: ngăn cản sự phát triển và phân chia của vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.
Phổ kháng khuẩn của Aticef: Aticef có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều loại vi khuẩn Gram dương như: cácStaphylococcus (sinh và không sinh penicilinase), các Streptococcus huyết giải, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes. Các vi khuẩn Gram âm nhạy cảm bao gồm: Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Haemophylus influenzae, Proteus mirabilis, Salmonella và một số Shigella.
 
DƯỢC ĐỘNG HỌC:
Cefadroxil bền vững trong môi trường acid dạ dày và được hấp thu tốt ở đường tiêu hoá không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Khoảng 20% Cefadroxil gắn kết với protein huyết tương. Thời gian bán thải trong huyết tương khoảng 1,5 giờ ở người chức năng thận bình thường; thời gian này kéo dài trong khoảng từ 14 đến 20 giờ ở người suy thận. Cefadroxil ngay sau khi hấp thu, phân bố rộng khắp các mô và dịch cơ thể. Cefadroxil đi qua nhau thai và bài tiết trong sữa mẹ.
Cefadroxil không bị chuyển hóa. Hơn 90% liều sử dụng thải trừ trong nước tiểu ở dạng không đổi trong vòng 24 giờ qua lọc cầu thận và bài tiết ở ống thận. Cefadroxil được đào thải nhiều qua thẩm tách thận nhân tạo.
 
CHỈ ĐỊNH:
Điều trị các trường hợp:
* Nhiễm khuẩn đường hô hấp:
- Viêm amidan, viêm họng, viêm tai giữa, viêm mũi - xoang,   viêm thanh quản.
- Viêm phế quản - phổi, viêm phổi thùy, viêm phế quản cấp và mạn tính, áp xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm màng phổi.
* Nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục: viêm thận - bể thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, nhiễm khuẩn phụ khoa.
* Nhiễm khuẩn da và mô mềm: nhọt, viêm quầng, viêm hạch bạch huyết, áp xe, viêm mô tế bào, loét do nằm lâu, viêm vú.
* Các nhiễm khuẩn khác: viêm cơ xương, viêm xương tủy, viêm xương khớp nhiễm khuẩn, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn trong sản khoa.
 
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Mẫn cảm với các kháng sinh nhóm cephalosporin.
 
THẬN TRỌNG:
- Bệnh nhân có tiền sử nhạy cảm với penicilin.
- Người bị suy thận (hệ số thanh thải creatinin ≤ 50 ml/ phút).
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
 
TƯƠNG TÁC THUỐC:
- Cholestyramin làm chậm sự hấp thu của Cefadroxil.
- Probenecid làm giảm bài tiết Cefadroxil.
- Dùng đồng thời Cefadroxil với Furosemid, Aminoglycosid làm tăng độc tính trên thận.
 
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:
Biểu hiện dị ứng: nổi mề đay, phát ban, ngứa ở da.
Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Hiếm gặp: Viêm kết tràng giả mạc.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
 
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ: Các triệu chứng quá liều cấp tính: Phần lớn chỉ gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Có thể xảy ra quá mẫn thần kinh cơ và co giật, đặc biệt ở người bệnh suy thận.
Xử trí quá liều cần cân nhắc đến khả năng dùng quá liều của nhiều loại thuốc, sự tương tác thuốc và dược động học bất thường ở người bệnh.
Thẩm tách thận nhân tạo có thể có tác dụng giúp loại bỏ thuốc khỏi máu nhưng thường không được chỉ định. Bảo vệ đường hô hấp của người bệnh, thông khí hỗ trợ và truyền dịch. Chủ yếu là điều trị hỗ trợ hoặc giải quyết triệu chứng sau khi rửa, tẩy dạ dày ruột.
 
LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG: Uống thuốc trước hoặc trong bữa ăn.
Người lớn và trẻ trên 40 kg:
2 - 4 viên/ ngày, chia làm 2 lần/ ngày.
Nhiễm trùng hô hấp và xương khớp nhẹ đến trung bình:
1 viên x 2 lần/ ngày. Trường hợp nặng: 2 viên x 2 lần/ ngày.
Nhiễm khuẩn da và mô mềm: 2 viên x 1 lần/ ngày.
Trẻ em trên 6 tuổi: 1 viên x 2 lần/ ngày.
Người suy thận: Cần chỉnh liều trong các trường hợp suy thận có độ thanh thải creatinin ≤ 50ml/ phút.
Liều khởi đầu: 1 - 2 viên.
Những liều tiếp theo có thể điều chỉnh như sau:
- Độ thanh thải creatinin 0 - 10 ml/ phút:
Liều 1 - 2 viên, cách mỗi 36 giờ.
- Độ thanh thải creatinin 11 - 25 ml/ phút:
Liều 1 - 2 viên

Dược Hậu Giang

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây